Chuyên gia đề xuất quy trình sản xuất điện mặt trời công nghiệp

6

Tại phiên hội thảo của triển lãm The Future Energy Show Vietnam 2023 diễn ra vào ngày 12/7, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam cần xây dựng quy trình về thực hiện điện mặt trời công nghiệp một cách khoa học và trình tự.

Các chuyên gia đánh giá cao sản lượng điện mặt trời tại Việt Nam trong 10 năm tới

Ở hội thảo này các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là một quốc gia có ngành năng lượng tái tạo rất lớn, tuy nhiên việc thu hút đầu tư vẫn còn hạn chế do nhiều quy định, ngoài ra việc xây dựng, phát triển chưa theo lộ trình dẫn đến việc phân bố chưa đều, ảnh hưởng đến cung cầu.

Theo ông Lưu Minh Tiến – Chuyên gia SEV thì Việt Nam cần xây dựng quy trình thực hiện điện mặt trời công nghiệp theo lộ trình và từng bước rõ ràng, không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào. Nếu thực hiện đúng thì ngành năng lượng điện mặt trời ở Việt Nam sẽ bước sang một trang mới. Ông Lưu Minh Tiến cũng chỉ ra 3 giai đoạn cần thiết để xây dựng điện mặt trời công nghiệp:

Giai đoạn phát triển dự án:

  • Bổ sung dự án trong quy hoạch điện lực tỉnh
  • Chính phủ, tỉnh xem xét cấp phép đầu tư hay không? Tuy vào từng dự án, quy mô mà cấp phép
  • Thẩm định và duyệt thiết kế bởi một đơn vị có chuyên môn: Cần có một bên thứ ba tham gia thẩm định dự án, nếu đảm bảo các yếu tố kỹ thuật mới được thông qua.
  • Thỏa thuận đấu nối với EVN
  • Thỏa thuận scada
  • Thẩm duyệt hồ sơ PCCC
  • Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường
  • Cấp phép xây dựng dự án

Giai đoạn đầu tư dự án:

  • Thiết kế kỹ thuật thi công
  • Mua sắm vật tư, thiết bị
  • Thi công, lắp ráp
  • Thí nghiệm, vận hành chạy thử và nghiệm thu
  • Nghiệm thu với cơ quan quản lý nhà nước
  • Vận hành thương mại chính thức

Giai đoạn vận hành dự án:

  • Vận hành, khai thác
  • Bảo trì, bảo dưỡng
  • Sửa chữa, thay thế
  • Phối hợp điều độ vùng (nếu có yêu cầu)
Ông Lưu Minh Tiến – Chuyên gia SEV trình bày tại buổi hội thảo

Nếu đảm bảo được 3 quy trình xây dựng điện mặt trời công nghiệp theo tiêu chuẩn dự kiến trên thì việc phát triển bền vững điện mặt trời không còn quá khó với chủ đầu tư. Lợi thế của Việt Nam là có lượng nắng khá lớn trong năm, kèm với đó là quy hoạch khu công nghiệp khu chế xuất lớn, đủ điều kiện để xây dựng điện mặt trời công nghiệp.

Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 361 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích quy hoạch 114.000 ha, diện tích giao đất và đưa vào sử dụng là 90.800 ha. Theo chính sách quy hoạch mới thì tới năm 2030 Việt Nam dự kiến tăng thêm 115.00 ha đất giành cho khu công nghiệp với khoảng 558 khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hữu Vũ (Theo terrapinn.com)