QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1416

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

QCVN 07:20xx/BXD

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

National Technical Regulation Technical Infrastructure

BẢN DỰ THẢO 8

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ  NỘI – 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

QCVN 07-1: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC 5
QCVN 07-2: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC 20
QCVN 07-3: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH HÀO VÀ TUY NEN KỸ THUẬT 33
QCVN 07-4: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 45
QCVN 07-5: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN 68
QCVN 07-6: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH CẤP XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT 74
QCVN 07-7: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH CHIẾU SÁNG 85
QCVN 07-8: 20xx/BXD CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG 99
QCVN 07-9: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN                                             VÀ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 105
QCVN 07-10: 20xx/BXD: CÔNG TRÌNH NGHĨA TRANG 117

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lời nói đầu

QCVN 07:20xx/BXD do Hội Môi trường xây dựng Việt Nam xây dựng trên cơ sở soát xét QCVN 07:2016/BXD,  Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số: ……./20xx/TT-BXD ngày ….. tháng … năm… 20xx của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Quy chuẩn này thay thế QCVN 07:2016/BXD ban hành kèm theo Thông tư số
01/2016/TT-BXD, ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình cấp nước

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Water Supply

 

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

  • Quy chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước bên ngoài nhà.
  • Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho:
  • Các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất;
  • Các nhà máy xử lý nước cấp từ công trình thu nước tới trạm bơm nước sạch;
  • Mạng lưới đường ống và trạm bơm tăng áp, các công trình phụ trợ trên mạng lưới.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn k thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt;

QCVN 08-MT 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

QCVN 09-MT 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hệ thống cấp nước

Tập hợp các công trình thu nước, trạm bơm, trạm xử lý, bể chứa, mạng lưới đường ống để cung cấp nước có chất lượng, số lượng và áp lực bảo đảm tới các đối tượng dùng nước.

1.4.2

Công trình thu nước

Công trình tiếp nhận nước từ nguồn nước vào bể thu hoặc giếng thu để bơm nước đến trạm xử lý. Trường hợp độ dao động mực nước lớn cho phép sử dụng công trình thu nước dạng nổi hoặc dạng ray trượt.

1.4.3

Trạm bơm nước thô

Công trình đưa nước từ công trình thu nước tới trạm xử lý nước

1.4.4

Trạm xử lý nước/ nhà máy nước

Tập hợp của các công trình để làm sạch nước đạt yêu cầu chất lượng nước theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

1.4.5

Bể chứa nước sạch

Công trình dự trữ nước sau xử lý, điều hòa giữa chế độ chảy đến và chế độ bơm nước đi, dự trữ lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý/ Nhà máy nước và nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy và dự trữ lượng nước chữa cháy cho thành phố.

1.4.6

Trạm bơm nước sạch

Công trình đưa nước sạch từ bể chứa tới mạng lưới cấp nước.

1.4.7

Mạng lưới cấp nước

Mạng lưới đường ống dẫn nước sạch từ trạm bơm nước sạch đến nơi tiêu thụ bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan.

Đường ống dẫn nước thô là đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước thô đến trạm xử lý nước.

1.4.8

Mạng lưới cấp nước vòng

Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ hai hướng, các đường ống tạo thành một vòng kín.

1.4.9

Mạng lưới cấp nước cụt

Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ một hướng, các đường ống tạo thành hình nhánh (cành cây).

1.4.10

Mạng cấp I

Các đường ống  có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước.).

1.4.11

Mạng cấp II

Hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nướcvà tới các khách hàng có nhu cầu sử dụng nước lớn (khu công nghiệp.

1.4.12

Mạng cấp III (mạng dịch vụ)

Hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.

1.4.13

DMA (District Meter Area) Đồng hồ tiểu khu

Tiểu vùng cấp nước nơi có thể theo dõi lượng nước đầu vào và lượng nước tiêu thụ.

1.4.14

DMZ (District Meter Zone) – Đồng hồ vùng

Vùng cấp nước gồm nhiều tiểu vùng DMA.

1.4.15

Van giảm áp

Van để giảm áp lực cho phần mạng lưới ở phía sau van khi áp lực trước van từ 30 m cột nước trở lên.

1.4.16

Van chống va

Van lắp đặt trên đường ống đẩy của trạm bơm và trên mạng lưới tại nơi có áp lực có khả năng gây nên hiện tượng nước va để giảm áp lực trên đường ống đẩy khi xảy ra hiện tượng nước va.

1.4.17

Hệ thống GIS (Geological information system)

Hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi, quản lý tài sản, giám sát, quản lý mạng lưới cấp nước.

1.4.18

Hệ thống SCADA (SCADA system)

Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu, phục vụ việc theo dõi, giám sát, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước từ xa.

 

1.4.19

Đài nước

Công trình điều hòa lưu lượng và áp lực trên mạng lưới giữa trạm bơm nước sạch và nơi tiêu dùng, ngoài ra còn dự trữ lượng nước chữa cháy theo tính toán khi máy bơm chữa cháy chưa làm việc hoặc dự trữ nước để rửa bể lọc.

1.4.20

Trạm bơm tăng áp

Trạm bơm có chức năng đảm bảo lưu lượng và áp lực cho phần mạng lưới phía sau theo quy định khi mạng lưới có dạng kéo dài hoặc nơi có độ cao địa hình thay đổi để giảm áp lực (H>=10 m) cho trạm bơm chính.

1.4.21

Bơm tăng áp trực tiếp từ đường ống

Máy bơm đặt ngay trong đường ống để tăng áp lực cho phần mạng lưới phía sau mà không cần bể chứa trước nó.

1.4.22

Công trình thu nước dạng tia

Công trình thu nước ngầm mạch nông bằng các ống khoan lỗ hoặc đường hầm ngang để thu nước đến giếng tập trung nước.

1.4.23

Thiết bị biến tần

Thiết bị thay đổi tần số để điều khiển sự thay đổi số vòng quay của máy bơm theo lưu lượng và áp lực yêu cầu.

1.4.24

Lắng Lamen

Thiết bị lắng bao gồm các tấm chắn hoặc cụm ống với các dạng hình họckhác nhau, được sử dụng để nâng cao đặc tính lắng của bể lắng.

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Quy định chung

  • Hệ thống cấp nước phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành cấp nước; đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn nước an toàn và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
  • Kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước phải đảm bảo yêu cầu bền vững, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình dưới tác động của điều kiện tự nhiên, các tác động của môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành. Hoá chất, vật liệu, thiết bị trong xử lý, vận chuyển và dự trữ nước sinh hoạt không được ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khoẻ của con người.

2.1.3  Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch phục vụ cho mục đích sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT. Trường hợp địa phương có tiêu chuẩn riêng thì cho phép áp dụng tiêu chuẩn địa phương.

2.1.4   Công suất của hệ thống cấp nước phải tính cho ngày có nhu cầu dùng nước lớn nhất trong năm, nước dùng cho sinh hoạt có tính tới hệ số dùng nước không điều hòa ngày, nước tưới đường, tưới cây, nước cho các công trình công cộng, cho công nghiệp, lượng nước thất thoát và lượng nước dùng cho bản thân nhà máy nước/trạm cấp nước. Cần xác định công suất cho thời điểm thiết kế và dự kiến phát triển cho ít nhất là 5 năm sau.

2.2  Nguồn nước và công trình khai thác nước thô

2.2.1 Chất lượng nước thô phải đáp ứng theo yêu cầu của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT về chất lượng nước mặt và QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm. Các loại nguồn nước khác như nước nhiễm mặn, nước lợ, tái sử dụng nước thải cho công nghiệp và tưới cây, rửa đường không áp dụng các quy chuẩn này. Trong trường hợp khu vực chỉ có 1 nguồn nước không đạt yêu cầu cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT và QCVN 09-MT:2015/BTNMT, cho phép sử dụng nguồn nước đó và phải có biện pháp xử lý để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT.

  • Nguồn nước phải có điều kiện bảo đảm vệ sinh và tổ chức vùng bảo vệ vệ sinh, bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và các nguy cơ ô nhiễm khác và theo Nghị định số 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. .
  • Nguồn nước phải bảo đảm an ninh an toàn nguồn nước về mặt lưu lượng,có khả năng đáp ứng đủ lượng nước yêu cầu cho các giai đoạn quy hoạch sử dụng nước, đảm bảo lưu lượng khai thác không vượt quá 10% lưu lượng nhỏ nhất của sông tại thời điểm bất lợi nhất về mùa kiệt.Tỷ lệ đảm bảo lưu lượng của nguồn nước tối thiểu phải đạt 85% đối với hệ thống cấp nước cho phép gián đoạn thời gian ngắn và giảm yêu cầu cấp nước. Với nguồn nước suối, cần phải xây đập chắn nước hoặc hồ để chứa nước, dung tích của hồ chứa đủ để cấp cho nhu cầu dùng nước cho cả mùa khô.
  • Công trình khai thác nước mặt
  • Công trình khai thác nước mặt phải bảo đảm:

– Đủ công suất thiết kế. Khi phân đợt xây dựng, công trình khai thác phải xây dựng toàn bộ ngay từ đầu.

– Công trình làm việc an toàn, ổn định, bền lâu; không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của nguồn cấp nước và giao thông đường thủy.

– Phải tính đến mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn ở khu vực ven biển, việc hạ thấp mực nước do khô hạn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

2) Vị trí công trình khai thác nước mặt, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Phải đặt ở thượng lưu của dòng chảy so với khu vực dùng nước theo quy hoạch phát triển đô thị. Trong trường hợp không xác định được hướng dòng chảy hoặc hướng dòng chảy thay đổi theo thời gian thì chọn vị trí công trình thu ở vị trí thích hợp để đảm bảo điều kiện kỹ thuật và kinh tế.

– Phải đặt ở nơi có điều kiện địa chất công trình tốt và tránh được ảnh hưởng của các hiện tượng thuỷ văn khác, có bờ và lòng sông ổn định, ít bị xói lở bồi đắp và thay đổi dòng nước, có đủ độ sâu cần thiết khi ở mực nước thấp nhất, đảm bảo công trình ổn định lâu dài.

– Không  được phép đặt công trình thu ở hạ lưu gần nhà máy thuỷ điện, trong khu vực ngay dưới cửa sông.

3) Khi xây dựng công trình khai thác nước phải tính đến khả năng súc xả, thuận tiện nạo vét bùn cặn, vớt rác.

4) Cửa thu nước:

– Cửa thu nước: phải đảm bảo sao cho khi thu nước không tạo xoáy trên mặt nước; Khoảng cách tối thiểu giữa mực nước thấp nhất đến đỉnh của cửa thu hoặc ống thu là 0,5 m; tính toán với chu kỳ lặp 50 năm.

– Không được xây dựng cửa thu nước trong tuyến chạy của các phương tiện giao thông đường thủy, trong tuyến di chuyển của cát và phù sa đáy sông hoặc khu vực có rong tảo phát triển;

2.2.5  Giếng khoan khai thác nước dưới đất

1) Giếng khoan khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các quy định về kỹ thuật: Ổn định về lưu lượng, chất lượng nước và độ hạ mực nước trong quá trình khai thác và phải tuân theo các quy định pháp luật về khai thác nước ngầm.

2) Giếng khoan phải cách xa các công trình kiến trúc ít nhất 25 m, đảm bảo không gây ô nhiễm cho nguồn nước.

3) Số lượng giếng công tác được xác định phụ thuộc vào lưu lượng khai thác, khả năng cung cấp của tầng chứa nước và độ hạ thấp mực nước cho phép. Số lượng giếng dự phòng được xác định phụ thuộc vào số lượng giếng công tác và mức độ an toàn cấp nước,

4) Chèn giếng

Khoảng trống giữa các ống vách, giữa ống vách và thành lỗ khoan phải được chèn kỹ tránh xâm nhập của nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước.

4) Trám lấp giếng: Khi giếng không sử dụng phải trám lấp giếng bằng bê tông hoặc đất sét lèn chặt.

2.2.6 Trong trường hợp điều kiện địa chất thích hợp cho phép khai thác nước bằng công trình thu nước dạng tia bằng ống lọc có khe chôn ngầm trong lòng đất.

2.3. Trạm bơm

2.3.1 Yêu cầu chung

1) Trạm bơm phải được thiết kế theo tính chất riêng của từng loại trạm bơm; phải tính đến việc cải tạo, mở rộng theo quy hoạch.

2) Kích thước trạm bơm phải đảm bảo bố trí được các máy bơm công tác, máy bơm dự phòng, máy bơm rửa bể lọc, máy gió rửa lọc, các thiết bị điều khiển, đường ống và thiết bị nâng và khoảng không gian thao tác lắp đặt, sửa chữa.

3) Trong gian máy của trạm bơm không cho phép đặt máy bơm dung dịch độc hại và có mùi hôi, ngoại trừ trường hợp dùng máy bơm cấp dung dịch tạo bọt để chữa cháy.

4) Phần chìm dưới mặt đất của trạm bơm phải được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Nếu tường nằm dưới mực nước ngầm phải phủ một lớp vật liệu chống thấm ở sàn đáy, mặt trong và mặt ngoài tường của trạm bơm.

5) Bố trí ống hút của trạm bơm

Ống hút của máy bơm phải có độ dốc cao dần về phía máy bơm, không được phép có các điểm gây tụ khí trong bất kỳ điểm nào của ống hút.

6) Bố trí ống đẩy của trạm bơm

Mỗi trạm bơm ít nhất có 2 ống đẩy chung trong đó 1 ống có thể đặt chờ đấu nối cho giai đoạn sau. Cho phép bố trí một ống đẩy đối với trạm có công suất nhỏ hơn 10 000 m3/ngày hoặc trong hệ thống có nhiều trạm bơm cùng cấp nước vào mạng lưới.

7) Trong gian máy phải bố trí thiết bị nâng. Loại thiết bị nâng được chọn theo trọng lượng tổ máy bơm lớn nhất đặt trong trạm bơm.

  • Trạm bơm giếng khoan
  • Diện tích mặt bằng của trạm bơm giếng khoan tối thiểu là 12 m2;
  • Mái nhà trạm phải có cửa rút ống;
  • Các trạm bơm giếng xây dựng ở vùng ngập lụt phải xây dựng có cao độ sàn gian máy cao hơn độ cao mực nước cao nhất tối thiểu 0,5 m.
  • Miệng giếng phải cao hơn sàn ít nhất là 0,3 m.
  • Phải có giếng khoan có lắp đặt máy bơm với chức năng giếng dự trữ, giếng dự trữ phải được làm việc luân phiên cùng với tổ hợp của nhóm giếng.
    • Trạm bơm nước thô

1) Thiết kế trạm bơm nước thô phải theo chế độ làm việc điều hòa của trạm xử lý nước/nhà máy nước.

2) Trạm bơm nước thô cấp nước thô về trạm xử lý, gồm máy bơm nước sinh hoạt và các bơm dự phòng, Khicông trình thu và trạm bơm xây dựng kết hợp có phân đợt xây dựng thì phần xây dựng công trình thu và nhà trạm phải được xây dựng cho cả hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn.

  • Trạm bơm nước sạch

1) Trạm bơm phải đảm bảo công trình vận hành an toàn, ổn định với các trường hợp thiết kế; thuận lợi trong quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa, có sàn bố trí các thiết bị phục vụ công tác quản lý; có hệ thống thông gió và chiếu sáng; có giải pháp vận chuyển máy móc, thiết bị; có rãnh thu nước, hố tập trung nước và lắp đặt máy bơm để tiêu nước rò rỉ.

2) Trong trạm bơm nước sạch bố trí bơm nước sinh hoạt, sản xuất, bơm nước chữa cháy và được phép bố trí máy bơm rửa lọc và máy gió rửa lọc;

3) Mỗi nhóm bơm phải có bơm dự phòng. Khi bơm chữa cháy và bơm nước sinh hoạt cùng loại thì bơm dự phòng được chọn chung cho cả hai nhóm bơm;

4) Lưu lượng của máy bơm sinh hoạt phải đảm bảo cung cấp nước cho khu vực thiết kế cho giờ dùng nước lớn nhất. Lưu lượng của máy bơm chữa cháy phải cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt và chữa cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất.

5) Áp lực của máy bơm phải đảm bảo áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất của mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất và khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất là 10 m.

6) Các trạm bơm nước sạch của các trạm cấp nước/nhà máy nước có công suất từ 10.000 m3/ngđ trở lên cần phải lắp đặt thiết bị biến tần. Việc điều khiển thiết bị biến tần phải được tự động hoá theo áp lực thực tế trên mạng lưới, lưu lượng nước bơm vào mạng lưới và mực nước trong bể chứa.

2.4   Trạm xử lý nước cấp

  • Trạm xử lý nước cấp

1) Mỗi loại công trình đơn vị tối thiểu có 2 đơn nguyên nhằm đảm bảo điều kiện làm việc điều hòa suốt ngày đêm với khả năng có thể ngừng từng công trình của trạm để thau rửa, sửa chữa. Đối với trạm có công suất dưới 3 000 m3/ngđ  được phép ngừng làm việc một số giờ để thau rửa, sửa chữa thì cho phép xây dựng 1 đơn nguyên;

2) Trạm xử lý nước cấp có công suất từ 2000 m3/ngđ trở lên phải xử lý nước xả cặn bể lắng, rửa bể lọc hoặc xả vào hồ lắng nước rửa lọc với điều kiện phải tuân thủ các yêu cầu tại QCVN 40:2011/BTNMT và các yêu cầu Bảo vệ môi trường khác.

  • Dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp
  • Dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt và nước dưới đất phải được lựa chọn căn cứ vào thành phần tính chất của nước thô, quy mô công suất của trạm cấp nước, yêu cầu chất lượng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các mục đích khác theo quy định, đảm bảo yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.
  • Các điều kiện bắt buộc:
  • Khi phân đợt xây dựng, ngăn tiếp nhận và phân phối nước phải tính cho toàn bộ giai đoạn thiết kế;
    • Ngăn tiếp nhận, ngăn tách khí

Ngăn tiếp nhận và phân phối nước thô phải đảm bảo cho giai đoạn làm việc hết công suất theo dự án được phê duyệt.

Phải bố trí ngăn tách khí khi sử dụng bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng, bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng và bể lọc tiếp xúc.

  • Bể phản ứng – tạo bông cặn
  • Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước bằng hóa chất keo tụ phải bố trí bể trộn, bể phản ứng.Trường hợp bắt buộc phải dùng ống dẫn nước từ bể phản ứng sang bể lắng thì vận tốc nước trong ống không được vượt quá 0,3 m/s.
    • Bể lắng
  • Bể lắng sơ bộ/ hồ lắng sơ bộ

Phải xây dựng bể lắng sơ bộ/ hồ lắng sơ bộ trong trường hợp nước có hàm lượng cặn lớn nhất lớn hơn 1.000 mg/l. Trong trường hợp điều kiện diện tích đất cho phép, xây dựng hồ sơ lắng có khả năng dự trữ nước lớn phục vụ cấp nước an toàn khi nguồn nước có sự cố hoặc hạn hán, cho phép áp dụng khi hàm lượng cặn lớn nhất nhỏ hơn 1.000 mg/l. Thời gian lưu nước tối thiểu là 1 ngày, khi điều kiện đất đai cho phép tính thời gian lưu nước lớn hơn để phục vụ cấp nước an toàn khi nguồn nước có sự cố, phải thiết kế hệ thống xả bùn cặn cho bể lắng sơ bộ và biện pháp nạo vét bùn cho hồ lắng sơ bộ.

  • Bể lắng
  • Trong công nghệ xử lý nước dưới đất, khi tổng hàm lượng cặn sau khi làm thoáng lớn hơn 20 mg/l phải tính toán bể lắng tiếp xúc có chức năng lắng cặn. Bể lắng tiếp xúc phải tính toán với thời gian nước lưu lại trong bể tối thiểu là 90 phút khi không dùng chất keo tụ. Khi pH và độ kiềm của nước nguồn cao và có giải pháp trợ lắng hiệu quả hoặc khi dùng bể lắng Lamen thì cho phép thời gian lưu nước tối thiểu là 60 phút.
  • Bể tuyển nổi áp lực.
  • Sử dụng bể tuyển nổi áp lực thay cho bể lắng trong trường hợp hàm lượng căn lơ lửng trong nước nguồn nhỏ, cặn có dạng mịn, nước hồ có độ mầu cao, nguồn nước có tảovà ở những trường hợp, điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép.
  • Phải thiết kế hệ thống thu chất nối trên bề mặt sao cho khi hệ thống này làm việc không ảnh hưởng đến chất lượng nước đưa sang bể lọc.
    • Bể lọc
  • Bể lọc nhanh trọng lực
  • Bể lọc nhanh trọng lực phải được tính toán theo 2 chế độ làm việc, chế độ làm việc bình thường và chế độ làm việc tăng cường. Trong các trạm xử lý có số lượng bể lọc đến 20 phải dự tính ngừng 1 bể lọc để sửa chữa, khi số lượng bể lớn hơn 20 phải dự tính ngừng 2 bể để sửa chữa đồng thời;
  • Phải thiết kế hệ thống rửa cát lọc của bể, thông số thiết kế hệ thống rửa phù hợp đảm bảo rửa sạch đều cát tại mọi vị trí của bể, tránh hao hụt cát khi rửa;
  • Kích thước ống dẫn hoặc máng của bể lọc phải tính theo chế độ làm việc tăng cường.
  • Bể lọc AQUAZUR- AQUAZUR-V
  • Cho phép sử dụng bể lọc AQUAZUR V một phía khi công suất của trạm cấp nước/ nhà máy nước tới 10.000 m3/ngđ và bể AQUAZUR-V hai phía khi công suất từ 10.000 m3/ngđ trở lên.
  • Chiều rộng của mỗi ngăn lọc không được vượt quá 3,0 m. chiều rộng ngăn lọc của bể AQUAZUR-V 2 phía không được vượt quá 6,0 m tính từ 2 phía của máng trung tâm thu nước rửa bể lọc.
  • Bể lọc chậm
  • Bể lọc chậm dùng để xử lý nước mặt có hàm lượng cặn tới 50 mg/l và không dùng chất keo tụ. Khi hàm lượng cặn của nước nguồn lớn hơn 50 mg/l phải sơ lắng hoặc lọc sơ bộ để nước đầu vảo bể lọc chậm có hàm lượng cặn nhỏ hơn 50 mg/l.
  • Số bể lọc chậm phải lấy không ít hơn 2, bề rộng mỗi ngăn của bể không được quá 3 m, bề dài không quá 30 m.
  • Bể lọc sơ bộ

Bể lọc sơ bộ được dùng để làm trong sơ bộ nước không sử dụng chất phản ứng hoặc lọc sơ bộ trước khi lọc lần thứ 2 của dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp.

  • Bể lọc tiếp xúc.

–   Khi hàm lượng cặn lớn nhất trong nước nguồn nhỏ hơn 150 mg/l, độ màu nhỏ hơn 150 độ Coban, độ kiềm của nước lớn hơn 2 mg đương lượng/l cho phép áp dụng công nghệ lọc tiếp xúc.

  • Bể lọc tiếp xúc được sử dụng làm sạch nước theo sơ đồ một bậc hoặc hai bậc. Hệ thống phân phối nước lọc và nước rửa lọc phải là hệ thống phân phối trở lực lớn đặt trong lớp sỏi đỡ. Trong sơ đồ dây chuyền công nghệ có sử dụng sữa vôi thì không được dùng bể lọc tiếp xúc;
  • Khi làm sạch nước cho nhu cầu sinh hoạt, mặt thoáng của bể lọc tiếp xúc phải có hệ thống che đậy để bảo vệ chất lượng nước đã lọc.
  • Bể lọc vật liệu lọc nổi

Vật liệu lọc phải có độ bền vững và không ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý. Dung tích vật liệu lọc nổi không được vượt quá 65% dung tích bể tính từ cao độ lưới chặn trên và chặn dưới. Mặt trên của bể phải có hệ thống che đậy để bảo vệ chất lượng nước đã lọc.

  • Bể lọc áp lực

Vật liệu làm bể phải chịu được áp lực. Phải trang bị hệ thống rửa vật liệu lọc trong bể và các thiết bị đo áp lực, van an toàn cho bể.

  • Bể lọc 2 lớp vật liệu lọc
  • Vật liệu lọc lớp trên của bể lọc 2 lớp phải là antraxit hoặc vật liệu tương đương có kích thước phù hợp, chiều dày nhỏ nhất của lớp vật liệu lọc antraxit hoặc vật liệu tương đương không được nhỏ hơn 300 mm.
  • Biện pháp và cường độ rửa lọc phải đảm bảo không làm trôi lớp antraxit khi rửa.

9) Bể lọc tự rửa

  • Bể lọc tự rửa cho phép dùng cho các trạm xử lý có công suất tới 5000 m3/ngđ.

10) Lọc màng

  • Cho phép sử dụng công nghệ lọc màng để xử lý nước mặt, nước ngầm, nước lợ, làm ngọt nước biển, lọc nước tinh khiết.
  • Phải có biện pháp tiền xử lý nước nguồn trước khi lọc màng để giảm tải, kéo dài thời gian làm việc cho các màng lọc, phải sử dụng các loại màng lọc có kích thước nhỏ dần trước khi lọc thẩm thấu ngược (RO).
    • Loại bỏ sắt và mang gan trong nước
  • Phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình pilot để lựa chọn phương pháp loại bỏ sắt, loại bỏ mang gan phù hợp và được thực hiện tại nguồn nước cấp là nước ngầm và nước mặt với các trạm cấp nước/ nhà máy nước có công suất từ 30.000 m3/ngđ trở lên.
  • Cho phép sử dụng các loại vật liệu tiếp xúc trong bể lọc loại bỏ mangan với điều kiện vật liệu tiếp xúc không gây hại cho sức khỏe con người và được các cơ quan kiểm định cho phép. Có thể dùng hóa chất để xử lý loại bỏ mangan trong nước.
  • Loại bỏ sắt bằng phương pháp làm thoáng đơn giản và lọc.

Khi hàm lượng sắt tổng cộng trong nước nhỏ hơn 5 mg/l, hàm lượng Fe2+ chiếm tỷ lệ từ 80% trở lên, nguồn nước không bị nhiễm NH4+, pH >7,và các điều kiện khác cho phép, cho phép áp dụng công nghệ làm thoáng đơn giản và lọc bằng hệ thống phân phối nước trên mặt bể lọc hoặc các máng tràn trước khi vào bể lọc.

  • Làm thoáng bằng dàn mưa

Cho phép dùng dàn mưa trong công nghệ loại bỏ sắt và mangan bằng phương pháp làm thoáng trong điều kiện không có công trình che khuất, cản trở luồng gió,

  • Làm thoáng bằng thùng quạt gió

– Thiết kế thùng quạt gió phải tính toán chiều dầy lớp vật liệu tiếp xúc, không được phép dùng các vật liệu tiếp xúc gây tắc thùng quạt gió, phải thiết kế hệ thống rửa lớp vật liệu tiếp xúc.

– Phải tính toán chọn quạt gió có lưu lượng phù hợp, để hạn chế việc tạo thành cặn Fe(OH)3 ngay trong thùng quạt gió.

  • Loại bỏ Asen trong nước

– Các vật liệu lọc, vật liệu tiếp xúc dùng trong công nghệ xử lý Asen không được chứa các thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các vật liệu tiếp xúc phải được cơ quan kiểm định cho phép.

– Vật liệu lọc, vật liệu hấp phụ Asen sau khi thải bỏ phải được quản lý, xử lý như chất thải nguy hại.

  • Xử lý bùn cặn
  • Bùn cặn của trạm xử lý nước phải được thu gom, làm khô, tái sử dụng hoặc chuyên chở tới các khu xử lý chất thải để xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo qui định, không được phép xả bùn cặn trực tiếp ra môi trường xung quanh khi không được cơ quan quản lý môi trường cho phép. Xử lý bùn cặn của quá trình xử lý nước phải đáp ứng yêu cầu của QCVN 50:2013/BTNMT.
  • Phải lựa chọn công nghệ xử lý bùn cặn đơn giản, đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý có thể tái sử dụng đưa vào công trình đầu tiên của dây chuyền xử lý chính của trạm xử lý/ nhà máy nước.
    • Bể chứa nước sạch
  • Dung tích của bể chứa nước sạch trong trạm xử lý/ nhà máy nước phải đủ để điều hòa lưu lượng giữa lượng nước chảy vào bể và chế độ làm việc của trạm bơm nước sạch, lượng nước chữa cháy trong 3 giờ của khu vực đô thị mà bể phục vụ, lượng nước cho bản thân trạm cấp nước/ nhà máy nước. Trường hợp sử dụng nguồn nước hồ để chữa cháy thì không tính nước dự trữ chữa cháy cho bể chứa nước sạch.
  • Trong bể chứa phải có các vách ngăn để tạo dòng nước chảy vòng với thời gian lưu nước phải lớn hơn 30 phút, đủ thời gian tiếp xúc cần thiết cho việc khử trùng (trừ bể chứa của khu đô thị nếu không bổ sung Clo vào bể).
  • Bể chứa làm bằng các loại vật liệu không được chứa các thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được các cơ quan kiểm định vật liệu cho phép.

 

 

  • Khử trùng nước
  • Hoá chất được lựa chọn để khử trùng phải đảm bảo hiệu quả khử trùng cao, các sản phẩm phụ từ khử trùng không vượt quá nồng độ quy định trong QCVN 01-1:2018/BYT và các quy định khác có liên quan và an toàn cho sức khỏe con người, kể cả công nhân vận hành và người sử dụng nước;
  • Cho phép khử trùng nước bằng ôzon và tia cực tím (UV) cho các nhà máy nước/ trạm cấp nước. Thiết bị tạo ozon và tia cực tím phải đảm bảo an toàn cho người vận hành và các thiết bị điện khác.
  • Trong nhà chứa hóa chất phải trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống thông gió, thiết bị báo lượng clo rò rỉ, hệ thống tự động hấp thụ clo bằng hóa chất khi có sự cố để đảm bảo an toàn cho người vận hành, cho toàn thể nhân viên trong trạm và dân cư xung quanh.
    • Các điều kiện khác
  • Diện tích đất xây dựng trạm xử lý/nhà máy nước phải đảm bảo đủ để nâng công suất trong giai đoạn phát triển đô thị tối thiểu là 10 năm.
  • Đường nội bộ trong trạm xử lý phải có chiều rộng tối thiểu là 3,5 m, đủ sức chịu tải cho xe chở thiết bị nặng nhất trong trạm và phải có chỗ quay xe;
  • Nguồn điện cấp cho trạm xử lý phải là nguồn điện ưu tiên, trong nhà máy phải trang bị máy phát điện dự phòng cho trạm xử lý /nhà máy nước có bậc tin cậy bậc I. Công suất của máy phát điện dự phòng phải đủ cho các công trình sản xuất chính nhà máy hoạt động.

2.5   Mạng lưới cấp nước

  • Đường ống truyền dẫn
  • Đường ống truyền dẫn nước thô từ công trình thu đến nhà máy nước và đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước đến điểm đầu của mạng lưới phân phối phải thiết kế 2 đường ống và có các đường ống nối, phải đảm bảo khi có 1 đoạn ống trong hệ thống bị hư hỏng vẫn cấp được 70% lưu lượng tính toán.
  • Vật liệu làm đường ống truyền dẫn phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, chịu áp lực và tác động cơ học, không bị phá hủy trong mọi điều kiện làm việc.
  • Phải có mốc đánh dấu vị trí tuyến ống và hành lang an toàn để tránh làm hư hỏng ống khi thi công mở rộng đường hoặc các công trình xây dựng khác.
    • Đường ống cấp nước
  • Mạng lưới đường ống cấp nước của đô thị loại III trở lên phải chia thành 3 cấp. Nghiêm cấm việc đấu nối từ đường ống của đối tượng dùng nước với đường ống của mạng cấp I hoặc cấp II. Cho phép khách hàng sử dụng nước lớn đấu nối với mạng cấp II.
  • Mạng lưới đường ống cấp nước phải là mạng lưới vòng. Mạng lưới cụt chỉ được phép áp dụng trong các trường hợp:
  • Cơ sở sản xuất được phép ngừng để sửa chữa;
  • Mạng lưới cấp nước cho đô thị loại V hoặc các điểm dân cư khi số dân dưới 3000 người;
  • Theo phân đợt xây dựng trước khi đặt hoàn chỉnh mạng lưới vòng theo quy hoạch.
  • Đường kính tối thiểu của mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp với chữa cháy ngoài nhà trong các khu đô thị phải là 100 mm.
  • Trên mạng lưới cấp nước phải có các trụ cấp nước chữa cháy. Trụ cấp nước chữa cháy phải đấu nối vớiđường ống có đường kính 100 mm trở lên. Khoảng cách giữa các trụ cấp nước chữa cháy ở khu vực trung tâm thành phố, khu trung tâm thương mại, khu xây dựng mật độ cao, khu công nghiệp là 150 m, các khu vực còn lại là 300 m.
  • Vật liệu ống phải chịu được áp lực và tác động cơ học do xe trọng tải lớn chạy trên đường, lớp tráng trong phải đảm bảo độ bền về cơ học, hóa học và không ảnh hưởng đến chất lượng nước, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được cơ quan y tế cho phép. Trường hợp đặt ống trong vùng đất hoặc nước có tính ăn mòn thì phải có biện pháp chống ăn mòn cho ống.
  • Trên đường ống tự chảy có áp phải đặt các thiết bị hấp thụ năng lượng hay thiết bị bảo vệ khác để đường ống làm việc trong giới hạn áp lực cho phép.
  • Đối với đường ống dẫn tự chảy không áp phải xây dựng các giếng thăm. Nếu địa hình quá dốc phải xây dựng các giếng chuyển bậc để giảm tốc độ dòng nước.

Độ sâu đặt ống dưới đất phải được xác định theo tải trọng trên đỉnh ống, độ bền của ống, ảnh hưởng của nhiệt độ xung quanh và các điều kiện khác nhưng không nhỏ hơn 0,7 m tính từ mặt đất đến đỉnh ống đối với đường kính ống nhỏ hơn hoặc bằng 300 mm, không nhỏ hơn 1m đối với đường kính ống lớn hơn 300 mm.

CHÚ THÍCH: Độ sâu đặt ống tối thiểu cho phép giảm 0,3 m so với quy định trên khi đặt ống trên vỉa hè, hoặc có các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đường ống.

9) Sau khi lắp đặt từng phần của mạng lưới, phải thử áp lực để kiểm tra độ kín của ống và các bộ phận nối, áp lực thử bằng 1,5 lần áp lực làm việc của đường ống.

  • Các thiết bị phục vụ kiểm soát, đảm bảo cấp nước an toàn.
  • Phải thiết kế, lắp đặt van xả/thu khí tại các điểm cao của mạng lưới cấp nước.
  • Phải thiết kế, lắp đặt van xả cặn tại các điểm thấp nhất, trên từng phần của mạng lưới.
  • Phải tính toán nước va, khi cần thiết phải lắp đặt van chống nước va trong trạm bơm và mạng lưới cấp nước.
  • Phải lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng nước tại trạm xử lý/nhà máy nước và độ đục, Clo dư trên đường ống truyền tải, phân phối nước Khi công suất từ 10.000 m3/ngđ trở lên
    • Phân vùng tách mạng
  • Mạng lưới cấp nước của đô thị loại III trở lên phải phân vùng tách mạng nhằm giảm thất thoát nước, phải lắp đặt các loại đồng hồ vùng (District Meter Zone-DMZ), và đồng hồ tiểu khu (District Meter Area DMA)
  • Mỗi tiểu vùng cấp nước phục vụ không quá 5000 khách hàng dùng nước, đối với đô thị loại đặc biệt và loại 1 cho phép phục vụ tới 8000 khách hàng, mỗi vùng cấp nước gồm 3 tiểu vùng trở lên.
    • Đường ống qua sông, đường cao tốc, đường tàu hỏa
  • Đường ống ngầm qua sông (Điu ke):
  • Số lượng ống qua đáy sông phải không nhỏ hơn 2; Vật liệu làm ống ngầm qua sông phải có tính đàn hồi, chịu áp lực và tác động cơ học
  • Độ sâu từ đáy sông đến đỉnh ống phải xác định theo điều kiện sói lở của lòng sông và trọng tải lớn nhất của tàu qua lại trên sông khi thả neo không gây hư hỏng ống qua sông. Vật liệu lấp ống phải là sỏi, đá dăm có kích thước 20 mm đến 40 mm chiều sâu lấp ống tối thiểu là 0,5 m, phải có neo cố định chống đẩy nổi đường ống.
  • Phải có giếng kiểm tra hai bên bờ sông và biển báo hiệu cho tàu thuyền qua lại trên sông.

2) Đường ống qua đường cao tốc, đường tàu hỏa:

Đường ống qua đường cao tốc, đường tàu hỏa phải được đặt trong ống lồng, ở hai đầu ống qua đường phải có giếng kiểm tra, van chặn và mối nối co giãn.

  • Thử áp lực, thau rửa, tẩy trùng đường ống
  • Đường ống lắp đặt xong phải được thử áp lực theo tiêu chuẩn kỹ thuật.Trước khi đưa mạng lưới vào sử dụng phải thau rửa mạng lưới bằng nước sạch;
  • Sau khi thau rửa mạng lưới phải tẩy trùng mạng lưới, sau khi tẩy trùng phải rửa sạch đường ống bằng nước sạch cho tới khi lượng clo dư trong nước không vượt quá 1,0 mg/l.
    • Đồng hồ đo nước
  • Trên các đường ống dẫn nước vào nơi tiêu thụ phải đặt đồng hồ đo nước; Phải có van chặn trước đồng hồ, việc đóng mở van chỉ do đơn vị quản lý mạng lưới thực hiện.
  • Đồng hồ đo nước phải đặt tại trạm bơm nước sạch, tại điểm kết nối giữa các trạm cấp nước, đầu các ống mạng cấp II, cấp III;
  • Các khách hàng sử dụng nước phải có đồng hồ đo nước. Đường kính đồng hồ cho hộ gia đình không được lớn hơn 15 mm, cấp chính xác tối thiểu là cấp B, trường hợp biệt thự có bể bơi, cho phép sử dụng đồng hồ D20; Các khách hang sử dụng lượng nước lớn phải chọn đồng hồ theo tính toán.

2.6  Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình cấp nước phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế. Khi hết thời hạn sử dụng công trình và hạng mục công trình cấp nước, phải tiến hành sửa chữa lớn nhằm duy trì chức năng sử dụng của chúng.

Thời gian ngừng cấp nước để sửa chữa đường ống, bảo dưỡng, thay thế thiết bị không quá 36 giờ trong một năm (trừ trường hợp sự cố vỡ ống truyền tải).

Thời gian ngừng cấp nước để thau rửa đường ống từng khu vực của mạng lưới không quá 8 giờ.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

  • Hệ thống cấp nước của đô thị loại III trở lên cần phải áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành mạng lưới cấp nước như: Hệ thống tin địa lý (Geological information system – GIS), Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA System), quản lý hóa đơn thu tiền nước (WATER BILLING).

3.2  Quy chuẩn này là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

3.3  Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành QCVN 07-1:20xx/BXD dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình cấp nước phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.4  Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành QCVN 07-1:20xx đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-1:2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành QCVN 07-1:20xx chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành các công trình cấp nước được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

4.  TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1  Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình cấp nước phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2  Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  • Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-1:20xx/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn QCVN 07-1:20xx/BXD trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình cấp nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.3 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

 Công trình thoát nước,xử lý nước thải

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Sewerage and Drainage, Wastewater Treatment  Engineering

 

1.    QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình thoát nước, xử lý nước thải đối với đô thị, khu công nghiệp, nông thôn.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

QCXDVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;

QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh;

QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;

QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế;

QCVN 29:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu.

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Nước thải

Nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường

Nước thải sinh hoạt

Nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người, bao gồm: ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

Nước thải công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại nước thải khác

Nước thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề hoặc các hoạt động sản xuất khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản,….

Nước thải đô thị, khu dân cư tập trung

Bao gồm nhiều loại nước thải từ nhiều nguồn khác nhau, có hoặc không có nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị, khu dân cư tập trung có xả thải vào hệ thống thu gom để đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của đô thị, khu dân cư tập trung.

1.4.5

Lưu vực thoát nước

Một khu vực nhất định mà nước mưa hoặc nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước chuyển tải về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả vào nguồn tiếp nhận.

1.4.6

Hệ thống thoát nước

Gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa…), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải.

1.4.7

Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.

1.4.8

Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn

Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.

1.4.9

Hệ thống thoát nước mưa

Bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và vận chuyển, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.

Hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao, cống gom, giếng tràn nước mưa để tách nước thải.

1.4.10

Hệ thống thoát nước thải

Bao gồm mạng lưới cống, giếng tràn tách nước để thu gom nước mưa đợt đầu, đường ống thu gom và vận chuyển nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả,… và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.

1.4.11

Cống bao

Tuyến cống vận chuyển nước thải từ các giếng tràn tách nước để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và vận chuyển đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.

1.4.12

Côntrình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung (viết tắt là công trình thu gom, thoát nước thải)

Bao gồm hộp đấu nối, cống cấp 3, cống cấp 2, cống cấp 1, trạm bơm thoát nước, giếng tách nước thải, giếng thăm, cửa xả,… và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải và xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để xả vào nguồn tiếp nhận.

  1. Cống thoát nước của hộ thoát nước là hệ thống đường ống, cống, rãnh hoặc kênh mương thoát nước được xây dựng trong phạm vi đất của hộ thoát nước nhằm thu gom nước thải, nước mưa và chuyển tải đến điểm đấu nối.
  2. Cống cấp 1 là tuyến cống chính thu gom dẫn nước thải từ các lưu vực thoát nước đến nhà máy xử lý nước thải.
  3. Cống cấp 2 là cống vận chuyển nước thải cho khu vực, tiểu lưu vực thoát nước đến cống cấp 1.
  4. Cống cấp 3 là cống thu gom nước thải từ các hộ thoát nước đến cống cấp 2 hoặc cống cấp 1.
  5. Cống gom là tuyến cống cấp 1, cấp 2 của hệ thống thoát nước chung để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần cố định nước mưa hòa trộn với nước thảikhi có mưa và chuyển tải đến trạm bơm về nhà máy xử lý nước thải.
  6. Giếng tràn nước mưa (hoặc giếng tách nước thải) là công trình bố trí trên hệ thống thoát nước chung đểtách nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, đồng thời tràn hỗn hợp nước mưa và nước thải ra nguồn tiếp nhận khi mưa với cường độ lớn.

1.4.13

Nguồn tiếp nhận nước thải

Các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.

1.4.14

Ngun nước

Nơi tập trung thường xuyên hay tạm thời nước thiên nhiên trên mặt đất hay trong các lớp đất đá có chế độ dòng chảy. Với nghĩa để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, được phân biệt là nước mưa, nước mặt, nước ngầm hay nước dưới đất.

1.4.15

Hồ điều hòa

Các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp nhận nước mưa và điều nước mưa cho hệ thống thoát nước.

1.4.16

Nước thải quy ước sạch

Nước đã tuân thủ yêu cầu về chất lượng, đáp ứng quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường, không phải xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Ví dụ, nước làm mát trong hệ thống trao đổi nhiệt, chỉ nóng lên nhưng vẫn nằm trong quy định về nhiệt độ và không bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất bẩn.

1.4.17

Tái sử dụng nước thải

Nước thải sau khi xử lý tới một mức độ nhất định, phù hợp để sử dụng cho những mục đích khác nhau.

1.4.18

Bùn thải

Bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và vận chuyển, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thăm, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải.

1.4.19

Đấu nối hệ thống thoát nước

  1. Đấu nối hệ thống thoát nước là kết nối cống thoát nước từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước
  2. Hộp đấu nối là thiết bị hoặc là giếng kiểm tra, giếng thăm được xây dựng tại điểm đấu nối để kết nối ống nước thải, nước mưa của hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước, được bố trí để thực hiện việc đấu nối và phục vụ bảo trì, sửa chữa, thổi rửa, nạo vét.

1.4.20

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí

Quá trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện có ôxy.

1.4.21

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí hay kỵ khí

Quá trình phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện không có ôxy.

1.4.22

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện thiếu khí

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện nồng độ ôxy hòa tan trong nước dưới 0,5 mg/l.

1.4.23

Thoát nước nhờ trọng lực

Thoát nước tự chảy.

1.4.24

Thoát nước cưỡng bức hay có áp

Dạng vận chuyển nước thải bằng máy bơm trong đường ống có áp

1.4.25

Trạm/nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung và tập hợp các công trình tiếp nhận, xử lý nước thải.

Có nhiệm vụ xử lý nước thải của một lưu vực, một số lưu vực hay toàn bộ nước thải của đô thị đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

1.4.26

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Được thực hiện trong các công trình hoặc thiết bị như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng cát, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc,… để loại bỏ các tạp chất thô kích thước lớn hay các chất rắn không tan ra khỏi nước thải.

1.4.27

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học/sinh hóa

Quá trình công nghệ xử lý nước thải dựa vào khả năng của các vi sinh vật phân hủy các chất bẩn hay chất ô nhiễm.

1.4.28 

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Quá trình công nghệ xử lý nước thải bằng hóa chất. Các chất bẩn sẽ phản ứng với hóa chất và tạo thành chất kết tủa dễ lắng hoặc tạo thành chất hòa tan nhưng không độc hại hay tạo thành khí dễ bay hơi và tách khỏ nước. Đại diện cho phương pháp hóa học là  phương pháp keo tụ, kết tủa, trung hòa, ôxy hóa, khử hóa học.

1.4.29

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Quá trình xử lý nước thải, trong đó sử dụng các tác nhân hóa lý như: tuyển nổi, hấp phụ, hấp thụ, trích ly hay cốc chiết, chưng bay hơi để chất ô nhiễm bay đi cùng hơi nước,…

1.4.30

Xử lý nước thải tại chỗ

Xử lý tại nơi phát sinh nước thải trong hộ gia đình hay chung cư cao tầng hoặc cơ quan, công sở,…. Bể tự hoại hay các cụm xử lý nước thải hợp khối trong chung cư cao tầng, trong khuôn viên cơ quan, công sở. Cùng với khái niệm xử lý nước thải tại chỗ, còn dùng thuật ngữ xử lý nước thải phân tán.

 

 

 

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    • Yêu cầu chung
      • Đầu tư xây dựng các công trình thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước thải đô thị (nếu có) theo từng lưu vực thoát nước.

Đối với các khu đô thị hoặc đô thị mới, cần áp dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

2.1.2   Đường ống, giếng thăm và các công trình phụ trợ trên mạng lưới thoát nước phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

– Có cấu trúc chắc chắn, bền vững dưới tác động của nước thải và môi trường xung quanh;

– Có khả năng vận chuyển nước thải, nước mưa một cách bình thường với tổn thất thủy lực nhỏ nhất;

– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu rò rỉ nước từ trong ống ra ngoài môi trường và xâm nhập nước ngầm vào trong ống;

– Vật liệu để chế tạo ống và xây dựng giếng thăm và các công trình phụ trợ trên mạng lưới thoát nước phải có tính bền vững, chống chịu môi trường xung quanh.

– Được làm bằng bê tông, nhựa PVC, uPVC, HDPE, hoặc các vật liệu chống/chịu nước khác như ống gang tráng PU ( Polyurethane). Cần có các biện pháp giảm thiểu rò rỉ và xâm nhập nước ngầm.

– Được làm bằng thép không gỉ hoặc các vật liệu chống ăn mòn khác và có các biện pháp chống ăn mòn trong những môi trường nơi các công trình có thể bị ăn mòn do dòng chảy nước thải.

– Có thể vận chuyển nước thải một cách bình thường với tổn thất thủy lực nhỏ nhất.

2.1.3  Các đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp cần dành quỹ đất để xây dựng các hồ điều hòa nước mưa, hạn chế ngập lụt theo tính chất lưu vực, khu vực và dòng chảy thủy lực, kể cả trong trường hợp vị trí của hồ điều hòa nằm ở khu vực nông thôn, ngoài đô thị, ngoài khu công nghiệp,…. nhưng có vai trò tham gia điều hòa cho đô thị hay khu công nghiệp.

  • – Hệ thống thoát nước chung có điều tiết bằng hồ điều hòa, nước mưa khi xả vào hồ điều hòa phải qua giếng tràn nước mưa. Việc trữ nước và điều tiết mực nước của hồ điều hòa phải bảo đảm nhiệm vụ điều tiết nước mưa.

– Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa diện tích hồ điều hòa trên tổng diện tích đô thị, khu dân cư tập trung với chiều sâu hồ phù hợp hợp để hạn chế úng ngập. Cần kiểm tra, thu thập số liệu khí trượng thủy văn, xác định lưu lượng tính toán với chu kỳ tràn cống và đảm bảo tuân thu quy định về hồ điều hòa theo QCXDVN 01:2021/BXD.

– Đối với những trận mưa với cường độ và lưu lượng vượt quá giá trị tính toán với chu kỳ tràn cống đã lựa chọn, cần có giải pháp phù hợp để hạn chế, giảm thiểu úng ngập, hướng tới mô hình thoát nước bền vững.

2.1.4   Phải bố trí hộp đấu nối nước thải từ các hộ thoát nước với mạng lưới thoát nước bên ngoài đường phố.

 

  • Mạng lưới thoát nước

2.2.1 Xác định lưu lượng nước mưa, nước thải được quy định theo QCXDVN 01:2021/BXD.

2.2.2   Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước mưa, cống thoát nước chung của đơn vị ở phải là 300 mm, ngoài đường phố là 400 mm. Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước thải trong khu nhà ở là 150mm, ngoài đường phố là 200 mm.

2.2.3   Vận tốc dòng chảy

– Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong mạng lưới thoát nước cần đảm bảo vận tốc tự rửa trôi để tránh lắng cặn.

– Vận tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải trong cống bằng kim loại và chất dẻo HDPE, PPR không quá 8 m/s, trong cống phi kim loại khác không quá 4 m/s.

– Vận tốc dòng chảy của nước thải trong ống xi phông/ống luồn không được nhỏ hơn 1 m/s; vận tốc dòng chảy của nước thải trong đoạn cống nối với ống xi phông không được lớn hơn vận tốc chảy trong  ống xi phông.

– Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong ống áp lực dẫn bùn (cặn bùn tươi, cặn bùn đã phân huỷ, bùn hoạt tính,..) đã được nén cần đảm bảo vận tốc tự rửa trôi để tránh lắng cặn.

– Vận tốc dòng chảy lớn nhất trong mạng lưới thoát nước mưa hay thoát nước chung trong cống bằng kim loại không vượt quá 10 m/s, trong cống phi kim loại không vượt quá 7 m/s.

– Vận tốc dòng chảy lớn nhất trong mương dẫn nước mưa và nước thải sản xuất quy ước sạch được phép xả vào nguồn tiếp nhận, cần đảm bảo tránh phá vỡ và xói lở bờ mương dẫn, tùy thuộc loại vật liệu hay kiểu gia cố mương dẫn.

2.2.4   Độ dốc nhỏ nhất

– Độ dốc nhỏ nhất của cống imin phải chọn trên cơ sở đảm bảo vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đã quy định cho từng loại cống và kích thước của cống.

– Đối với các đoạn cống đầu khi lưu lượng trong cống nhỏ, vận tốc không đảm bảo như giá trị quy định, để giảm độ sâu chôn cống toàn tuyến, cho phép giảm độ dốc của cống thoát nước ban đầu.

– Độ dốc tối thiểu của rãnh thoát nước mưa bên đường không nhỏ hơn 0,003.

2.2.5   Độ đầy của ống thoát nước thải cần đảm bảo không gian tối thiểu để thoát khí và dự phòng khi lưu lượng nước thải vượt ngưỡng thiết kế.

2.2.6   Độ sâu chôn ống nhỏ nhất (tính đến đỉnh ống) không nhỏ hơn quy định sau:

– Khu vực không có xe cơ giới qua lại: 0,3 m.

– Khu vực có xe cơ giới qua lại: 0,7 m đối với tất cả các loạị đường kính ống tính từ cao độ mặt đường. Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,5 m phải có biện pháp bảo vệ ống.

2.2.7   Khi đường ống và công trình thoát nước đi qua khu vực nền đất yếu phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo đường ống và công trình ổn định, không bị lún và biến dạng.

2.2.8   Mối nối ống cống kiểu miệng bát, nối bằng gioăng cao su và cống hai đầu trơn nối bằng đai và chỉ sử dụng với các tuyến cống có đường kính nhỏ d≤ 300 mm. Nối ống/cống nhựa PVC, uPVC, HDPE bằng nhiều phương pháp theo hướng dẫn của các nhà sản xuất.

  • Giếng thu nước mưa

– Phải bố trí giếng thu nước mưa trên đường phố, quảng trưởng nhằm đảm bảo thu hết nước mưa. Chu kỳ lặp trận mưa tính toán được quy định trong QCXDVN 01:2021/BXD.

– Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống không lớn hơn 40 m. Đường kính tối thiểu của đoạn ống nối phải xác định theo diện tích thu nước mưa tính toán trong đơn vị ở nhưng không được dưới 300 mm.

– Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn với chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 0,3 m và cửa thu phải có song chắn rác.

– Đối với hệ thống thoát nước chung trong các đơn vị ở, giếng thu phải có cấu tạo ngăn mùi và phải đảm bảo không cản trở dòng chảy và kín khít không cho mùi phát tán.

– Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt đáy ống nhỏ hơn hoặc bằng 0,5m, đường kính ống dưới 1.500 mm và tốc độ dòng chảy không quá 4m/s, cho phép nối ống bằng giếng thăm. Khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc.

2.2.10   Giếng thăm

  • Trong mạng lưới thoát nước thải, giếng thăm cần đặt ở những chỗ:

– Nối các tuyến cống.

– Đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc thay đổi đường kính.

– Khoảng cách giữa các giếng thăm trên các đoạn cống đặt thẳng cần đảm bảo thuận lợi khi vận hành, tùy thuộc kích thước ống cống và biện pháp thi công.

– Trong các giếng thăm có đấu nối với cống đường kính từ 700 mm trở lên cho phép làm sàn công tác ở một phía của máng. Sàn cách tường đối diện không nhỏ hơn 1000 mm. Trong các giếng thăm có cống đường kính từ 2.000 mm trở lên cho phép đặt sàn công tác trên dầm công xôn; khi đó kích thước phần hở của máng không được nhỏ hơn 2.000 x 2.000 mm.

  • Kích thước trên mặt bằng của giếng thăm quy định như sau:

– Cống có đường kính nhỏ hơn hay bằng 800 mm, kích thước bên trong giếng thăm hình tròn D = 1.000 mm hoặc vuông 1.000 x 1.000 mm.

– Cống có đường kính D lớn hơn 800 mm, kích thước giếng thăm có chiều dài bằng 1.200 mm và chiều rộng bên trong bằng D+500 mm.

– Miệng giếng hình tròn, đường kính trong nhỏ nhất là 600 mm, kích thước hình vuông hay chữ nhật chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt, cụ thể.

– Đối với giếng có sàn công tác, chiều cao phần công tác của giếng (tính từ sàn công tác tới dàn đỡ cổ giếng) không nhỏ hơn 1,8 m.

  • Cần có thang lên xuống giếng thăm để bảo trì.
  • Trong những khu vực xây dựng đã hoàn thiện, nắp giếng đặt bằng cao độ mặt đường. Trong khu vực trồng cây, nắp giếng cao hơn mặt đất tối thiểu 100 mm, còn trong khu vực không xây dựng là 200 mm.
  • Giếng thăm trong hệ thống thoát nước mưa có cấu tạo tương tự như đối với nước thải nhưng riêng phần đáy giếng cần có hố thu cặn. Tuỳ theo mức độ hoàn thiện của các khu vực được thoát nước mà chiều sâu hố thu cặn lấy từ 0,3 – 0,5 m. Phải chống thấm cho thành và đáy giếng. Nếu giếng xây gạch thì lớp chống thấm phải cao hơn mực nước ngầm 0,5 m.
  • Cần có biện pháp chống thấm cho thành và đáy giếng phù hợp. Nếu giếng xây gạch thì lớp chống thấm phải cao hơn mực nước ngầm 0,5 m.
  • Nắp giếng thăm và giếng chuyển bậc phải bằng vật liệu và kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng tiêu chuẩn tương ứng với đường hoặc vỉa hè.
  • Trong các giếng thăm có đấu nối với cống đường kính từ 700 mm trở lên cho phép làn sàn công tác ở một phía của máng. Sàn cách tường đối diện không nhỏ hơn 1000 mm. Trong các giếng thăm có cống đường kính từ 2.000 mm trở lên cho phép đặt sàn công tác trên dầm công xôn; Khi đó kích thước phần hở của máng không được nhỏ hơn 2.000 x 2.000 mm; Bố trí sàn thao tác với trường hợp đường kính cống (hoặc khẩu độ cống) ≥ 1.500 mm hoặc chiều sâu hố ≥ 2 m.
  • Trong những khu vực xây dựng đã hoàn thiện, nắp giếng đặt bằng cao độ mặt đường. Trong khu vực trồng cây, nắp giếng cao hơn mặt đất tối thiểu 50 mm, còn trong khu vực không xây dựng là 200 mm.
  • Phải chống thấm cho thành và đáy giếng. Nếu giếng xây gạch thì lớp chống thấm phải cao hơn mực nước ngầm 0,5 m.
  • Nắp giếng thăm và giếng chuyển bậc phải bằng vật liệu và kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng tiêu chuẩn tương ứng với đường hoặc vỉa hè.

2.2.11  Giếng chuyển bậc và các giếng khác

Giếng chuyển bậc, giếng thu nước mưa, giếng tẩy rửa, giếng kiểm tra, cửa xả nước thải, cửa xả nước mưa và giếng tràn nước mưa phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.

  • Ống luồn (Diu ke)

Về nguyên tắc, không đặt ống luồn. Trong trường hợp cần thiết, như khi ống thoát nước đi qua sông có chiều sâu lớn mới phải đặt ống luồn kiểu xi phông:

– Ít nhất phải lắp đặt hai ống luồn để bảo trì khi một đường ống bị tắc.

– Ông nằm ngang phải có độ dốc theo hướng dòng chảy phía dưới.

– Vận tốc dòng chảy của đoạn ống nằm ngang phải lớn hơn 20-30 % so với ống thượng nguồn để ngăn chặn sự lắng đọng cặn.

– Phía trước và phía sau các đường ống này phải đặt giếng thăm. Giếng trước ống luồn phải có hố lắng cát.

  • Cống/Cửa xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa
    • Cống/Cửa xả nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận

Vị trí cống/cửa xả nước thải cần được lựa chọn phù hợp để nước thải hòa trộn với nước nguồn tiếp nhận và không gây xói lở bờ, không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, các công trình xung quanh và hoạt động giao thông trên thủy vực.

Kết cấu cống/cửa xả nước thải cần đảm bảo việc xáo trộn nước thải đã làm sạch với nước sông hồ có hiệu quả nhất. Miệng xả phải xét đến tác động của tầu bè đi lại, điều kiện địa chất, thủy văn của sông hồ.

  • Khi xả nước thải đã xử lý vào hồ chứa nước, miệng xả phải ngập sâu dưới mực nước thấp nhất của hồ không dưới 0,2 m.

2.2.13.3   Cống/Cửa xả nước mưa có thể áp dụng các kiểu:

  1. Khi không gia cố bờ – kiểu mương hở.
  2. Khi gia cố bờ – kiểu miệng xả ống kín.

CHÚ THÍCH: Khi mức nước trong nguồn tiếp nhận cao hơn mức nước trong cống, tại các miệng xả phải lắp đặt van cửa chống chảy ngược.

2.2.13.4  Giếng tràn tách nước mưa (CSO) của hệ thống thoát nước chung phải có đập tràn để ngăn nước thải. Kích thước và cấu tạo đập tràn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả vào nguồn, các mức nước trong cống và nguồn tiếp nhận.

  • Thoát khí cho mạng lưới thoát nước

Phải đảm bảo có giải pháp thoát khí cho mạng lưới thoát nước thải.

  • Trạm bơm, bể chứa nước thải sinh hoạt, sản xuất

– Theo mức độ tin cậy, vị trí, chức năng, các trạm bơm nước thải, trạm bơm bùn và trạm cấp khí cần  được phân biệt, phân cấp và số hóa.

– Trên tuyến ống dẫn nước thải vào trạm bơm phải có van chặn.

– Số lượng đường ống áp lực đối với trạm bơm loại I không nhỏ hơn 2 và phải đảm bảo khi có sự cố một đường ống ngừng làm việc thì ống dẫn còn lại phải đảm bảo tải 100% lưu lượng tính toán. Khi đó phải xét đến việc sử dụng máy bơm dự phòng.

– Đối với trạm bơm thuộc độ tin cậy loại II và loại III cho phép chỉ có một đường ống áp lực. Mỗi máy bơm cần có một ống hút riêng.

– Trong các trạm bơm bùn cặn cần phải có biện pháp rửa ống hút và ống đẩy.

– Trong ngăn thu nước thải phải có song chắn rác. Phải có biện pháp chống lắng cặn trong ngăn thu chứa nước của trạm bơm.

– Kết cấu ngăn thu nước thải phải bảo đảm không để nước thải ngấm vào đất; phải có các biện pháp chống ăn mòn công trình và thiết bị.

– Phải có biện pháp thông gió và đảm bảo an toàn cho người vận hành bể chứa, trạm bơm.

– Đối với máy bơm công suất lớn, cần xem xét khả năng cần thiết phải bố trí thiết bị nâng hạ khi lắp đặt máy bơm.

  • Trạm cấp khí

– Trong các nhà của trạm cấp khí phải đặt các thiết bị lọc không khí, các máy bơm để bơm nước kỹ thuật và xả cạn bể aerôten, máy bơm bùn hoạt tính, các thiết bị điều khiển tập trung, các thiết bị phân phối, máy biến áp, các phòng sinh hoạt và các thiết bị phụ trợ khác.

– Trạm cấp khí phải có giải pháp chống cháy nổ.

2.2.17  Mọi điều khoản về thiết kế, thi công cống ngầm thoát nước đặt sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải đến nhà máy xử lý nước thải khi sử dụng phương pháp khoan kích ngầm, cần tuân thủ quy định riêng.

2.2.18  Đối với mọi loại đô thị (nhất là loại đặc biệt và loại một trực thuộc Trung ương), phải đảm bảo thời gian ngập úng không quá 120 phút với chiều cao lớp nước ngập không quá 30 cm.

2.3 Công trình xử lý nước thải

2.3.1  Trạm/nhà máy xử lý nước thải phải có thiết bị thu gom và khử mùi hoặc phải có các giải pháp ngăn ngừa mùi, khí thải phát tán ra môi trường xung quanh, tuân thủ QCVN 05:2013/BTNMT.

2.3.2   Các công trình đơn vị trong trạm/nhà máy xử lý nước thải:

  • Song chắn rác cần được lắp đặt ở mọi trạm xử lý nước thải với công suất bất kỳ.
  • Bể lắng cát để loại bỏ gạch vỡ, cát sỏi, thủy tinh khỏi nước thải cần được lắp đặt ở mọi trạm xử lý nước thải.
  • Thiết bị thu dầu mỡ phải được bố trí khi nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100 mg/l.
  • Bể điều hòa dùng để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Thể tích bể xác định theo biểu đồ lưu lượng và biểu đồ dao động nồng độ chất bẩn trong nước thải.
  • Các công trình xử lý nước thải trên đất: cánh đồng lọc, bãi lọc ngầm trồng cây được phép đặt ở những nơi có đủ điều kiện địa chất thủy văn (cấu trúc hạt, cao độ đáy công trình phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0,5-1,0 m,…), đáp ứng những yêu cầu vệ sinh của địa phương.

Việc xây dựng, vận hành bãi lọc cát sỏi và hào lọc phải tuân thủ các quy định có liên quan.

  • Các công trình xử lý sinh học nước thải sinh trưởng, phát triển dính bám trên giá thể/vật liệu như bể lọc sinh học, hoặc sinh trưởng lơ lửng trong môi trường nước/công nghệ bùn hoạt tính như bể aeroten/CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa,… được sử dụng để xử lý sinh học nước thải bậc hai, bậc ba là những công trình chính trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.
  • Xây dựng và vận hành các công trình xử lý sinh học nước thải cần căn cứ vào các yếu tố thành phần và tính chất cũng như công suất nước thải (nhu cầu ôxy cần cho quá trình sinh hoá BOD5, mức độ sử dụng không khí);
  • Hàm lượng các chất độc hại trong nước thải phải nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép để đảm bảo sự hoạt động bình thường của vi sinh vật – tác nhân chủ đạo để phân huỷ các chất bẩn trong nước thải.
  • Bể nén bùn phải được bố trí trong các trạm/nhà máy xử lý nước thải có các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính (trong công nghệ CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa,…).
  • Tùy thuộc mục tiêu tái sử dụng nước sau xử lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật đảm bảo, cho phép sử dụng công nghệ sinh học kết hợp lọc màng (Membrane Bioreactor-MBR). Bể MBR, (xử lý sinh học hiếu khí hay kỵ khí kết hợp lọc màng, màng lọc sợi rỗng, đặt trong hay ngoài bể aêrôten hay bể sinh học kỵ khí).
  • Bể mê tan
  • Bể mê tan phải được xem xét như một phương án để phân huỷ cặn lắng hữu cơ có thể phân hủy sinh học của nước thải sinh hoạt và sản xuất. Cho phép đưa vào bể các chất hữu cơ khác nhau có thể phân hủy sinh học sau khi đã nghiền nhỏ (rác từ song chắn, các loại phế liệu có nguồn gốc hữu cơ);
  • Cần có giải pháp phòng chống cháy nổ và an toàn cháy nổ cho bể mê tan.
  • Khi tiếp nhận vật liệu/phế liệu có nguồn gốc hữu cơ từ bên ngoài nhà máy xử lý nước thải, các thành phần, chất gây hại và kích thước hạt sau khi nghiền phải được xem xét cẩn thận để không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.
  • Phải có các giải pháp tăng cường quá trình để sử dụng hiệu quả khí lên men.
  • Các công trình, thiết bị làm khô hay tách nước khỏi bùn
    • Sân phơi bùn trên nền đất tự nhiên hay nhân tạo, phải bố trí dàn ống thu nước bùn và không cho phép nước bùn thấm vào trong đất;
    • Làm khô bằng các thiết bị cơ giới áp dụng để khắc phục các ảnh hưởng của tự nhiên (mưa nhiều, độ ẩm không khí cao) hay đất đai chật hẹp.
    • Lò đốt bùn có thể sử dụng để khử độc hoàn toàn và giảm khối lượng bùn, nhưng yêu cầu phải xử lý khí thải theo Luật Bảo vệ môi trường..
    • Bùn và tro sau khi khử nước/sấy khô/đốt phải được kiểm soát bằng các phương pháp phù hợp và tái sử dụng hiệu quả (tuân thủ QCVN 50:2013/BTNMT).

CHÚ THÍCH: Để khắc phục ảnh hưởng của mưa, áp dụng kiểu sân phơi có mái che.

  • Đối với khu đô thị mới, cụm dân cư, khu vực mới phát triển có mật độ dân cư thưa thớt, cần áp dụng các công trình xử lý nước thải tại chỗ hay phân tán (như bãi lọc cát sỏi, hào lọc, cánh đồng lọc và bãi lọc ngầm trồng cây) trên cơ sở đánh giá được lợi thế về kinh tế – kỹ thuật so với công trình xử lý nước thải tập trung.

2.4  Bảo trì, sửa chữa

2.4.1   Công trình và hạng mục công trình thoát nước phải xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất hoặc thay thế nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế trong suốt thời hạn sử dụng.

2.4.2   Khi có tác động gây hư hỏng công trình hoặc bộ phận công trình, khi hết tuổi thọ của công trình và hạng mục công trình thoát nước, cần phải tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng công trình để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình.

2.4.3   Khi thi công xây dựng vag vận hành mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải, phải tuân thủ triệt để quy định về an toàn lao động cũng như phòng chống cháy nổ . Phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ, an toàn lao động.

 

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1  Dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước, xử lý nước thải phải hướng tới các thương hiệu xanh bền vững và thân thiện môi trường, bao gồm:

– Sử dụng năng lượng tiết kiệm, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo;

– Áp dụng công nghệ phù hợp, than thiện với môi trường; ít phát sinh chất thải thứ cấp

– Áp dụng các giải pháp tự động hóa tối đa có thể, có đầy đủ các phương tiện, phòng thí nghiệm phân tích chất lượng nước, nước thải, trang thiết bị an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy,…

3.2   Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế các công trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình thoát nước mưa, thoát nước thải và xử lý nước thải thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 07-2: 202x/BXD phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3   Việc thiết kế, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình thoát nước được tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó phải có nội dung về sự tuân thủ các quy định của QCVN 07-2:202x/BXD đối với các công trình thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.

 

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình thoát nước, xử lý nước thải  phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1   Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-2:202x/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của QCVN 07-2:202x/BXD trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.3  Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến được gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình hào và tuy nen kỹ thuật

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Trench & Tunnel

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí cấp vào và xả ra;

QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn rung động;

QCVN 27:2010/BTNMT về độ rung;

QCVN 33:2019/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

QCVN QTĐ 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn điện;

QCXDVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2021/BXD Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

1.5 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.5.1

Hào kỹ thuật

Công trình ngầm dạng tuyến, được sử dụng để lắp đặt các đường dây, cáp, đường ống các loại phục vụ các hoạt động cộng đồng. Hào kỹ thuật thường có kích thước nhỏ không cho phép con người làm việc trong đó.

1.5.2

Hố ga kỹ thuật

Công trình ngầm dạng đứng nằm trong hệ thống hào kỹ thuật, dùng để lắp đặt, đấu nối các  đường dây, cáp viễn thông, điện lực, chiếu sáng công cộng, đường ống cấp nước, đường ống cấp năng lượng (nếu có) và cáp dự trữ.

1.5.3

Tuy nen kỹ thuật

Công trình ngầm dạng tuyến được trang bị chiếu sáng, thông gió và các thiết bị kỹ thuật để lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường dây, cáp và đường ống kỹ thuật bố trí trong đó.

1.5.4

Nút chuyển đổi

Hố ga kỹ thuật phục vụ đấu nối các đường dây, cáp, đường ống tại những vị trí phân nhánh, đổi hướng và liên kết đường ống và cáp trong hào kỹ thuật.

1.5.5

Đấu nối kỹ thuật

Kết nối giữa các công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm; hào và tuy nen kỹ thuật với nhau.

1.5.6

Đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm

Các đường ống cấp nước, cấp năng lượng; đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

1.5.7

Lối ra khẩn cấp

Công trình bảo đảm thoát nhân viên vận hành từ tuy nen kỹ thuật lên mặt đất trong trường hợp khẩn cấp.

1.5.8

Khoảng cách ly

Một phần của tuy nen kỹ thuật, có hệ thống thông gió độc lập, là nơi trú ẩn tạm thời cho nhân viên vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trong trường hợp khẩn cấp.

1.5.9

Trạm điều khiển

Công trình xây dựng để lắp đặt hệ thống điều khiển và kiểm soát hoạt động các thiết bị kỹ thuật của tuy nen kỹ thuật.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định chung

2.1.1 Công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2 Tác động của điều kiện tự nhiên đến các công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải được xác định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, thời hạn sử dụng của công trình và phải xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cập nhật theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được chấp nhận tại khu vực hào và tuy nen kỹ thuật đi qua.

2.1.3 Khi cập nhật kịch bản BĐKH và NBD đã được chấp nhận tại khu vực phải xét đến:

1) Khả năng xói ngầm, trượt lở đất;

2) Khả năng tràn ngập nước, mức độ thấm nước vào công trình;

3) Mức độ tăng áp lực ngang và áp lực đứng lên công  trình;

4) Điều kiện thông gió trong tuy nen kỹ thuật.

2.1.4 Vật liệu, kết cấu công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, an toàn cháy, chống thấm, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) dưới tác động của tải trọng và môi trường tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.1.5  Kích thước hào và tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo công năng thiết kế, an toàn, thuận tiện trong quá trình khai thác và có kể đến sự tăng trưởng trong tương lai.

2.1.6 Độ sâu và vị trí bố trí hào, tuy nen kỹ thuật phải dựa trên đặc điểm công nghệ, điều kiện địa hình, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, phải xét đến độ sâu mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác mà hào, tuy nen kỹ thuật cắt qua, cũng như các phương pháp xây dựng và tải trọng tác động lên chúng.

2.1.7 Việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với nhau và với các công trình ngầm khác phải đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khai thác và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các công trình đấu nối.

2.1.8 Hệ thống an toàn cháy nổ, thoát nước trong hào, tuy nen kỹ thuật và hệ thống chiếu sáng, thông gió trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo thuận tiện khi xây dựng, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng.

2.1.9 Tại các vùng chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, vùng đất lún sụt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hào, tuy nen kỹ thuật.

2.1.10 Phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ trong hào, tuy nen kỹ thuật.

2.1.11 Hào, tuy nen kỹ thuật phải có dấu hiệu nhận biết trên mặt đất.

2.1.12 Công tác quan trắc địa kỹ thuật – môi trường, môi trường địa chất, bản thân công trình tuy nen kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm, các công trình (ngầm/nổi) lân cận phải được thực hiện trong quá trình thi công và khai thác công trình tuy nen kỹ thuật.

2.2. Hào kỹ thuật

2.2.1 Cấu tạo hào kỹ thuật

2.2.1.1 Hào kỹ thuật có cấu tạo gồm: các hố ga kỹ thuật, hệ thống giá đỡ và các ngăn riêng biệt để bố trí đường dây, cáp, đường ống.

2.2.1.2 Kích thước, hình dạng hào kỹ thuật phải đảm bảo nhu cầu lắp đặt các chủng loại, kích cỡ đường dây, cáp, đường ống và khoảng cách an toàn giữa chúng, tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại tuyến ống bố trí trong hào kỹ thuật.

2.2.1.3 Chiều rộng/đường kính bên trong của hào kỹ thuật không nhỏ hơn 0,8m và phải có dự phòng ít nhất 10%;

2.2.1.4  Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc sau:

Đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu xây dựng;

Tính đến điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn và điều kiện nước biển dâng tại khu vực;

Không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và các công trình khác mà hào cắt qua;

Cho phép áp dụng công nghệ thi công tiên tiến;

Thuận tiện, hiệu quả trong thi công và khai thác.

2.2.1.5 Khi bố trí hào kỹ thuật dưới hè phố, bên ngoài tuyến xe chạy, mép hào cách tường nhà không nhỏ hơn 1,0 m;

Tại các tuyến nhánh trong các khu dân cư được phép bố trí dưới phần đường xe chạy; Khoảng cách theo chiều ngang giữa hào kỹ thuật với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong hào, tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ quy định của QCVN 01:2021/BXD;

Sơ đồ bố trí hào kỹ thuật khu vực dân cư phải dự kiến khả năng xây dựng công trình theo giai đoạn cũng như việc mở rộng và sửa chữa chúng.

2.2.1.6 Độ sâu từ đỉnh nắp hào tới mặt của hè phố không nhỏ hơn 0,3m và tới mặt đường của xe chạy không nhỏ hơn 0,7m.

2.2.1.7 Đáy của hào kỹ thuật phải có độ dốc dọc nhỏ nhất 0,1% để đảm bảo thoát nước và khô ráo trong hào kỹ thuật.

2.2.1.8 Hố ga kỹ thuật phải được bố trí tại vị trí giao nhau, chuyển hướng và trên đường thẳng của hào kỹ thuật với khoảng cách tối đa 100 m.

2.2.2  Đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật

2.2.2.1 Trong hào kỹ thuật được phép bố trí các đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng. Các đường dây, cáp, đường ống bố trí trong hào kỹ thuật phải có ký hiệu nhận biết rõ ràng. Trong đó phải thể hiện đầy đủ năm sản xuất, niên hạn sử dụng, các đặc tính kỹ thuật.

2.2.2.2 Việc sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp, đường ống phải dựa trên các nguyên tắc sau:

1) Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, cáp, đường ống chung của đô thị;

2) Khi kết hợp bố trí các đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật tới các thuê bao phải tuân thủ quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật trên địa bàn khu vực và các quy chuẩn kỹ thuật của các chuyên ngành có liên quan;

3) Vị trí đường dây, cáp, đường ống, khoảng cách giữa chúng phải được xác định rõ để không làm ảnh hưởng lẫn nhau và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khai thác, tuân thủ các quy định QCXDVN 06:2021/BXD, QCVN QTĐ 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT;

4) Bố trí đường dây, cáp, đường ống theo phương ngang phải phù hợp yêu cầu kỹ thuật cho từng loại, thuận tiện khai thác, vận hành, bảo trí  bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cháy nổ. Khoảng cách từ đường ống đến thành hào kỹ thuật không nhỏ hơn 0,05m.

2.2.2.3 Đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật phải đặt trên những giá đỡ hoặc trong các ngăn riêng biệt. Kết cấu giá đỡ đường ống cũng như vị trí tiếp xúc giữa ống và gối đỡ phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn và thuận tiện trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống.

2.2.2.4 Đường dây, cáp, đường ống, các mối nối liên kết trong hào kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, các tính năng chống ẩm, chống ăn mòn và độ bền trong môi trường ngầm.

2.2.2.5 Ống, vật liệu lót ống và vật liệu bọc hay phụ kiện, phụ tùng của hệ thống đường ống đều phải phù hợp với công năng sử dụng và cấp áp suất vận hành tối đa. Phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.

2.2.2.6 Phải có biện pháp chống nhiễu cho đường dây thông tin do đường dây điện lực gây ra khi bố trí chung trong hào kỹ thuật.

2.2.2.7 Khoảng cách thông thủy tối thiểu theo phương đứng giữa các công xôn đỡ đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật phải đảm bảo:

1) Giữa các công xôn đỡ cáp thông tin ít nhất 0,15m, khoảng cách từ công xôn cáp thông tin đến giá đỡ cáp điện nằm phía trên ít nhất 0,2m;

2) Khoảng cách từ công xôn đỡ cáp thiết bị kỹ thuật đến mái và đáy hào kỹ thuật ít nhất 0,15m;

3) Khoảng cách từ đường ống cấp nước hoặc hệ thống kỹ thuật khác và từ công xôn đỡ cáp điện đến mái và đáy hào kỹ thuật ít nhất 0,2m;

2.2.3 Hố ga kỹ thuật

2.2.3.1 Kích thước thông thủy tối thiểu trên mặt bằng của hố ga kỹ thuật trong hệ thống hào kỹ thuật phải đảm bảo thuận tiện trong khai thác, chiều dài không nhỏ hơn 1,5m, chiều rộng bằng chiều rộng hào nhưng không nhỏ hơn 1 m.

2.2.3.2 Phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thuận tiện lên xuống, thao tác trong hố ga kỹ thuật.

2.2.3.3 Mặt nắp hố ga kỹ thuật:

1) Phải bằng cao trình hoàn thiện đường giao thông và hè phố;

2) Phải cao hơn cao độ mặt đất khu vực trồng cây xanh tối thiểu 0,05 m;

3) Phải cao hơn cao độ mặt đất trong các khu vực không xây dựng tối thiểu 0,2m;

4) Nắp hố ga kỹ thuật phải đảm bảo chịu tải trọng tác động trong mọi trường hợp;

5) Đảm bảo chất thải rắn không lọt xuống hố ga kỹ thuật.

2.2.3.4 Bơm hút nước từ hố ga/hố thu nước phải bố trí ít nhất 02 máy bơm chìm (Một làm việc, một dự phòng)

2.3.3.5 Khi sử dụng hệ thống thoát nước tự chảy từ hố ga/hố thu nước theo đường ống/rãnh, đường kính ống/rãnh không được nhỏ hơn 0,2m, trong đó độ dốc thoát nước từ hố ga/hố thu nước đến hệ thống thoát nước chung ít nhất là 0,005.

2.3 Tuy nen kỹ thuật

2.3.1  Cấu tạo tuy nen kỹ thuật

2.3.1.1 Tuy nen kỹ thuật có cấu tạo gồm: các phòng chức năng, khoang cách ly, trạm điều khiển, các cửa lên/ xuống và thoát nạn, hố thu nước, các chi tiết kết cấu để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thoát nước, các thiết bị thông gió, thông tin liên lạc, tín hiệu an ninh và thiết bị cảnh báo tự động khi phát sinh sự cố cháy nổ.

2.3.1.2 Lựa chọn kích thước và hình dạng, cấu tạo của tuy nen kỹ thuật phải dựa trên nguyên tắc sau:

Đảm bảo nhu cầu lắp đặt các chủng loại, kích cỡ đường dây, cáp, đường ống và khoảng cách an toàn giữa chúng, tuân thủ các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại đường dây, cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật;

Đảm bảo an toàn, hiệu quả và thuận tiện trong khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật;

Phải có dự phòng cho việc phát triển mở rộng trong tương lai.

2.3.1.3 Chiều cao thông thủy tối thiểu của tuy nen kỹ thuật là 1,9 m; chiều rộng thông thủy tối thiểu là 1,6 m. Chiều rộng và chiều cao thông thủy của lối đi lại trong tuy nen kỹ thuật không nhỏ hơn 0,8 m và 1,8m.

2.3.1.4 Đáy của tuy nen kỹ thuật phải có độ dốc dọc tối thiểu 0,1% về phía hố thu nước, đảm bảo thoát nước và khô ráo trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.1.5 Các khoang cách ly trong tuy nen kỹ thuật phải có một thiết bị thông gió độc lập. Chiều dài của mỗi khoang cách ly, vị trí các khoang cách ly phải được tính toán dựa trên các điều kiện xây dựng đô thị, các giải pháp kỹ thuật và quy hoạch tổng thể.

2.3.1.6 Phải bố trí cửa lên/ xuống tại chỗ giao nhau và trên tuyến tuy nen với khoảng cách tối đa 500 m/cửa, với chiều dài thông thủy không nhỏ hơn 1,5m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1 m. Các cửa phải có thang công tác xuống tuy nen.

2.3.1.7  Các nắp cửa lên/ xuống công trình tuy nen kỹ thuật:

1) Phải có cấu tạo loại trừ được khả năng tràn nước vào tuy nen với xác suất vượt mức ngập lụt dựa trên các số liệu lịch sử khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn và các số liệu dự báo nước biển dâng trong thời gian tuổi thọ của công trình;

2) Phải đảm bảo chịu tải trọng tác động trong mọi trường hợp;

3) Đảm bảo chất thải rắn không lọt xuống cửa lên/ xuống và thoát nạn;

2.3.1.8 Trong tuy nen kỹ thuật phải có hệ thống các biển báo lối đi, lối thoát hiểm.

2.3.2 Đường dây, cáp, đường ống  trong tuy nen kỹ thuật

2.3.2.1  Việc bố trí đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ kế hoạch hạ ngầm và hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.2.2 Trong tuy nen kỹ thuật được phép bố trí đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng; đường ống thoát nước (nếu có). Các đường dây, cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật phải có ký hiệu nhận biết rõ ràng. Trong đó phải thể hiện đầy đủ năm sản xuất, niên hạn sử dụng, các đặc tính kỹ thuật.

2.3.2.3 Việc sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1) Bảo đảm an toàn cho người, bản thân công trình, các công trình lân cận và cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;

2) Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, cáp, đường ống chung của đô thị;

3) Khi kết hợp bố trí các đường dây, cáp, đường ống chung trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật trên địa bàn khu vực và các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan;

4) Vị trí đường dây, cáp, đường ống, khoảng cách giữa chúng theo phương ngang phải được xác định rõ để không làm ảnh hưởng lẫn nhau và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khai thác, tuân thủ các quy định QCXDVN 06:2021/BXD, QCVN QTĐ 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT. Khoảng cách thông thủy từ đường ống đến thành tuy nen kỹ thuật không nhỏ hơn 0,05m.

5) Cáp lắp đặt trong tuy nen kỹ thuật phải thuộc nhóm vật liệu không cháy hoặc phải có biện pháp khác chống cháy cho cáp.

2.3.2.4 Đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải đặt trên những giá đỡ hoặc trong các ngăn riêng biệt. Kết cấu giá đỡ đường ống cũng như vị trí tiếp xúc giữa ống và gối đỡ phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn và thuận tiện trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống.

2.3.2.5 Đường dây, cáp, đường ống, các mối nối liên kết trong tuy nen kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, các tính năng chống ẩm, chống ăn mòn và độ bền trong môi trường ngầm.

2.3.2.6 Ống, vật liệu lót ống và vật liệu bọc hay phụ kiện, phụ tùng của hệ thống đường ống đều phải phù hợp với công năng sử dụng và cấp áp suất vận hành tối đa. Phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của các ngành có liên quan.

2.3.2.7 Phải có biện pháp chống nhiễu cho đường dây thông tin do đường dây điện lực gây ra khi bố trí chung trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.2.8 Khoảng cách thông thủy tối thiểu theo phương đứng giữa các công xôn đỡ đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo:

1) Giữa các công xôn đỡ cáp thông tin ít nhất 0,15m, khoảng cách từ công xôn cáp thông tin đến giá đỡ cáp điện nằm phía trên ít nhát 0,2m;

2) Khoảng cách từ công xôn đỡ cáp thiết bị kỹ thuật đến mái và đáy tuy nen kỹ thuật ít nhất 0,15m;

3) Khoảng cách từ giá đỡ đường ống nước hoặc hệ thống kỹ thuật khác và từ công xôn đỡ cáp điện đến mái và đáy tuy nen kỹ thuật ít nhất 0,2m;

4) Khoảng cách giữa các công xôn đỡ cáp điện điện áp tới 35kv ít nhất 0,25m;

2.3.2.9 Khoảng cách tối thiểu giữa cáp quang và hệ thống đường dây điện lực bố trí trong tuy nen kỹ thuật phải được thực hiện theo quy định về khoảng cách an toàn theo QCVN QTĐ 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT.

2.3.2.10 Đường ống nguyên vật liệu dễ cháy trong tuy nen kỹ thuật phải đặt trong các ngăn riêng biệt.

2.3.2.11 Không được phép lắp đặt chung đường ống khí ga, đường ống vận chuyển chất cháy và dễ cháy cùng với đường cáp trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với tuy nen kỹ thuật

2.3.3.1 Trong mặt bằng, tuyến tuy nen kỹ thuật phải được ưu tiên đặt dọc theo tuyến phố và các trục đường giao thông chính; được phép đặt dưới hè phố hoặc dưới phần đường xe chạy.

2.3.3.2 Khoảng cách tối thiểu theo phương ngang giữa tuy nen kỹ thuật tới các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị phải tuân thủ QCVN 01:2021/BXD. Khoảng cách theo phương ngang từ tuy nen kỹ thuật tới đường ống cấp khí đốt trung và cao áp (tới 6 kG/cm2) không nhỏ hơn 2m, tới đường dẫn khí đốt cao áp (6-12kG/cm2) không nhỏ hơn 4 m.

2.3.3.3 Độ sâu từ mặt đất đến mặt trên mái tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo an toàn khi chịu tác động của công trình lân cận, các tải trọng tạm thời trên mặt đất, trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 0,7m. Khi đặt tuy nen sâu hơn móng nhà hoặc móng mạng kĩ thuật lân cận, phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho các công trình đó.

2.3.3.4  Góc và vị trí giao nhau trên mặt bằng của tuy nen kỹ thuật với các công trình dạng tuyến khác (metrô, đường sắt, đường ô tô, đường tàu điện v.v…) không được nhỏ hơn ­­ ­­. Khoảng cách từ vị trí giao nhau đến các thiết bị của các công trình nêu trên phải đảm bảo an toàn trong khai thác.

2.3.3.5 Hệ thống kỹ thuật: chiếu sáng, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo an toàn, không gây sự cố trong quá trình xây dựng, khai thác công trình và phải phù hợp với các quy định của các quy chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.3.3.6 Nguồn điện cấp cho tuy nen kỹ thuật phải từ hai nguồn độc lập, riêng biệt tuân thủ các quy định của QCVN QTĐ 01:2020/BCT An toàn điện.

2.3.3.7 Không cho phép nối các nguồn tiêu thụ khác (chiếu sáng đường phố, công trình quảng cáo, công trình thương mại v.v.) vào lưới điện của tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.8 Trong tuy nen kỹ thuật phải có hệ thống thu gom nước tự chảy vào các hố thu, bố trí tại các vị trí thấp của tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.9 Khi sử dụng trạm bơm riêng của tuy nen kỹ thuật hoặc tiến hành bơm hút nước từ các hố thu phải bố trí ít nhất 02 máy bơm chìm (Một làm việc, một dự phòng)

2.3.3.10 Khi sử dụng hệ thống thoát nước tự chảy từ hố thu theo đường ống/rãnh, đường kính ống/rãnh không được nhỏ hơn 0,2m, trong đó độ dốc thoát nước từ hố thu đến hệ thống thoát nước chung ít nhất là 0,005.

2.3.3.11 Phải bảo vệ chống sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm và các chất lỏng khác vào công trình tuy nen kỹ thuật và phải có biện pháp chống ăn mòn cho tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.12 Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho công nhân viên trong quá trình xây dựng và khai thác, vận hành.

 

 

2.3.4 Kết cấu xây dựng

2.3.4.1 Thiết kế kết cấu công trình tuy nen kỹ thuật phải tính đến tác động của các tải trọng, các yếu tố tự nhiên theo QCVN 02:2021/BXD và tương tác của công trình với môi trường địa chất xung quanh cũng như các công trình (ngầm/nổi) lân cận.

2.3.4.2 Phải có biện pháp chèn kín khe hở giữa mặt ngoài kết cấu tuy nen kỹ thuật và vách hầm đào. Vữa bê tông chèn khe hở phải có mác chống thấm không nhỏ hơn W6.

2.3.4.3 Khi bố trí tuy nen kỹ thuật tại vùng chịu tác động của động đất, vùng đất lún sụt hoặc các vùng chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ phải tăng cường các biện pháp ổn định, chống lún, chống thấm, phòng chống cháy nổ cho kết cấu tuy nen kỹ thuật và các đường ống trong đó.

2.3.4.4  Khi vượt qua vật cản nước:

1)  Chiều sâu đặt tuy nen kỹ thuật của đoạn ngầm dưới nước phải xét đến điều kiện cụ thể của từng khu vực, trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 0,5m tính từ cốt thiết kế của đáy sông xuống đến đỉnh (mái) tuy nen kỹ thuật;

2) Trong giới hạn lạch sông có tầu bè qua lại thì không được nhỏ hơn 1m;

3) Lớp phủ bảo vệ trên đỉnh tuy nen kỹ thuật phải được gia cố, tăng cường chống tác động xói mòn của dòng chảy;

4) Mối nối giữa các đốt lắp ghép của tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo tính chống thấm. Vật liệu chống thấm cho mối nối phải làm từ vật liệu đàn hồi và có độ bền lâu dài.

2.3.5 Bảo vệ môi trường

2.3.5.1 Trong tài liệu thiết kế tuy nen kỹ thuật phải bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể đối với môi trường trong giai đoạn xây dựng, cũng như trong giai đoạn khai thác chúng.

2.3.5.2 Việc bố trí tuy nen kỹ thuật không được phá vỡ chế độ thủy văn của các công trình nước hiện hữu và các điều kiện địa chất thủy văn của các khu vực lân cận;

2.3.5.3 Phải có biện pháp bảo vệ các công trình (ngầm/nổi) lân cận, bảo vệ môi trường xung quanh, di tích lịch sử và văn hóa khi thi công xây dựng và khai thác tuyến tuy nen kỹ thuật;

2.3.5.4  Phải có biện pháp bảo vệ và kiểm tra hiệu quả chống ăn mòn do dòng điện dò gây ra trong quá trình khai thác tuy nen kỹ thuật.

2.3.6 Thông gió

2.3.6.1 Thông gió tuy nen (dòng nhân tạo hoặc tự nhiên) phải xét đến ảnh hưởng của tác động BĐKH. Giới hạn nhiệt độ và vận tốc gió trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ các quy định của QCVN 02:20021/BXD. Khoảng cách và tiết diện ống thoát gió phải tính toán dựa vào kích thước mặt cắt tuy nen kỹ thuật, điều kiện khu vực cụ thể đảm bảo an toàn cho người sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trong tuy nen kỹ thuật khi bật thiết bị thông gió. Khoảng cách giữa các ống thoát gió trong mọi trường hợp không lớn hơn 150m, tiết diện ống thoát gió không nhỏ hơn 0,2m. Phải có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh và tránh nước mưa chảy vào trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.6.2 Phải trang bị hệ thống theo dõi, kiểm tra hàm lượng cacbon monoxit (CO), khí độc, khí dễ cháy nổ tại các khu vực tuyến tuy nen kỹ thuật cắt ngang các địa tầng chứa khí, các đường ống dẫn khí.

2.3.7 Tín hiệu cảnh báo

2.3.7.1  Phải lắp đặt hệ thống thiết bị cảnh báo về sự làm việc của các nguồn cung cấp năng lượng, thành phần khí độc xuất hiện trong tuy nen.

2.3.7.2  Trong tuy nen kỹ thuật phải lắp đặt hệ thống tín hiệu báo cháy tự động tuân thủ quy định của QCVN06:2021/BXD.

2.3.7.3  Trong tuy nen kỹ thuật phải trang bị hệ thống tín hiệu an ninh hoặc camera theo dõi với mục đích phát hiện sự xâm nhập trái phép của các đối tượng- người vi phạm trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.7.4  Các thông tin, tín hiệu cảnh báo phải được truyền đến trạm điều khiển.

2.3.8 An toàn cháy

2.3.8.1 Hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy cho công trình tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo duy trì hoạt động trong suốt giai đoạn phát sinh, phát triển và khắc phục sự cố cháy, đảm bảo các điều kiện an toàn để tiếp cận vùng cháy và đảm bảo chữa cháy tự động, từ xa.

2.3.8.2 Kết cấu chịu lực của tuy nen kỹ thuật theo giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 60 và phân loại nguy hiểm cháy – cấp KO tuân thủ quy định của  QCVN06:2021/BXD.

2.3.8.3 Vật liệu của các vách ngăn cháy bên trong khoang cách ly và giữa các khoang cách ly của các phòng trong tuy nen kỹ thuật phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45.

2.3.8.4 Việc bố trí khoang cách ly và khoảng cách giữa chúng trong tuy nen kỹ thuật để đảm bảo an toàn phòng cháy cho người phải được tính toán trên cơ sở nguy cơ cháy và phải được cơ quan PCCC thống nhất.

2.3.8.5 Các cửa ra vào tuy nen kỹ thuật và cửa đi qua các vách ngăn phải được cấu tạo từ những vật liệu có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI30. Tất cả các khoang cháy phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động.

2.3.8.6  Phải đảm bảo giải thoát người triệt để, nhanh chóng từ các công trình tuy nen kỹ thuật khi có cháy hoặc tình huống khẩn cấp khác. Khoảng cách thoát hiểm tối thiểu trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ quy định của QCVN06:2021/BXD và các quy định của cơ quan PCCC đối với công trình ngầm, nhưng không lớn hơn 25m. Trong mọi trường hợp lối thoát khẩn cấp phải có chiều cao ít nhất là 1,6m và chiều rộng thông thủy ít nhất là 1,0m.

2.4. Bảo trì, bảo dưỡng

2.4.1 Công trình và hạng mục công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trong suốt thời hạn khai thác công trình nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.4.2  Bảo trì hào, tuy nen kỹ thuật, cống bể cáp kỹ thuật theo chỉ dẫn và quy định của nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình và tuân thủ các quy chuẩn chuyên ngành liên quan.

2.4.3  Khi thực hiện công tác bảo trì tuy nen kỹ thuật phải  kiểm tra nghiêm ngặt hệ thống đấu nối công trình; các thiết bị kiểm soát thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

2.4.4  Công tác bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình khai thác phải xét đến ảnh hưởng của điều kiện BĐKH và nước biển dâng tại khu vực theo kịch bản đã được phê duyệt.

2.4.5 Phải có quy trình vận hành sử dụng, quy định bảo trì công trình hào và tuy nen kỹ thuật.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Quy chuẩn này là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật

3.2 Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3 Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-3: 2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

4.  TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1  Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

5.2  Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình giao thông đô thị

National Technical Regulation Technical Infrastructure Works

Urban Transportation Works

 

1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình giao thông đô thị.

Quy chuẩn này không bao gồm các công trình giao thông như đường sắt đô thị, cảng đường thủy, sân bay.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình giao thông đô thị.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

QCVN 45: 2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;

Sửa đổi 1:2015 QCVN 45:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách – Sửa đổi lần 1 năm 2015;

QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Đường đô thị

Đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

1.4.2

Quảng trường

Một khu vực trong đô thị có không gian mở, một điểm nhấn của đô thị kết hợp giữa công trình kiến trúc và hệ thống giao thông; xung quanh có đường phố lớn đi, đến và các công trình xây dựng quy mô lớn, có chức năng khác nhau.

 

1.4.3

Lưu lượng

Số lượng phương tiện (hoặc người) thông qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày đêm).

1.4.4

Lưu lượng xe thiết kế

Số xe con được quy đổi từ các loại xe khác chạy trên đường, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 đối với đường cấp đô thị và 15 năm đối với các loại đường khác được làm mới và mọi loại đường nâng cấp cải tạo trong đô thị, từ 3 đến 5 năm đối với các nội dung tổ chức giao thông và sửa chữa đường.

1.4.5

Khả năng thông hành (KNTH) của đường phố

Suất dòng lớn nhất theo giờ mà các phương tiện có thể thông qua một mặt cắt (làn, nhóm làn) dưới điều kiện đường, giao thông, môi trường nhất định.

1.4.6

Suất dòng lớn nhất

Số lượng phương tiện lớn nhất của giờ cao điểm được tính thông qua 15 phút cao điểm của giờ đó (lưu lượng xe 15 phút cao điểm x 4), (xe/h hoặc xeqđ/h).

1.4.7

Khả năng thông hành lớn nhất

Khả năng thông hành được xác định trong điều kiện lý tưởng quy ước nhất định.

1.4.8

Khả năng thông hành tính toán

Khả năng thông hành được xác định dưới điều kiện phổ biến của đường được thiết kế. Khả năng thông hành tính toán được xác định bằng cách chiết giảm KNTH lớn nhất theo các hệ số hiệu chỉnh phổ biến kể tới các thông số thiết kế không đạt như điều kiện lý tưởng.

1.4.9

Tốc độ thiết kế (VTK)

Tốc độ dùng để tính toán các chỉ tiêu hình học giới hạn của đường trong trường hợp khó khăn.

1.4.10

Giao thông công cộng (GTCC)

Một hệ thống phục vụ vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị bằng phương tiện giao thông công cộng như: xe buýt, BRT, đường sắt đô thị, …

1.4.11

Xe buýt nhanh (BRT)

Loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt có năng lực chuyên chở hành khách lớn, có tốc độ khai thác cao, chạy trên làn đường riêng, có hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

1.4.12

Công trình giao thông đô thị

Gồm đường đô thị, cầu đường bộ, hầm đường bộ trong đô thị, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống thoát nước, các công trình phục vụ giao thông công cộng và các công trình, thiết bị phụ trợ đường đô thị khác.

 

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu chung

2.1.1 Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng được nhu cầu đi lại ở mức phục vụ lựa chọn, bình đẳng cho mọi người trong tham gia giao thông, tạo sự đa dạng trong lựa chọn phương thức di chuyển của mọi người.

2.1.2 Xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2.1.3 Kết cấu công trình giao thông đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

2.1.4 Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng cấp nước chữa cháy.

2.1.5 Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.1.6 Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ học.

2.2 Bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đường đô thị

2.2.1 Bình đồ đường đô thị

2.2.1.1 Tầm nhìn tối thiểu trên bình đồ và mặt cắt dọc đường

  • Phải luôn đảm bảo tầm nhìn dừng xe trong mọi trường hợp;
  • Không cho phép xây dựng các công trình và trồng cây cao quá 0,5 m trong phạm vi cần đảm bảo tầm nhìn;
  • Với đường phố cải tạo và đường mới trên địa hình đặc biệt khó khăn, nếu có căn cứ kinh tế – kỹ thuật, cho phép giảm trị số tầm nhìn cho trong Bảng 1, khi đó phải có biển báo hạn chế tốc độ và kết hợp với các biện pháp kiểm soát tốc độ khác.

2.2.1.2 Bán kính đường cong trên bình đồ

Các trị số bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không yêu cầu bố trí siêu cao được lấy theo Bảng 1.

2.2.1.3 Bán kính quay xe đối với các đường cụt

  • Bán kính quay xe dạng vòng xuyến được quy định tối thiểu là 10 m;
  • Diện tích bãi quay xe dạng không phải vòng xuyến được quy định tối thiểu là 12 m x 12 m.

2.2.1.4 Bán kính quay đầu xe ở dải phân cách giữa

  • Đảm bảo các chỗ mở dải phân cách trên đường đủ kích thước để xe có thể quay đầu.
  • Trong trường hợp bề rộng đường không đủ quay đầu, cần có các giải pháp khác để xe có thể quay đầu an toàn và không ảnh hưởng đến dòng xe trên đường.

2.2.1.5 Nối tiếp đoạn thẳng và đoạn cong tròn

  • Đối với đường có tốc độ thiết kế V ≥ 60 km/h, giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn được nối tiếp bằng đường cong chuyển tiếp;
  • Khi đường cong tròn có bố trí siêu cao thì đoạn nối siêu cao được bố trí trùng với đường cong chuyển tiếp. Khi không có đường cong chuyển tiếp, đoạn nối siêu cao được bố trí một nửa trên đường cong, một nửa trên đường thẳng.

2.2.1.6 Đối với đường cao tốc, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và các đường khác có 4 làn xe trở lên, có bố trí dải phân cách giữa thì tại các đoạn có bố trí siêu cao cần phải thiết kế hệ thống thu nước mưa, nước mặt bổ sung tại dải phân cách giữa và tại các nơi tập trung nước.

2.2.1.7 Phải thiết kế chi tiết quy hoạch mặt đứng của đường đô thị (phần xe chạy, dải phân cách, hè phố, …); khớp nối về mặt cao độ giữa đường đô thị với các khu chức năng hai bên đường đảm bảo yêu cầu về thoát nước mưa.

Bảng 1 – Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc đường

TT Các yếu tố Tốc độ thiết kế (km/h)
100 80 60 50 40 30 20
1 Bán kính đường cong nằm, (m)(1)
– Tối thiểu giới hạn 400 250 125 80 60 30 15
– Tối thiểu thông thường 600 400 200 100 75 50 50
– Tối thiểu không siêu cao 4 000 2 500 1 500 1 000 600 350 250
2 Tầm nhìn dừng xe, (m)(2) 150 100 75 55 40 30 20
3 Tầm nhìn vượt xe, (m)(3) 550 350 275 200 150 100
4 Độ dốc dọc lớn nhất, (%)(4) 4 5 6 6 7 8 9
5 Độ dốc siêu cao lớn nhất, (%)(5) 8 8 7 6 6 6 6
6 Chiều dài tối thiểu đổi dốc, (m)(6) 200

(150)

150

(120)

100

(60)

80

(50)

70

(40)

50

(30)

30

(20)

7 Bán kính đường cong đứng tối thiểu, (m)(7)
a. Lồi:  – Thông thường

– Giới hạn

b. Lõm: – Thông thường

– Giới hạn

10 000

6 500

4 500

3 000

4 500

3 000

3 000

2 000

2 000

1 400

1 500

1 000

1 200

800

1 000

700

700

450

700

450

400

250

400

250

200

100

200

100

8 Chiều dài đường cong đứng tối thiểu, (m) 85 70 50 40 35 25 20
CHÚ THÍCH:

(1) Bán kính đường cong nằm ghi trong Bảng chỉ áp dụng đối với các đoạn đường vòng, không áp dụng ở các nút giao nhau.

(2) Tầm nhìn hai chiều lấy bằng 2 lần tầm nhìn dừng xe.

(3) Tầm nhìn vượt xe không yêu cầu đối với đường cao tốc, đường có dải phân cách giữa, đường một chiều.

(4) Độ dốc dọc lớn nhất ở các địa hình khó khăn (vùng núi) cho phép tăng lên 2% so với quy định ghi trong bảng đối với đường cấp khu vực, cấp nội bộ và 1% đối với đường cấp đô thị.

(5) Đối với các nút giao đơn giản cho phép không bố trí siêu cao hoặc độ dốc siêu cao bằng độ dốc ngang mặt đường.

(6) Đối với các đường cải tạo nâng cấp dùng trị số trong ngoặc.

(7) Bán kính đường cong nằm và đường cong đứng quy định 2 giá trị: bán kính giới hạn là bán kính nhỏ nhất và được dùng ở những địa hình khó khăn đặc biệt; bán kính thông thường là bán kính tối thiểu, khuyến cáo sử dụng trong trường hợp địa hình không quá phức tạp. Trong mọi trường hợp sử dụng bán kính càng lớn càng tốt.

2.2.2 Mặt cắt dọc đường đô thị

1) Mặt cắt dọc thiết kế của đường biểu thị cao độ thiết kế của mặt phần xe chạy, có thể xác định theo tim phần xe chạy hoặc mép phần xe chạy.

Trong trường hợp ở giữa đường có đường xe điện thì mặt cắt dọc thiết kế được xác định theo tim đường xe điện nếu đường xe điện có cùng mức cao độ với đường bộ.

2) Cao độ thiết kế của đường phải phù hợp với quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt của đường và kiến trúc chung khu vực xây dựng hai bên đường đô thị, đồng thời phải đảm bảo khổ tĩnh không đứng theo yêu cầu khai thác.

3) Mặt cắt dọc đường đô thị cần bố trí hài hoà kết hợp với mặt cắt ngang và bình đồ đường đô thị để tạo ra tuyến đường đô thị trong không gian tốt nhất, phù hợp với cảnh quan và kiến trúc của đô thị

4) Đối với đường vùng núi, đường phố cải tạo, nếu có đủ căn cứ kỹ thuật thì cho phép tăng độ dốc lớn nhất ghi trong Bảng 1 thêm 1% đối với đường cấp đô thị, 2% đối với đường cấp khu vực và đường nội bộ. Độ dốc dọc đường trong hầm (trừ chiều dài hầm ngắn hơn 50 m) và đường lên cầu vượt không được lớn hơn 4% trong trường hợp có xe thô sơ hoạt động. Đối với đường có trắc dọc cho mỗi hướng xe chạy thì độ dốc lớn nhất của đoạn xuống dốc cho phép tăng 2% so với độ dốc dọc lớn nhất cho trong Bảng 1.

5) Ở các đoạn đường cong bán kính từ 15 m đến 45 m thì độ dốc lớn nhất cho trong Bảng 1 phải giảm bớt độ dốc dọc theo trị số cho trong Bảng 2.

Bảng 2Giảm độ dốc trên đường cong

Bán kính đường cong (m) > 30, ≤ 45 > 25 > 20 > 15 ≤ 15
Giảm độ dốc dọc (%) 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0

6) Trên những tuyến đường có nhiều xe đạp, độ dốc lớn nhất của đường cho phép là 4%, trừ trường hợp cá biệt.

7) Khi độ dốc dọc của đường phố nhỏ hơn 0,3% thì phải thiết kế rãnh đan theo dạng răng cưa với độ dốc rãnh tối thiểu là 0,3% và phải bố trí giếng thu nước mưa ở nơi tập trung nước.

8) Khi tuyến đường giao nhau với đường sắt, thì tại chỗ giao dốc dọc không quá 4%, trong phạm vi hành lang đường sắt độ dốc dọc đường không vượt quá 2,5% (không bao gồm đoạn giữa 2 ray).

9) Đường cong đứng được thiết kế ở những nơi đổi độ dốc trên mặt cắt dọc khi hiệu đại số hai độ dốc kề nhau phải bằng hoặc lớn hơn quy định sau đây: đối với tốc độ thiết kế VTK ≥ 60 km/h là 1% và đối với VTK < 60 km/h là 2%. Dạng thức của đường cong đứng là parabol bậc 2 hoặc đường cong tròn.

10) Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lấy theo Bảng 1; trường hợp đặc biệt khi có các căn cứ kinh tế – kỹ thuật, cho phép giảm bán kính tối thiểu xuống một cấp.

2.2.3 Mặt cắt ngang đường đô thị

Mặt cắt ngang đường đô thị là không gian đủ rộng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bố trí các phương thức vận tải khác nhau theo yêu cầu khai thác thực tế hoặc tương lai, có thể bao gồm: phần đường xe cơ giới, phần đường cho giao thông công cộng, phần đường cho thô sơ, các làn xe phụ, chỗ đỗ xe dọc đường phố, hè phố dự trữ quỹ đất cho cải tạo mở rộng (nếu có) và phần để bố trí các công trình, trang thiết bị đảm bảo tổ chức khai thác và điều khiển giao thông. Thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị cần đảm bảo kết hợp hài hoà với chiều cao công trình kiến trúc hai bên đường và phù hợp với chức năng của đường.

2.2.3.1 Phần xe chạy của đường đô thị

1) Đường cao tốc

Các yếu tố của phần xe chạy đường cao tốc (số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng an toàn, chiều rộng đường) được quy định tại Bảng 4.

2) Đường cấp đô thị

  • Chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định trong Bảng 4;
  • Phải tách phần đường dùng cho trục giao thông chạy suốt đô thị và phần đường dùng cho giao thông nội bộ khu vực;
  • Nếu phần đường dành cho giao thông có số làn xe ≥ 4 thì bố trí dải phân cách giữa để tách hai dòng xe ngược chiều, chiều rộng dải phân cách tối thiểu là 2 m. Trong trường hợp khó khăn cho phép sử dụng dải phân cách cứng hoặc rào chắn.

3) Đường cấp khu vực

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định ở Bảng 4;

4) Đường cấp nội bộ

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định tại Bảng 4.

5) Đối với các đường phố cải tạo, chiều rộng của các cấp đường cho phép giảm xuống cho phù hợp với điều kiện hiện trạng cụ thể, nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6) Những quy định về các bộ phận của phần xe chạy đường đô thị

  • Các quy định hình học tối thiểu cho trong Bảng 4;
  • Số làn xe thực tế của tuyến đường được xác định phụ thuộc vào lưu lượng xe thiết kế theo giờ Ngiờ (xcqđ/h) là lưu lượng xe của giờ cao điểm ở năm tương lai, khả năng thông hành tính toán cho 1 làn xe Ptt và hệ số sử dụng khả năng thông hành Z.

Số làn xe:  n = Ngiờ/Z. Ptt (làn xe)

Lưu lượng xe của giờ cao điểm ở năm tương lai được xác định trên cơ sở dự báo. Trong trường hợp không có đủ số liệu thực tế thì tính gần đúng bằng 0,10 ÷ 0,15 lưu lượng xe ngày đêm.

Hệ số sử dụng khả năng thông hành (Z) là tỷ số giữa lưu lượng xe thiết kế với khả năng thông hành tính toán, được xác định như sau:

Bảng 3Hệ số sử dụng khả năng thông hành thiết kế của đường đô thị

Cấp đường Tốc độ thiết kế (km/h) Hệ số sử dụng KNTH
Đường cấp đô thị 100 0,6-0,7
80 0,7-0,8
60 0,8
Đường cấp khu vực 60 0,8
50 0,8-0,9
40 0,8-0,9
Đường cấp nội bộ 40 0,8-0,9
30 0,9
20 0,9

 

 

Bảng 4 – Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị

Cấp đường Loại đường Tốc độ thiết kế (km/h) Số làn xe 2 chiều Chiều rộng 1 làn xe

(m)

Chiều rộng dải an toàn (m) Chiều rộng đường tối thiểu (m)
Cấp đô thị (1) 1. Đường cao tốc đô thị 100

80

60

4

4

4

3,75

3,75

3,50

0,75

0,50

0,50

27,50

27,00

24,50

2. Đường trục chính đô thị 100

80

60

4

4

4

3,75

3,75

3,50

0,75

0,50

0,50

30,50

30,00

26,00

3. Đường chính đô thị 100

80

60

4

4

4

3,75

3,75

3,50

0,75

0,50

0,50

30,50

30,00

26,00

4. Đường liên khu vực 80

60

4

4

3,75

3,50

0,50

0,50

30,00

26,00

Cấp khu vực 5. Đường chính khu vực 60

50

4

4

3,50

3,50

0,50

0,25

24,00

23,00

6. Đường khu vực 50

40

2

2

3,50

3,50

0,25

16,50

16,00

Cấp nội bộ 7. Đường phân khu vực 40 2 3,50 13,00
8. Đường nhóm nhà ở, đường cụt 20, 30 2 3,00 10,00
9. Đường xe đạp 2 1,50 3,00
10. Đường đi bộ 2 0,75 1,50
CHÚ THÍCH:

(1) Cấp tốc độ thiết kế 60 km/h được sử dụng đối với địa hình vùng núi

  • Độ dốc ngang phần xe chạy được quy định tại Bảng 5;
  • Chiều rộng hè phố lấy theo Bảng 6 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế;
  • Trên các đoạn đường cong bán kính nhỏ hơn 250 m, phần xe chạy phải được bố trí phần mở rộng.

Bảng 5 – Độ dốc ngang phần xe chạy

Loại mặt đường Độ dốc ngang phần xe chạy nhỏ nhất/lớn nhất (%)
Đường phố Quảng trường, bến xe
Bê tông asphalt, bê tông ximăng

Bê tông xi măng lắp ghép

Các loại mặt đường nhựa khác

Mặt đường lát đá tốt, phẳng

Đá dăm, cấp phối

1,5/2,5

2,0/3,0

2,0/3,0

2,0/3,0

2,5/3,5

1,5/2,5

1,5/2,5

2,0/3,0

2,0/3,0

2.2.3.2 Hè phố

1) Hè phố là bộ phận thuộc đường đô thị có nhiều chức năng: bố trí phần đường dành cho đi bộ, cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian công cộng, dự trữ đất, …

2) Chiều rộng hè phố lấy theo Bảng 6 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế

3) Phần hè phố dành cho người đi bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng để bộ hành đi lại thuận lợi, thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp kiến trúc cảnh quan

4) Trên hè phố không được bố trí mương thoát nước mưa dạng hở

5) Chiều rộng 1 làn người đi bộ trên hè phố được quy định tối thiểu là 0,75 m

6) Đối với các đoạn hè phố bị xén một phần để mở rộng mặt đường ở các điểm dừng xe buýt, bề rộng hè phố còn lại không được nhỏ hơn 2 m, và phải tính toán đủ chiều rộng để đáp ứng nhu cầu bộ hành.

Bảng 6Chiều rộng tối thiểu của hè phố dọc theo loại đường phố

Loại đường phố Chiều rộng hè phố mỗi bên đường (m)
Đường cấp đô thị, đường phố tiếp xúc với lối vào trung tâm thương mại, chợ, trung tâm văn hóa… 6,0 (4,0)
Đường cấp khu vực 4,5 (3,0)
Đường phố nội bộ 3,0 (2,0)
CHÚ THÍCH:

Trị số ghi trong dấu ngoặc ( ) áp dụng đối với trường hợp đặc biệt khó khăn về điều kiện xây dựng.

  • Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ cho ở Bảng 7.

 

Bảng 7 – Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ

Điều kiện đi bộ Khả năng thông hành (ng/h)
Dọc hè phố có cửa hàng, nhà cửa

Hè tách xa nhà và cửa hàng

Hè trong dải cây xanh

Đường dạo chơi

Dải đi bộ qua đường

700

800

1 000

600

1 200

8) Dốc ngang của hè phố

Độ dốc ngang hè phố được quy định tối thiểu là 1% và tối đa là 3% và có hướng đổ ra mặt đường.

9) Bó vỉa

  • Đỉnh bó vỉa ở hè phố và đảo giao thông phải cao hơn mép phần xe chạy tối thiểu là 12,5 cm và tối đa không quá 30 cm, ở các dải phân cách là 30 cm;
  • Tại các lối rẽ vào khu ở chiều cao bó vỉa là 5÷8 cm và dùng bó vỉa dạng vát;
  • Đối với đường nội bộ, đường cải tạo, nâng cấp cho phép giảm chiều cao bó vỉa hè phố khi xét đến cao trình nền khu vực dân cư hiện hữu nhưng không nhỏ hơn 8cm.

10) Hè phố phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.2.3.3 Đường đi bộ (thuộc phạm vi hè phố)

1) Số làn đi bộ, chiều rộng làn và chiều rộng đường đi bộ tối thiểu được quy định tại Bảng 4.

2) Độ dốc ngang mặt đường đi bộ tối thiểu là 1% và tối đa là 3%.

3) Độ dốc dọc của đường đi bộ và hè phố trong trường hợp vượt quá 40% và chiều dài đường > 200 m thì phải làm đường dạng bậc lên xuống. Đường bộ hành qua đường xe chạy loại cùng mức phải đảm bảo có chiều rộng lớn hơn 6(4) m đối với đường cấp đô thị và lớn hơn 4(3) m đối với đường cấp khu vực; Khoảng cách giữa 2 đường bộ hành qua đường ngoài phạm vi nút giao thông phải đảm bảo lớn hơn 300 m đối với đường cấp đô thị và lớn hơn 200 m đối với đường cấp khu vực.

CHÚ THÍCH: Trị số trong dấu ( ) dùng trong điều kiện hạn chế và lượng người qua đường không lớn.

4) Trong trường hợp không thể tổ chức an toàn cho người đi bộ qua đường trên mặt đất bằng các hình thức điều khiển bằng tín hiệu đèn thì phải bố trí cầu vượt hoặc hầm chui cho người đi bộ tại nút giao, tại vị trí vượt qua đường có lưu lượng xe lớn hơn 2 000 xcqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn hơn 100 người/h (tính ở giờ cao điểm).

5) Bề rộng của cầu vượt và hầm chui dành cho đi bộ qua đường được xác định theo lưu lượng bộ hành giờ cao điểm tính toán, nhưng phải lớn hơn 3 m.

6) Đường đi bộ phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

7) Đường đi bộ phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan và phải được thiết kế để tăng tính kết nối người đi bộ với các điểm dừng hoặc ga giao thông công cộng.

2.2.3.4 Đường xe đạp

1) Đường xe đạp là đường phục vụ giao thông xe đạp, có thể được thiết kế dưới dạng đường xe đạp có tuyến độc lập, dành riêng cho xe đạp (có thể dùng chung với bộ hành, xe thô sơ khác) hoặc phần đường xe đạp thuộc phạm vi phần xe chạy của đường đô thị.

2) Yêu cầu thiết kế hình học đường xe đạp phải có độ bằng phẳng, dốc ngang, siêu cao tương đương với làn ôtô kế bên (trường hợp phần đường xe đạp) và chỉ tiêu kỹ thuật hình học khác không kém hơn yêu cầu đối với đường phố có cấp kỹ thuật 20 km/h (trường hợp đường xe đạp)

3) Độ dốc dọc đường xe đạp tối đa 4%

4) Số làn xe đạp, chiều rộng 1 làn và chiều rộng đường xe đạp tối thiểu được quy định tại Bảng 4. Trong trường hợp lưu lượng xe đạp thấp, chiều rộng tối thiểu của đường xe đạp là 2,5 m. Trường hợp có xe chuyên dùng định kỳ đi trong đường xe đạp, hoặc đường xe đạp được chia sẻ với người đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ khác, thì chiều rộng tối thiểu của đường xe đạp là 4,0 m.

5) Đối với đường đô thị có tốc độ thiết kế VTK ≥ 80 km/h, phải có dải phân cách cứng phân tách giữa phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe đạp.

6) Đối với đường đô thị có tốc độ thiết kế VTK ≥ 50 km/h, cần có vùng sơn đệm rộng tối thiểu 0,6 m giữa làn xe đạp giáp với làn xe cơ giới và sử dụng vạch sơn màu làm nổi bật đường xe đạp.

7) Đối với các loại đường có tốc độ thiết kế VTK ≤ 40 km/h cho phép bố trí xe đạp đi chung với ô tô trên cùng làn đường.

8) Đường xe đạp phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan.

2.3 Nút giao thông

2.3.1 Tổ chức nút giao thông

1) Nguyên tắc tổ chức nút giao thông đường đô thị cho ở Bảng 8.

2) Loại hình nút giao căn cứ vào nguyên tắc tổ chức giao thông cho trong Bảng 8, đồng thời có xét tới điều kiện sử dụng đất, khả năng đầu tư và khả năng cải tạo nâng cấp sau này.

3) Đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt

– Góc giao tối thiểu 60o

– Đường đô thị trong phạm vi 10 m tính từ tâm giao phải có độ dốc dọc là 0% hoặc theo độ dốc siêu cao của đường sắt.

– Chỗ giao nhau phải nằm ngoài phạm vi ga đường sắt, cửa hầm đường sắt, các cột tín hiệu vào ga.

– Phải có các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại chỗ giao nhau giữa đường đô thị và đường sắt. Trong trường hợp không đảm bảo thì phải làm nút giao khác mức.

 

 

Bảng 8Loại hình giao nhau tại các đô thị đặc biệt và loại I

Các loại đường đô thị Đường cao tốc đô thị Đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực Đường cấp khu vực Đường cấp nội bộ
Đường cao tốc đô thị Khác mức Khác mức Khác mức Khác mức không liên thông
Đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực Khác mức Khác mức hoặc cùng mức có đèn tín hiệu Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức Khác mức
Đường cấp khu vực Khác mức Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức. Cùng mức
Đường cấp nội Khác mức không liên thông Khác mức Cùng mức Cùng mức
CHÚ THÍCH:

– Giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông tùy theo cách tổ chức giao thông;

– Với các đô thị loại II trở xuống và khu đô thị cải tạo, tùy theo điều kiện giao thông và điều kiện xây dựng để chọn loại hình giao nhau phù hợp.

2.3.2 Các yêu cầu đối với nút giao cùng mức

2.3.2.1 Yêu cầu chung

  • Góc giao giữa các đường dẫn vào nút tối thiểu 600;
  • Phải đặt nút giao ở các đoạn đường thẳng, trường hợp cá biệt phải đặt trên đường cong thì bán kính đường cong phải lớn hơn bán kính tối thiểu thông thường;
  • Nút giao đặt ở các đoạn đường có độ dốc dọc không lớn hơn 4%. Nếu không đảm bảo điều kiện này, thì cần phải có các biện pháp thiết kế để đảm bảo an toàn giao thông;
  • Không đặt ngay sau đỉnh đường cong đứng lồi nếu bị hạn chế tầm nhìn khi vào nút;
  • Phạm vi nút giao thông phải đảm bảo thoát nước mưa phù hợp với tần suất mưa thiết kế.

2.3.2.2 Tầm nhìn

  • Phải đảm bảo cho người lái xe đi trên tất cả các nhánh đường dẫn vào nút nhận biết rõ sự hiện diện của nút và hệ thống báo hiệu đường bộ có liên quan tới nút từ cự ly quy định của thiết kế nút giao hiện hành;
  • Tầm nhìn dừng xe quy định phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của các đường dẫn vào nút, lấy theo Bảng 1;
  • Trong trường hợp không thể đảm bảo tầm nhìn tính toán, phải có các biện pháp kiểm soát tốc độ.

2.3.2.3 Tốc độ thiết kế nút giao cùng mức

  • Với luồng xe đi thẳng, tốc độ thiết kế bằng tốc độ thiết kế của đoạn ngoài nút. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, có thể xem xét giảm tốc độ thiết kế nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong nút.
  • Với luồng xe rẽ phải, rẽ trái tốc độ thiết kế phụ thuộc vào điều kiện không gian xây dựng nút, điều kiện giao thông, nhưng trong mọi trường hợp là:
  • Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,6 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút;
  • Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,4 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút và không quá 25 km/h;
  • Trong mọi trường hợp tốc độ thiết kế tối thiểu không nhỏ hơn 15 km/h cho các luồng rẽ (trái và phải).

2.3.2.4 Bán kính bó vỉa

  • Khi thiết kế mới, bán kính bó vỉa trong nút giao thông tuân thủ theo quy định trong QCVN 01:2021/BXD;
  • Ở các đô thị cải tạo bán kính đường cong ở các nút giao cho phép giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 5 m;
  • Ở các đường nội bộ trong khu nhà ở cho phép giảm bán kính tối thiểu theo bó vỉa, nhưng không nhỏ hơn 3 m.

2.3.2.5 Đảo giao thông

  • Đảo giao thông là một cấu tạo nhằm mục đích xóa các diện tích thừa giữa các làn dành cho xe rẽ, phân định rõ luồng xe rẽ, cố định các điểm xung đột, tạo khu vực bảo vệ cho các xe chỡ rẽ, chờ nhập luồng, tạo chỗ trú chân cho bộ hành qua đường và bố trí các thiết bị điều khiển giao thông;
  • Đảo giao thông phải bố trí thuận lợi cho các hướng xe ưu tiên, tạo ra một nút giao thông có tổ chức rõ ràng;
  • Hình dạng các đảo phải theo dạng quỹ đạo xe chạy khi rẽ;
  • Đảo giao thông có kích thước tối thiểu của 1 cạnh là 2 m để cho người đi xe đạp, đi bộ trú chân khi qua đường;
  • Đảo giao thông phải được nhìn thấy rõ cả về ban ngày và ban đêm;

2.3.2.6 Làn chuyển tốc

  • Làn chuyển tốc được bố trí ở các chỗ xe rẽ phải hoặc rẽ trái;
  • Làn chuyển tốc được gọi là làn tăng tốc nếu xe từ đường có tốc độ thấp vào đường có tốc độ cao và làn giảm tốc được bố trí nếu xe từ đường có tốc độ cao vào đường có tốc độ thấp;
  • Các quy định kỹ thuật thiết kế đường đối với làn chuyển tốc phải tuân thủ các quy định hiện hành về thiết kế đường đô thị tùy thuộc vào vận tốc thiết kế.

2.3.3 Nút giao khác mức

Nút giao nhau khác mức được lựa chọn qua phân tích kinh tế kỹ thuật. Loại hình nút giao được thực hiện theo các chỉ dẫn trong Bảng 8.

Tiêu chuẩn kỹ thuật các nhánh rẽ trong nút giao khác mức phụ thuộc vào tốc độ thiết kế các nhánh nối (nhánh rẽ); bán kính tối thiểu, độ dốc siêu cao, chiều dài đoạn chuyển tiếp, kích thước mặt cắt ngang, độ dốc tối đa của các đường nhánh rẽ phải tuân thủ theo các giới hạn quy định ở Bảng 1.

2.4 Quảng trường

2.4.1 Quảng trường được phân chia theo chức năng thành 3 loại: Quảng trường trung tâm, quảng trường trước công trình công cộng và quảng trường giao thông.

2.4.2 Quảng trường trung tâm là không gian trước các công trình kiến trúc cấp đô thị, nơi tổ chức các cuộc mít tinh, kỷ niệm, duyệt binh trong các ngày lễ …

2.4.3 Quảng trường trước các công trình công cộng là không gian phía trước các công trình công cộng lớn của đô thị (sân vận động, cung văn hoá, nhà hát, triển lãm…), có thể là một đầu mối hội tụ của các trục đường chính, hoặc cạnh các trục đường chính.

2.4.4 Quảng trường giao thông là không gian phía trước các công trình giao thông như cầu, hầm, nhà ga, cảng hàng không, cảng đường thuỷ, nút giao thông quy mô lớn.

2.4.5 Quảng trường được thiết kế phù hợp với chức năng và đặc điểm của mỗi loại quảng trường, cần đảm bảo các yêu cầu về thiết kế đô thị, các quy định về kiến trúc cảnh quan của khu vực.

2.4.6 Giao thông ở khu vực quảng trường phải được tổ chức đơn giản, rõ ràng, bảo đảm thông thoát nhanh.

2.4.7 Quảng trường phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.5 Nền đường

2.5.1 Nền đường đô thị phải được thiết kế cho toàn bộ chiều rộng của đường phố, bao gồm phần xe chạy, dải phân cách, hè phố, dải cây xanh trong phạm vi chỉ giới đường đỏ.

2.5.2 Cao độ thiết kế nền đường phố phải đảm bảo cao độ khống chế của quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đảm bảo thoát nước đường phố phù hợp với tần suất mưa thiết kế công trình và đảm bảo giao thông thuận tiện từ đường phố vào khu dân cư hai bên đường.

2.5.3 Nền đường phải đảm bảo ổn định, có đủ cường độ để chịu được các tác động của xe cộ và các yếu tố tự nhiên, đảm bảo yêu cầu cảnh quan, sinh thái và môi trường của khu vực vùng theo các quy định kỹ thuật đối với nền đường.

2.5.4 Phải điều tra xác định được mực nước ngập cao nhất hai bên taluy nền đắp cũng như thời gian ngập trong mùa bất lợi nhất, phải điều tra xác định được các mực nước ngầm cao nhất dưới nền đào và nền đắp phục vụ cho việc dự báo độ ẩm tính toán (độ ẩm bất lợi nhất) trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường và để phục vụ cho việc chọn giải pháp thiết kế nhằm hạn chế sự xâm nhập của các nguồn ẩm và giải pháp thoát nước nhanh cho các lớp áo đường, giải pháp gia cố nền đất của lớp đáy áo đường để hạn chế nước ngầm thẩm thấu vào các lớp vật liệu của áo đường.

2.5.5 Khi diện tích lưu vực sườn núi đổ về đường lớn hoặc khi chiều cao mái dốc (taluy) đường đào lớn hơn hoặc bằng 12 m

  • Phải bố trí rãnh đỉnh để ngăn chặn nước chảy về đường và dẫn nước về công trình thoát nước, về sông suối hay chỗ trũng cạnh đường, không để nước đổ trực tiếp vào rãnh biên;
  • Ở các đoạn đường có khả năng sụt trượt, sạt lở taluy đường thì phải sử dụng các loại rãnh đỉnh bằng bê tông hoặc đá xây để đảm bảo thoát nước nhanh và ngăn chặn không cho nước thấm xuống đất, đảm bảo đất trên sườn núi và mái dốc (taluy) đường không bị ẩm ướt.

2.5.6 Nền đường đắp và đường đào có chiều cao mái dốc (taluy) lớn hơn 12 m thì bắt buộc phải tính toán ổn định chống trượt mái dốc (taluy) nền đường.

2.5.7 Đối với nền đường đắp trên nền đất yếu, nền đường đắp qua bãi sông, thung lũng, nền đường chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng và thủy triều và nền đường chạy dọc theo sông suối mái dốc (taluy), đường bị ngập thì bắt buộc phải tính toán ổn định mái dốc (taluy) nền đường chống sạt lở có xét thêm tác động của lực thủy động khi nước rút.

2.6 Kết cấu áo đường

2.6.1 Phần xe chạy, các làn chuyển tốc, dải an toàn, dải dừng xe khẩn cấp, quảng trường, bãi đỗ xe phải có kết cấu áo đường.

2.6.2 Kết cấu áo đường phải phù hợp với lưu lượng giao thông, thành phần dòng xe, cấp hạng đường, đặc tính sử dụng của công trình và yêu cầu vệ sinh đô thị. Kết cấu áo đường phải đủ cường độ, đảm bảo độ ổn định về cường độ, không phát sinh bụi, đảm bảo độ bằng phẳng, độ nhám, dễ thoát nước theo các quy định kỹ thuật đối với thiết kế áo đường.

2.7 Đường ô tô chuyên dụng

Độ dốc của đường ôtô chuyên dụng phục vụ việc vận chuyển cho khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, bến cảng (thành phần xe chạy trên đường chủ yếu là các xe tải nặng, xe tải kéo móc, xe công ten nơ) được quy định như sau:

  • Độ dốc dọc lớn nhất của đường thiết kế là 4%;
  • Độ dốc siêu cao lớn nhất là 6%;
  • Bán kính tối thiểu đường cong nằm tính toán cho trường hợp trên đường có nhiều xe rơ-moóc phải phù hợp với loại xe có kích thước lớn nhất;
  • Phải có biện pháp giảm tiếng ồn (tường chắn ồn, dải cây xanh cách ly,…) và giảm ô nhiễm môi trường không khí khi đường chuyên dụng đi qua các khu vực đông dân cư.

2.8 Công trình phục vụ giao thông công cộng

2.8.1 Yêu cầu chung

1) Đô thị từ loại 3 trở lên phải thiết kế mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt.

2) Mạng lưới tuyến xe buýt, số lượng tuyến xe buýt và các điểm dừng, điểm đầu cuối cần được xác định sơ bộ trong đồ án quy hoạch chung đô thị và dựa vào nhu cầu đi lại trong tương lai tối thiểu 5 năm. Tuyến xe buýt phải được ưu tiên thiết kế trên các trục đường phố cấp đô thị trở lên.

3) Chiều dài tối thiểu của một tuyến xe buýt là 5 km.

4) Các loại hình giao thông công cộng bằng đường sắt nhẹ (LRT), tàu điện trên cao, tàu điện ngầm … có năng lực vận chuyển hành khách từ trung bình tới rất cao, do có suất đầu tư lớn và thi công phức tạp nên cần được nghiên cứu kỹ từ giai đoạn quy hoạch vùng đô thị;

5) Cần xây dựng mạng lưới giao thông công cộng một cách toàn diện, tích hợp hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thiết kế cho phép tiếp cận an toàn thuận tiện với các dịch vụ đa phương thức của mạng lưới, đồng thời dễ dàng tiếp cận giữa các loại hình giao thông công cộng và cá nhân khác;

6) Phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với dịch vụ giao thông công cộng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.8.2  Điểm dừng xe buýt

1) Không được bố trí điểm dừng trên các đoạn đường cong có bán kính nhỏ hơn bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường và trên các đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn.

2) Khoảng cách chỗ dừng xe buýt theo một chiều xe chạy tối thiểu là 300 m. Chỗ dừng xe buýt không được bố trí đối xứng trong trường hợp đường không có dải phân cách giữa.

3) Điểm dừng xe buýt phải có thiết kế thân thiện với người khuyết tật và dễ dàng tiếp cận cũng như tiện lợi, an toàn cho người đi bộ.

2.8.3 Điểm đầu cuối xe buýt

1) Ưu tiên kết hợp điểm đầu cuối xe buýt với bến xe đô thị hoặc các điểm đầu cuối của các loại hình phương tiện giao thông công cộng khác như BRT, tàu điện đô thị để tăng tính kết nối và giảm chi phí.

2) Tùy vào quy mô và vị trí mà các điểm đầu cuối xe buýt cần tích hợp đầy đủ hoặc một phần các chức năng cần thiết sau, bao gồm bãi đỗ xe buýt, bãi đỗ kết nối, đường đi lại trong bãi đỗ, nhà chờ, trạm bán và soát vé, bộ phận bảo vệ an toàn, cảnh quan và các tiện ích phục vụ khác như nhà vệ sinh, khu vực ăn uống mua sắm đơn giản, máy ATM…

3) Tốc độ thiết kế của xe buýt ở bên trong điểm đầu cuối xe buýt phải nhỏ hơn tốc độ của đường nhánh rẽ vào, trung bình khoảng dưới 20 km/h.

4) Chiều rộng và diện tích của khu vực đỗ xe buýt thay đổi tùy thuộc vào cách thức đỗ xe (45 độ, 60 độ, 90 độ). Chiều rộng một khoang đỗ là 3m bao gồm chiều rộng xe buýt và khoảng trống hai bên thân xe. Bán kính rẽ phải của xe buýt trong bãi đỗ tối thiểu là 15 m. Lối vào điểm đầu cuối xe buýt tối thiểu 7,5 m với đường 2 làn và 15 m với đường 4 làn.

2.8.4 Đường và làn xe buýt nhanh (BRT)

1) Đường xe buýt BRT có thể được bố trí theo các hình thức sau: Chạy trên làn đường riêng khu vực phân cách giữa; chạy theo làn đường đường riêng khu vực sát hè; chạy theo tuyến riêng.

2) Phải thiết kế làn riêng cho xe BRT trong mọi trường hợp và có giải pháp phân cách làn xe BRT với các làn xe khác cùng hoạt động trên tuyến đường phố.

3) Tại các nút giao, phải ưu tiên xe BRT vận hành bằng hệ thống đèn tín hiệu tự động và kiểm soát các luồng giao thông khác cắt ngang qua.

4) Chiều rộng tối thiểu của một làn BRT là 3 m, chiều rộng tối thiểu của dải an toàn là 0,5 m.

2.8.5 Trạm dừng BRT

  • Khoảng cách trung bình giữa các trạm dừng trên tuyến BRT không lớn hơn 800 m và không nhỏ hơn 300 m.
  • Khoảng cách từ trạm dừng đến nút giao thông phải đảm bảo tối thiểu 30 m tính từ mép vạch sơn cho người đi bộ qua đường tới đuôi xe BRT tại điểm dừng gần nút giao thông nhất (đối với trạm đặt sau nút) và từ vạch dừng xe tới đầu xe BRT tại điểm dừng gần nút nhất (đối với trạm đặt trước nút)
  • Bề rộng tối thiểu của trạm BRT là 3,0 m.
  • Chiều dài trạm dừng BRT xác định theo số lượng điểm dừng xe BRT nhưng không được nhỏ hơn 23,0 m.
  • Chênh lệch cao độ giữa sàn nhà chờ BRT và sàn xe BRT không được vượt quá 4 cm.
  • Nhà chờ BRT phải thiết kế mái che cho hành khách và các thiết bị đặt tại trạm BRT. Diện tích mái che tối thiểu 0,9 m2/1 hành khách chờ tại trạm.
  • Thiết kế nhà chờ BRT phải đảm bảo không bị cản tầm nhìn từ hai phía trong và ngoài trạm. Phải bố trí các tiện nghi cho hành khách bao gồm chỗ ngồi, mỗi điểm tối thiểu từ 6 đến 8 chỗ; hệ thống thông tin về hành trình của tuyến BRT theo thời gian thực, bản đồ hệ thống BRT, bản đồ hệ thống GTCC khác kết nối BRT, hệ thống bán vé tự động, hệ thống an ninh.
  • Tại khu vực điểm đừng của xe BRT phải sử dụng kết cấu áo đường cứng với chiều rộng bằng chiều rộng đường BRT, chiều dài bằng tổng chiều dài điểm dừng đỗ và chiều dài gia cố 30 m theo hai hướng.

2.8.6 Ga trung chuyển, ga đầu cuối BRT và Depot BRT

  • Ga trung chuyển BRT phải thiết kế ở dạng tích hợp với các loại hình vận tải công cộng khác. Trong trường hợp bố trí ga trung chuyển độc lập thì cần đảm bảo cự ly di chuyển giữa hai loại hình vận chuyển nhỏ hơn 500m.
  • Ga đầu cuối BRT cần đảm bảo không gian cho xe BRT quay đầu và số lượng xe BRT đỗ trong giờ thấp điểm.
  • Ga có lưu lượng hành khách lớn cần bố trí các tiện ích dịch vụ công cộng, nhà vệ sinh cho hành khách.

Depot BRT phải đáp ứng yêu cầu bố trí các khu chức năng: Bãi đỗ xe BRT; khu nạp nhiên liệu cho xe BRT; khu sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện; văn phòng điều hành và các tiện nghi cho nhân viên. Diện tích Depot không nhỏ hơn 10 000 m2.

2.8.7 Các yêu cầu kết nối giao thông

2.8.7.1 Điểm đỗ xe kết nối

  • Là điểm đỗ xe kết nối các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, ô tô với phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, BRT, tàu điện đô thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới giao thông công cộng đô thị;
  • Ưu tiên kết hợp cùng với bãi đỗ xe công cộng, điểm dừng đầu, cuối xe buýt và BRT, nhà ga đường sắt đô thị;
  • Các khu vực chức năng của điểm đỗ xe kết nối: bao gồm khu vực đỗ phương tiện cá nhân, khu vực tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, các tiện ích giao thông như biển chỉ dẫn, bảng thông tin, các thiết bị ánh sáng và vệ sinh khác;
  • Khoảng cách đi bộ giữa vị trí xa nhất trong điểm đỗ xe kết nối với cửa tiếp cận phương tiện GTCC tối đa không quá 300 m.

2.8.7.2 Điểm đón trả khách kết nối

  • Là khu vực được thiết kế cho việc đón/trả khách khi tiếp cận với các dịch vụ GTCC như bến xe buýt, bến BRT, ga đường sắt đô thị, sân bay, cảng đường thủy… Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các dịch vụ đón/trả khách như taxi;
  • Ưu tiên thiết kế như 1 làn đường riêng biệt đi thẳng hoặc đi vòng và lưu thông một chiều nhằm mục đích tối đa hóa chiều dài và tối thiểu hóa diện tích, bảo đảm luồng giao thông thông suốt và tránh các xung đột gây tắc nghẽn;
  • Thiết kế cần kết nối trực tiếp với lối vào/ra của nhà ga để thuận tiện cho hành khách và người lái xe có thể gặp nhau một cách nhanh nhất. Khoảng cách đi bộ xa nhất từ cửa ra vào nhà ga tới điểm kết nối đón trả khách không vượt quá 200 m. Chiều rộng tối thiểu của khu vực đứng chờ đón/trả là 7 m.

2.9 Cầu trong đô thị

1) Phải đảm bảo an toàn giao thông trên và dưới cầu.

2) Vị trí, kiến trúc cầu phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3) Mặt đường trên cầu phải có độ nhám, dốc thoát nước, mui luyện, siêu cao…phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

4) Mố trụ phải được bảo vệ chống va chạm do xe cộ, tầu thuyền đi lại dưới gầm cầu.

5) Đối với cầu vượt sông (biển) khổ giới hạn theo chiều đứng từ mực nước cao nhất (mức nước lịch sử với tần suất thiết kế) tới điểm thấp nhất ở đáy kết cấu nhịp được quy định tối thiểu là 0,5 m (nếu có cây trôi thì tối thiểu là 1,0 m); tới mặt tấm kê gối cầu được quy định tối thiểu là 0,25 m; đồng thời phải đảm bảo thông thuyền (nếu có) với khổ giới hạn tùy theo cấp sông quy định tính từ mức nước thông thuyền thiết kế theo quy định hiện hành về giao thông đường thủy.

6) Đối với cầu vượt qua đường bộ

  • Khổ tĩnh không tối thiểu tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều cao là 5 m đối với đường cao tốc; 4,75 m đối với đường cấp đô thị và khu vực; 4,50 m đối với đường cấp nội bộ;
  • Trường hợp phần giao thông dành cho xe đạp, đi bộ được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ô tô, tĩnh không tối thiểu cao 2,5 m.

7) Đối với đường đô thị vượt qua đường sắt, đường xe điện, khổ tĩnh không lấy theo quy định của khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt hoặc đường xe điện.

8) Hai bên lề cầu phải có lan can, rào chắn đảm bảo an toàn xe chạy, người đi bộ trên cầu.

9) Đối với cầu có thiết kế đường cho người đi bộ phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

10) Độ cao phần đường bộ hành trên cầu phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 m tính từ mặt đường xe chạy. Chiều cao tay vịn lan can trên cầu tối thiểu là 1070 mm.

11) Hệ thống thoát nước trên mặt cầu phải bảo đảm thu nước mưa vào ống thoát nhanh chóng nhất và chảy vào hệ thống thoát nước mưa của đô thị.

  • Độ dốc ngang mặt cầu (trên các đoạn không có siêu cao) là 2%;
  • Diện tích mặt cắt ngang tối thiểu của ống thoát nước phải là 1,0 cm2/1m2 mặt cầu;
  • Đường kính thông thủy của ống thoát nước không được nhỏ hơn 150 mm;
  • Miệng hố ga thu nước phải có nắp đậy, có lưới chống rác;
  • Tại những nơi có đường chui dưới cầu phải bố trí máng thu và ống thoát nước ra bên ngoài phạm vi của đường chui.

12) Công trình cầu phải chịu được các loại tải trọng và tổ hợp bất lợi nhất các tác động trong suốt tuổi thọ của công trình.

13) Phải đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng và an toàn giao thông trên cầu.

2.10 Công trình giao thông ngầm đô thị

2.10.1 Yêu cầu đối với công trình giao thông ngầm đô thị

1) Công trình giao thông ngầm đô thị phải đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; kết nối hợp lý và đồng bộ với các công trình ngầm và giữa các công trình giao thông ngầm với các công trình trên mặt đất; bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, yêu cầu về bảo vệ môi trường; yêu cầu an toàn đối với các công trình lân cận trên mặt đất.

2) Các công trình giao thông ngầm đô thị phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị, những nơi hạn chế đất đai dành cho giao thông, hoặc tại các nút giao có lưu lượng xe lớn thường gây ùn tắc.

3) Xây dựng các công trình giao thông ngầm đô thị phải căn cứ vào đặc điểm của địa hình, địa mạo; vị trí của những công trình xây dựng hiện hữu bên trên mặt đất, cũng như mạng lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật bên dưới; điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn.

2.10.2 Không gian xây dựng công trình hầm đường bộ đô thị

1) Khi thiết kế và xây dựng hầm đường bộ trong đô thị phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế – kỹ thuật.

2) Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên đường cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành, bảo dưỡng hầm.

3) Đối với hầm cho người đi bộ trong đô thị, phải xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các chức năng kết hợp khác. Phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

4) Đối với các hầm đường bộ đô thị: cho phép xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công viên, bãi đỗ xe và các công trình công cộng khác trên mặt đất, nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn và sử dụng của các công trình liền kề.

2.10.3 Quy định về thiết kế hình học hầm đường bộ đô thị

1) Mặt bằng hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.1 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về tầm nhìn, về bán kính đường cong nằm tối thiểu.

2) Mặt cắt dọc hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.2 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về bán kính tối thiểu đường cong nằm, chiều dài tối thiểu đổi dốc, bán kính tối thiểu đường cong đứng lồi, đường cong đứng lõm, chiều dài đường cong đứng tối thiểu, độ dốc dọc tối thiểu đảm bảo thoát nước tự nhiên của các rãnh biên.

3) Mặt cắt ngang hầm đường bộ

  • Mặt cắt ngang hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định trong mục 2.2.3 và các quy định kích thước tối thiểu trong Bảng 4 về số làn xe của phần xe chạy, chiều rộng 1 làn xe, chiều rộng dải an toàn và Bảng 5 về độ dốc ngang phần xe chạy;
  • Kích thước mặt cắt ngang bên trong hầm giao thông phải được xác định trên cơ sở đảm bảo lưu lượng giao thông quy định đối với cấp đường thiết kế có xét thêm không gian đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng, cấp cứu, biển báo.

2.10.4 Yêu cầu về hệ thống công trình phụ trợ trong hầm đường bộ

1) Hệ thống hầm thoát hiểm

  • Đối với hầm đường bộ đô thị có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 500 m, phải xây dựng hầm thoát hiểm;
  • Trường hợp xây dựng 2 hầm trên tuyến thì không yêu cầu xây dựng hầm thoát hiểm riêng mà sử dụng hầm này làm chức năng thoát hiểm cho hầm kia;
  • Hầm ngang nối từ hầm chính sang hầm thoát hiểm được xây dựng với khoảng cách tối đa 400 m cho người và tối đa 1 600 m cho xe ô tô.

2) Điểm dừng xe khẩn cấp trong hầm

Phải xây dựng các điểm dừng xe khẩn cấp với khoảng cách tối đa 400 m cho mỗi chiều xe chạy.

2.10.5 Hệ thống phòng chống cháy nổ

Hệ thống phòng chống cháy nổ trong hầm giao thông phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2021/BXD và được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt.

2.10.6 Hệ thống thông gió

  • Việc thông gió phải đảm bảo hạ tỷ lệ khí độc thấp hơn nồng độ cho phép theo bảng 9;

Bảng 9 – Nồng độ khí độc tối đa cho phép

Tên chất khí Nồng độ
Oxýt các bon (CO) 0,02
Oxýt Ni tơ (N2O5) 0,005
Oxýt Lưu huỳnh (SO2) 0,02
Sunfua Hyđro (H2S) 0,01
Mê tan (CH4) 0,002
Cacbonic (CO2) 5,0
  • Trong trường hợp hầm thông gió tự nhiên không đảm bảo các yêu cầu về tỷ lệ khí độc thấp hơn nồng độ cho phép thì phải bố trí hệ thống thông gió nhân tạo.
  • Lượng khói hạn chế tầm nhìn và lượng khí thải phải được kiểm soát, đáp ứng các quy định về xây dựng các công trình giao thông.

2.10.7 Hệ thống chiếu sáng

Phải bố trí hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt cũng như các yêu cầu an toàn cho các phương tiện và cho người khi qua hầm. Hệ thống chiếu sáng cho hầm giao thông phải tuân thủ QCVN 07-7:202x/BXD.

2.10.8 Hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, biển báo

Phải bố trí hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, biển báo trong hầm đường bộ, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông khi qua hầm. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống này phải phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.10.9 Hệ thống cấp nước và thoát nước

1) Phải bố trí hệ thống cấp thoát nước cho hầm đường bộ, đảm bảo yêu cầu khai thác vận hành hầm an toàn.

2) Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước mặt chảy vào từ cửa hầm và nước rửa hầm. Hệ thống thoát nước trong hầm phải tuân thủ QCVN 07-2:202x/BXD.

3) Hệ thống cấp nước phải đảm bảo đủ lưu lượng và áp lực cho các yêu cầu về khai thác sử dụng, vệ sinh công nghiệp và cho công tác phòng chống cháy trong hầm.

2.11 Trạm giám sát giao thông

1) Mục đích để thu thập dữ liệu giao thông để phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát quản lý giao thông hiệu quả và đồng bộ, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu về dữ liệu giao thông ở cấp quốc gia và địa phương.

2) Có hai phương pháp chung được sử dụng để thu thập dữ liệu giao thông: tự động và thủ công. Ưu tiên sử dụng công nghệ tự động để thu thập dữ liệu giao thông.

3) Các thiết bị giám sát giao thông được đặt tại một vị trí cụ thể trên đường. Vị trí này thường đại diện cho các đặc điểm của một đoạn đường nhất định. Dữ liệu thu được tại điểm này sẽ sử dụng để ngoại suy cho toàn bộ tuyến đường.

4) Các thiết bị giám sát giao thông cần được tích hợp trong Hệ thống giao thông thông minh (ITS) của đô thị, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành toàn bộ giao thông trong thành phố.

5) Hệ thống phát hiện video (Video Detection Systems): hay còn gọi là hệ thống camera giao thông CCTV. Bao gồm một hoặc nhiều camera, một máy tính dựa trên bộ vi xử lý để số hóa và phân tích hình ảnh cũng như phần mềm để diễn giải hình ảnh và chuyển đổi chúng thành dữ liệu luồng giao thông.

6) Vị trí camera giao thông cần lựa chọn dựa trên mức độ bao phủ quan sát và yêu cầu bảo trì bảo dưỡng, đồng thời cũng cần lưu ý tới địa hình khu vực cài đặt để giảm thiểu vật cản và nâng cao tối đa tầm nhìn rõ ràng.

7) Các vị trí ưu tiên cài đặt camera giao thông: vị trí thường xuyên tắc nghẽn và có lưu lượng lớn, vị trí có điều kiện thời tiết bất lợi đã được biết trước, vị trí hay có các sự cố lặp lại.

8) Các trạm giám sát giao thông cần trực thuộc một trung tâm điều hành quản lý giao thông, là đơn vị sử dụng công nghệ để kiểm soát mạng lưới giao thông, giám sát tín hiệu giao thông, chủ động triển khai các chiến lược quản lý giao thông để giảm tắc nghẽn và điều phối các đơn vị quản lý giao thông khác trong các sự kiện đặc biệt, trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong giao thông đi lại hàng ngày.

9) Các đường đô thị nếu có thu phí thì phải áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC).

2.12 Vận hành, bảo dưỡng và bảo trì

2.12.1 Vận hành

1) Vận hành khai thác công trình giao thông phải đảm bảo bao quát các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, tốc độ, thành phần xe, bố trí làn xe nhằm bảo đảm cho việc khai thác công trình đúng công suất, công năng, bảo đảm an toàn, duy trì tuổi thọ công trình, thiết bị công trình theo thiết kế.

2) Vận hành khai thác công trình giao thông phải bảo đảm bảo về an toàn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ và các nội dung khác có liên quan.

3) Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình giao thông phải phù hợp với các hạng mục công trình, loại công trình, cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.

2.12.2 Bảo dưỡng, bảo trì

1) Bảo trì công trình giao thông phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.

2) Các hạng mục công trình giao thông phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong suốt thời hạn sử dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình để làm cơ sở cho việc bảo trì công trình đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

3) Khi hết thời hạn sử dụng công trình hoặc hạng mục công trình giao thông, phải tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng công trình để sửa chữa lớn hoặc cải tạo, nâng cấp nhằm duy trì chức năng sử dụng của công trình hoặc hạng mục công trình.

4) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình giao thông có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng cần được kiểm định chất lượng để đưa ra đánh giá chất lượng, nguyên nhân hư hỏng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời khắc phục tình trạng hư hỏng các hạng mục công trình giao thông.

5) Bảo dưỡng, bảo trì công trình đường giao thông được thực hiện theo kế hoạch hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.

6) Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, ứng dụng khoa học công nghê trong công tác theo dõi, kiểm định chất lượng thường xuyên trên các công trình giao thông.

 

3   QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế các công trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình giao thông đô thị thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 07-4:202x/BXD phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.2 Việc thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình giao thông đô thị được tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó phải có nội dung về sự tuân thủ các quy định của QCVN 07-4:202x/BXD đối với các công trình thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.

 

4   TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình giao thông đô thị và khu dân cư phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

5   TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-4:202x/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình cấp điện

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Electricity Supply

 

  1. QUY ĐỊNH CHUNG
    • Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tư xây dựng mới, cải tạo, quản lý và nâng cấp các công trình cấp điện.

Các quy định trong quy chuẩn này áp dụng cho các công trình cấp điện, bao gồm công trình trạm phát điện, trạm biến áp truyền tải và phân phối, lưới điện truyền tải và phân phối.

1.2.   Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình cấp điện.

1.3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu việt dẫn được tham chiếu dưới đây là cần thiết trong quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu tham chiếu được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN01:2021/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng;

QCVN 03: 2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

QCVN QTĐ 7: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. Tập 7. Thi công các công trình điện;

QCVN QTĐ 8: 2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. Tập 8. Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp;

QCVN QTĐ 621:2015/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện; Phần 1 Hệ thống lưới điện.

  • Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được được hiểu như sau:

1.4.1.

Trạm điện

Một phần tử trong hệ thống cung cấp điện, có thể là trạm phát điện, trạm biến áp, trạm đóng cắt hoặc trạm bù công suất phản kháng.

1.4.2

Lưới truyền tải và phân phối điện

Các tuyến đường dây điện lắp đặt nổi hoặc ngầm có cấp điện áp từ 0.4kV đến 500 kV, cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện sinh hoạt, khu nhà ở trong tuy nen kỹ thuật, công trình công cộng, cơ sở sản xuất, công trình khai thác mỏ và khoảng sản, công trình giao thông, phụ tải điện khu cây xanh – công viên, phụ tải điện chiếu sáng công cộng.

1.4.3

Hệ thống điện

Tập hợp các các phần tử nhà máy điện, trạm điện và lưới điện đựợc kết nối liên tục với nhau trong quá trình sản xuất, biến đổi và phân phối điện năng.

1.4.4

Công trình cấp điện

Công trình xây dựng các phần tử của hệ thống điện để cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện, khu nhà ở trong tuy nen kỹ thuật, công trình công cộng, cơ sở sản xuất, công trình khai thác mỏ và khoảng sản, công trình giao thông, phụ tải điện khu cây xanh – công viên, phụ tải điện chiếu sáng công cộng.

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1   Yêu cầu về xây dựng

2.1.1. Công trình cấp điện phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

2.1.2. Kết cấu xây dựng nhà cửa, cột, trụ của hệ thống cấp điện phải đảm bảo ổn định, bền vững dưới tác động của tải trọng, điều kiện tự nhiên trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình. Điều kiện tự nhiên dùng cho xây dựng công trình phải phù hợp với quy chuẩn QCVN 02: 2021/BXD.

2.1.3. Các công trình cấp điện khi xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại QCVN QTĐ 05:2009/BCT, QCVN QTĐ 07:2009/BCT và QCVN QTĐ 08:2010/BCT.

2.1.4. Lưới điện

Yêu cầu kỹ thuật đối với lưới điện phân phối và truyền tải, phải tuân thủ các quy đinh tại Quy phạm trang bị điện và đáp ứng các yêu cầu được quy định tại QCVN: 2015/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện.

2.1.5.Trạm biến áp truyền tải và trạm biến áp phân phối

1) Các trạm biến áp 500kV, 220 kV phải được quy hoạch ở khu vực ngoại thị. Trường hợp bắt buộc phải đưa vào khu vực nội thị thì không được quy hoạch tại các trung tâm đô thị, vị trí lắp đặt trạm biến áp phải có đủ các hành lang an toàn để lắp đặt các ngăn lộ xuất tuyến đến và xuất tuyến đi trong trạm biến áp.

2) Các trạm biến áp 220kV, 110 kV đặt trong khu vực nội thị thuộc các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải xây dựng trạm trong nhà. Đối với khu vực có không gian nhỏ và hẹp, ưu tiên sử dụng các trạm GIS kín, hoặc nửa kín nửa hở.

3) Các trạm biến áp phân phối được xây dựng trong khu vực nội thị có thể sử dụng trạm trong nhà hoặc trạm ngoài trời tuỳ thuộc vào quy mô thực tế.

4) Các lộ xuất tuyến đến và đi của các trạm biến áp phân phối (các trạm trong nhà và ngoài trời) được xây dựng trong khu vực nội thị, phải sử dụng cáp ngầm đối với đường dây trung áp và hạ áp.

2.1.6. Phụ kiện đường dây

  • Đối với mạng điện trung áp trở lên, dây dẫn phải có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của lưới điện khu vực và quốc gia;
  • Cáp điện cấp tới các trung tâm đô thị phải sử dụng cáp ngầm có đặc tính kỹ thuật đáp ứng theo quy định hiện hành của điện lực;
  • Cáp điện cấp cho các khu nhà ở, công trình ngầm và phụ tải điện trong tuy nen phải được đi ngầm và đảm bảo quy định QCVN 07-3:20xx/BXD;
  • Đối với cấp điện áp 110kV trở lên, cáp đi ngầm trong đất phải được đi trong hào kỹ thuật hoặc tuy nen, và phải đảm bảo theo quy định tại Quy phạm trang bị điện (Chương II.3) và QCVN 07-3:20xx/BXD.
  • Đối với mạng trung áp và hạ áp, cáp đi trong đô thị và nội thị phải sử dụng cáp ngầm. Dọc tuyến cáp ngầm phải có sứ báo cáp ngầm ghi rõ cấp điện áp;
  • Cáp ngầm trung thế và hạ thế đi trên hè phố trong đô thị phải được đặt trong hào kỹ thuật, và phải đảm bảo theo quy định tại Quy phạm trang bị điện (Chương II.3) và QCVN 07-3:20xx/BXD.
  • Phải có biển báo tại các vị trí giao nhau giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa.
  • Trường hợp cáp ngầm đi trong đất, có nằm trong công trình khác hoặc hướng tuyến đi chung với công trình hạ tầng kỹ thuật khác, hoặc giao nhau với công trình hạ tầng kỹ thuật khác, phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại Quy phạm trang bị điện (Chương II.3).
  • Các đường dây trên không phải đảm bảo chiều cao tĩnh không theo các quy định hiện hành.
  • Cột, móng cột, néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối của đường dây trên không:

+ Kết cấu cột điện và móng phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, ổn định và tuổi thọ dưới tác động của tại trọng, địa chất, điều kiện tự nhiên;

+  Néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của điện lực.

+  Rãnh cáp, đầu nối của đường cáp ngầm phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của điện lực.

2.1.7. Đo đếm điện năng

  • Trong các trạm biến áp, trên các đường dây truyền tải và phân phối cho các hộ dùng điện phải đặt thiết bị đo đếm công suất tác dụng và công suất phản kháng.
  • Thiết bị đo đếm điện năng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm định và niêm phong;
  • Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

 

2.2. Yêu cầu về kỹ thuật và an toàn điện

2.2.1 Yêu cầu cung cấp điện và an toàn kỹ thuật điện đối với công trình cấp điện phải tuân thủ các quy đinh tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ 6:2009/BCT, QCVN QTĐ 7:2009/BCT, QCVN QTĐ 8:2010/BCT, QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2. Bảo vệ tự động

  • Các thiết bị bảo vệ tự động trong công trình hạ tầng cấp điện phải có chức năng kết nối điều khiển từ xa, phải phát hiện đúng sự cố và kịp thời loại trừ các phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống, nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống điện làm việc an toàn, đáp ứng các quy định hiện hành liên quan khác;
  • Thiết bị bảo vệ tự phải tin cậy và đáp ứng được các chế độ làm việc của thiết bị điện, có tính chọn lọc, tác động nhanh và nhạy, đảm bảo sai số trong phạm vi cho phép, đáp ứng các yêu cầu của các quy chuẩn hiện hành liên quan khác;
  • Cho phép dùng cầu chì hoặc áptomat để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho thiết bị điện và lưới điện hạ áp. Cầu chì và máy cắt cao áp được dùng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho đường dây và máy biến áp có cấp điện áp 110kV trở xuống. Đối với các máy cắt có cấp điện áp từ 22 kV trở lên, phải có chức năng tích hợp giám sát và điều khiển từ xa. Phải đặt các thiết bị rơle để bảo vệ các phần tử quan trọng hệ thống điện có cấp điện áp từ 110kV trở xuống, như máy biến áp điện lực, các hệ thống thanh cái, các phụ tải hộ loại I và hộ loại II.
  • Phải đặt thiết bị tự động đóng lặp lại khi nguồn điện làm việc bị mất điện thoáng qua và thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng khi mất nguồn điện lưới. Các thiết bị này phải có chức năng kết nối giám sát và điều từ xa, đáp ứng quy chuẩn hiện hành.

2.2.3. Hệ thống nối đất công trình cấp điện

  • Các thiết bị điện kết nối với mạng trung áp có trung tính nối đất trực tiếp phải được nối đất an toàn. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo yêu cầu tại Quy phạm trang bị điện. Đối với mạng điện trung áp có trung tính cách ly, các thiết bị kết nối phải thực hiện theo quy định riêng của ngành (nếu có).
  • Trung tính phía hạ áp của các máy biến áp phân phối phải đựợc nối đất trực tiếp và nối đất lặp lại. Yêu cầu nối đất và giá trị điện trở nối đất phải đáp ứng yêu cầu.
  • Vỏ các thiết bị điện mạng hạ áp phải được nối đất an toàn, phù hợp với thiết bị bảo vệ. Điện trở nối đất phải đáp ứng yêu cầu.

2.2.4. Bảo vệ hệ thống chống sét

  • Trạm biến áp, đường dây và thiết bị phân phối ngoài trời có cấp điện áp 500kV, 220kV, 110kV và 22kV phải được bảo vệ chống sét;
  • Các thiết bị, hệ thống chống sét và nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải đảm bảo yêu cầu của các quy định hiện hành.
  • Tất cả các kết cấu kim loại trong công trình phải được kết nối với hệ thống nối đất chống sét.
  • Tất cả các đai và vỏ kim loại của cáp tại những chỗ giao nhau và đi sát nhau, vỏ dẫn điện của các thiết bị trong công trình phải được nối với hệ thống nối đất an toàn;
  • Đường dây dẫn điện vào công trình có điện áp dưới 1 kV, phải sử dụng cáp bọc cách điện. Tại hộp đầu cáp trạm biến áp phải đặt thiết bị chống sét hạ áp. Đai và vỏ kim loại của cáp ở đầu vào công trình xây dựng phải được nối với bộ phận nối đất của các bộ chống sét hạ áp.

2.2.5. An toàn hệ thống cung cấp điện

  • Phải đảm bảo an toàn trong thi công lắp đặt, đấu nối và vận hành;
  • Phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo/đặt biển báo an toàn cho từng loại thiết bị. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định từ lưới bảo vệ, vách ngăn tới thiết bị, và không nhỏ hơn khoảng cách quy định tuỳ theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại thiết bị.
  • Phải đặt biển báo “cáp điện lực” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim hào kỹ thuật hoặc tuy nen, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m .
  • Tại các khu vực có chất dễ cháy nổ, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Trong công trình cấp điện, chỉ được sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ chuyên dùng và đảm bảo theo các quy định hiện hành.
  • Trạm biến áp, trạm phát điện, trang thiết bị điện và đường dây cao áp, trung áp, hạ áp nội bộ phải đựợc lắp đặt và quản lý vận hành đảm bảo yêu cầu và quy định hiện hành.
  • Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm bảo an toàn, không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.

2.2.6. An toàn hệ thống phòng cháy chữa cháy

Công trình cấp điện phải có phương án cắt điện khẩn cấp tại chỗ và từ xa cho từng khu vực hay hộ tiêu thụ điện khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, nhưng vẫn phải đảm bảo cấp điện liên tục cho chiếu sáng an ninh ngoài nhà, cho các thiết bị chữa cháy, thoát nạn và cứu nạn bên trong nhà khi xảy ra hoả hoạn.

2.3. Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình cấp điện phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế các công trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình cấp điện thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 07-5:202x/BXD phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.2 Việc thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình cấp điện được tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó phải có nội dung về sự tuân thủ các quy định của QCVN 07-5:20xx/BXD đối với các công trình thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này

3.3 Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình cấp điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-3: 2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình cấp điện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình cấp điện được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình cấp điện phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-5:20xx/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn QCVN 07-5:20xx/BXD trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp điện trên địa bàn theo quy định  của  pháp luật hiện hành.

5.3 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình cấp xăng, dầu, khí đốt

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Petroleum and Gas Supply

 

1     QUY ĐỊNH CHUNG

1.1         Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, quản lý vận hành  các công trình cấp xăng dầu và khí đốt trong đô thị.

Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho:

a)     Công trình cấp xăng dầu: Cửa hàng xăng dầu.

CHÚ THÍCH: Không áp dụng cho trạm cấp xăng dầu nội bộ.

b)     Công trình cấp khí đốt đô thị: Trạm cấp khí; đường ống phân phối.

CHÚ THÍCH: Đường ống phân phối khí tính từ ranh rới bên ngoài Trạm cấp khí đến chân công trình sử dụng khí, không bao gồm đường ống bên trong tòa nhà hay bên trong công trình sử dụng khí. Áp suất làm việc của đường ống phân phối không được lớn hơn 7,0 bar. Các đường ống và các công trình khác trên đường ống cấp khí đốt có áp suất lớn hơn 7 bar phải tuân theo quy định hiện hành về An toàn công trình dầu khí trên đất liền.

1.2         Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3         Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

QCVN 29:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu;

QCVN 10:2012/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;

QCVN 01:2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

1.4         Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Cửa hàng xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu là nơi có hoạt động bán lẻ xăng dầu qua cột bơm cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. Cửa hàng xăng dầu có thể kết hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai, các loại dầu mỡ nhờn, cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông.

1.4.2

Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquified Petroleum Gas – LPG)

Sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này¸ tên tiếng Anh: Liquified Petroleum Gas (viết tắt LPG). Tại nhiệt độ, áp suất bình thường các hydrocacbon này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.

1.4.3

Khí thiên nhiên nén (Compressed Natural Gas – CNG)

Sản phầm hydrocacbon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học CH4), tên tiếng Anh Compressed Natural Gas – CNG.

1.4.4

Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquified Natural Gas – LNG)

Sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.

1.4.5

Chai chứa khí

Thiết bị tồn chứa LPG (nhỏ hơn 150 lít), CNG, LNG có thể tích nhỏ có thể di chuyển được.

1.4.6

Bồn chứa khí

Một loại bồn cố định dùng để tồn chứa khí đốt (LPG, CNG, LNG).

1.4.7

Áp suất làm việc tối đa cho phép (Maximum Allowable Working Pressure)

Áp suất đo lớn nhất mà tại giá trị này thiết bị hay bồn chứa có thể chịu được và không vượt quá ứng suất thiết kế.

1.4.8

Trạm cấp LPG

Trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp LPG từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa LPG trực tiếp qua đường ống dẫn LPG hơi đến nơi sử dụng.

1.4.9

Trạm cấp CNG

Một công trình mà các trang thiết bị của nó có thể sử dụng để tồn chứa, điều phối, giảm áp, gia nhiệt khí thiên nhiên nén (CNG).

1.4.10

Trạm cấp LNG

Một công trình mà các trang thiết bị của nó có thể sử dụng để tồn chứa, điều phối, hóa lỏng, hoặc hóa hơi khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

1.4.11

Khoảng cách an toàn

Khoảng cách nhỏ nhất cho phép tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình có chứa khí đốt (LPG, CNG, LNG) đến điểm gần nhất của các thiết bị, công trình liền kề để bảo đảm an toàn cho đối tượng được bảo vệ.

1.4.12

Đối tượng được bảo vệ

– Đối tượng được bảo vệ là các đối tượng xung quanh chịu rủi ro do các hoạt động, công trình dầu khí gây ra, bao gồm:

+ Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng.

+ Nhà ở, trừ tòa nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình dầu khí.

+ Các công trình văn hóa.

+ Đối tượng được bảo vệ khác quy định tại Nghị định của Chính phủ về An toàn công trình dầu khí trên đất liền.

1.4.13

Mức rủi ro chấp nhận được

Mức rủi ro chấp nhận được là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

1.5         Đơn vị đo lường

Bar – đơn vị đo áp suất. 1,0 Bar = 14,5 psi = 100.000 N/m2 (Pa).

Sm3 – mét khối khí tiêu chuẩn (tại điều kiện 150C, 1,0 bar).

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải được quy định ngay từ giai đoạn lập quy hoạch đảm bảo cung cấp xăng dầu, khí đốt ổn định, an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của dự án phù hợp với yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật quy định tại QCVN 01:-2021/BXD. Yêu cầu về quỹ đất, vị trí của Cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định, vị trí Trạm cấp khí phải tuân thủ quy định QCVN 01:2021/BXD. Việc lựa chọn các công nghệ, vật liệu, thiết bị, phụ kiện phải đảm bảo sử dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, chống sét, chống tĩnh điện và bảo vệ môi trường.

2.1.2. Các số liệu lựa chọn làm cơ sở thiết kế các công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải được cập nhật, có tính tới số liệu và kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo nhu cầu trong thời gian hoạt động của dự án và tuân theo quy định QCVN 02:2009/BXD.

2.1.3. Kết cấu và vật liệu của công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải đảm bảo khả năng chịu lực, ổn định và an toàn cháy nổ trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình dưới tác động của tải trọng, điều kiện tự nhiên và các tác động ăn mòn của môi trường xung quanh, tác động của quá trình vận hành. Số liệu về điều kiện tự nhiên phải tuân thủ quy định tại QCVN 02:2009/BXD.

2.2. Cửa hàng xăng dầu

2.2.1. Vị trí của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD, QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2. Công nghệ và các thiết bị của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2020/BCT.

2.2.3. Cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các yêu cầu chung về an toàn phòng cháy, nổ quy định tại TCVN 5684:2003 và phải có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định.

2.2.4. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009. Bố trí trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cố định phải tuân thủ QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5. Nhà của cửa hàng xăng dầu

2.2.5.1. Khoảng cách xây dựng nhà của cửa hàng đối với các hạng mục khác tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5.2. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; phải đảm bảo khả năng chịu lực ổn định trước tác động của trọng tải, ăn mòn của môi trường xung quanh trong suốt thời hạn sử dụng công trình.

2.2.5.3. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5.4. Đối với cửa hàng xăng dầu có kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ các quy định về yêu cầu an toàn đối với Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

2.2.6. Bể chứa xăng dầu

2.2.6.1. Vị trí, khoảng cách, quy cách vật liệu bể chứa tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.6.2. Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.

2.2.7. Hệ thống cấp thoát nước của cửa hàng xăng dầu.

2.2.7.1. Cửa hàng xăng dầu phải được cung cấp đủ nước sinh hoạt và nước chữa cháy. Nguồn cung và đường ống cấp nước theo quy định tại QCVN 01:2020/BCT.

2.2.7.2. Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo quy định tại QCVN 01:2020/BCT và được xử lý tuân thủ theo theo QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

2.2.7.3. Các công cụ, chất thải đã nhiễm dầu phải được phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

2.3. Công trình cấp khí đốt

2.3.1. Nhu cầu cấp khí đốt đô thị

Hệ thống cấp khí đốt đô thị phải đảm bảo cung cấp liên tục đáp ứng nhu cầu và áp suất của các đối tượng sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường và vào giờ cao điểm, có tính đến các nhu cầu của từng loại hình đối tượng sử dụng (dân cư, thương mại, công nghiệp) và nhu cầu có thể phát triển sau này.

2.3.2. Quy định thiết kế hệ thống phân phối khí đốt từ ngoài trạm cấp khí đến các công trình sử dụng khí

2.3.2.1. Cho phép thiết kế hệ thống phân phối theo các cấp áp suất dưới đây:

– Áp suất thấp ≤ 0,1 bar;

– Áp suất trung bình từ 0,1 bar đến ≤ 2 bar;

– Áp suất trên trung bình từ 2 bar đến ≤ 7 bar.

2.3.2.2 Quy định thiết kế mạng cung cấp khí đốt

– Cho phép thiết kế hệ thống phân phối khi dạng mạch cấp vòng hoặc mạch cấp song song;

– Hệ thống cấp khí phải được phân vùng, phân khu có khả năng cách ly lẫn nhau bằng các cụm van cách ly và cụm van chờ đảm bảo khả năng cách ly một khu vực mà vẫn có thể cung cấp liên tục cho các khu vực khác khi một khu vực phải tạm dừng để bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định hoặc do sự cố cháy nổ.

2.3.3. Trạm cấp khí được phân loại theo các nguồn khí sử dụng:

– Trạm cấp LPG.

– Trạm cấp CNG.

– Trạm cấp LNG.

– Trạm giảm áp (nếu nguồn cung cấp lấy từ đường ống vận chuyển khí cao áp).

2.3.4. Khoảng cách an toàn từ các Trạm cấp khí đốt tới các đối tượng được bảo vệ bên ngoài phải tuân thủ quy định quy chuẩn chuyên ngành liên quan phù hợp với từng loại hình tồn chứa khí. Trong mọi trường hợp, bố trí vị trí Trạm cấp khí phải được sự thỏa thuận của Công an phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

2.3.5. Trạm cấp LPG

2.3.5.1. Tồn chứa bằng chai: trạm cấp LPG bằng chai chứa phải tuân thủ yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.5.2. Tồn chứa bằng bồn: trạm cấp LPG bằng bồn chứa phải tuân thủ yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.5.3. Quy định về khoảng cách an toàn của trạm cấp LPG tới các đối tượng được bảo vệ phải tuân thủ quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.6. Trạm cấp CNG

2.3.6.1. Trạm cấp CNG phải được bố trí đủ khoảng cách an toàn tới các đối tượng được bảo vệ theo các tiêu chuẩn chuyên ngành tùy theo sức chứa. Trong mọi trường hợp, khoảng cách từ bốn chứa CNG tới đường đi bộ không nhỏ hơn 15 m, tới tòa nhà dân dụng không nhỏ hơn 25m, tới công trình công cộng quan trọng không nhỏ hơn 50 m.

2.3.6.2. Trạm cấp CNG được cấp bằng thiết bị tồn chứa CNG di động (xe chở CNG) phải bố trí khu vực cách ly để đỗ thiết bị tồn chứa CNG di động. Khu vực cách ly xe chở CNG phải đảm bảo thuận tiện ra vào, đảm bảo an toàn cho người và các hạng mục khác của trạm.

2.3.6.3. Trạm cấp CNG tồn chứa bằng nhiều chai chứa cố định

– Khi sử dụng nhiều cụm tồn chứa đặt cạnh nhau, khoảng cách giữa các cụm tồn chứa không được nhỏ hơn 2 m; nếu sử dụng cụm chai chứa CNG đặt thẳng đứng, cụm chai chứa phải được giới hạn kích thước không lớn hơn 1,1 m chiều rộng, 5,5 m chiều dài và 1,6 m chiều cao; nếu sử dụng cụm chai chứa CNG đặt thẳng nằm ngang, cụm chai chứa phải được giới hạn kích thước không lớn hơn 1,8 m chiều cao, 7 m chiều dài và chiều rộng bằng một chai chứa nhưng không lớn hơn 2 m.

– Các chai chứa phải đặt theo một hướng để đảm bảo tiếp cận dễ dàng.

– Khi các cụm tồn chứa nằm ngang đặt song song với nhau thì các thiết bị phụ trợ chai chứa phải được bố trí để chúng không hướng vào các thiết bị phụ trợ của chai chứa khác.

– Khoảng cách giữa các chai chứa đặt nằm ngang trong mỗi cụm không nhỏ hơn 30 mm.

– Yêu cầu về đường ống, phụ kiện, bồn và chai chứa khí đường ống và phụ kiện đường ống, bồn chứa và chai chứa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn được áp dụng.

2.3.7. Trạm cấp LNG

2.3.7.1. Việc bố trí mặt bằng các tòa nhà, thiết bị công nghệ và các hạng mục, bộ phận khác phải đảm bảo đủ điều kiện cho việc vận hành, theo dõi giám sát an ninh, an toàn, bảo dưỡng và xử lý sự cố của kho LNG.

Các tòa nhà, thiết bị và các hạng mục, bộ phận khác phải được xem xét bố trí phù hợp với hướng gió chính trong khu vực và vị trí các nguồn phát tia lửa.

2.3.7.2. Vị trí trạm cấp LNG phải được bố trí đủ khoảng cách an toàn tới các đối tượng được bảo vệ, tuân thủ theo quy định tại bảng dưới đây

Khoảng cách an toàn từ bồn chứa LNG đến các đối tượng được bảo vệ và khoảng cách giữa các bồn chứa

Dung tích bồn chứa, V

m3

Khoảng cách an toàn tính từ mép ngoài khu vực ngăn tràn của bồn chứa đến đối tượng được bảo vệ (m) Khoảng cách giữa các bồn chứa (m)
Bồn chứa đặt chìm Bồn chứa đặt nổi Bồn chứa đặt chìm Bồn chứa đặt nổi
V ≤ 0,5 4,6 0 4,6 0
0,5 < V ≤ 1 4,6 3 4,6 1
1 < V ≤ 1,9 4,6 4,6 4,6 1
1,9 < V < 3,8 4,6 4,6 4,6 1,5
3,8 ≤ V < 7,6 4,6 4,6 4,6 1,5
7,6 ≤ V < 68,1 4,6 7,6 4,6 1,5
68,1 ≤ V < 114 7,6 15 4,6 1,5
114 ≤ V < 265 12,2 23 4,6 ¼ tổng đường kính hai bồn lân cận nhưng không nhỏ hơn 1,5 m
265 ≤ V < 379 12,2 30,5 4,6
379 ≤ V < 454 20 38 4,6
454 ≤ V < 757 30,5 61 4,6
757 ≤ V ≤ 4 000 45,7 91,4 4,6
V > 4 000 0,7 đường kính bồn nhưng không nhỏ hơn 30 m 4,6

2.3.8. Trạm giảm áp (nếu nguồn cung cấp lấy từ đường ống khí đốt cao áp)

2.3.8.1. Áp suất thiết kế của hệ thống phía trước trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa của hệ thống đặt trước trạm và áp suất thiết kế của hệ thống phía sau trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa của hệ thống đặt sau trạm.

2.3.8.2. Nhà xưởng và thiết bị phải được bố trí đảm bảo cách ly an toàn, kiểm tra, bảo dưỡng và thử. Hệ thống phải được trang bị đủ van cách ly và van làm sạch và vị trí xả khí để có thể giảm áp hệ thống và kiểm tra khi cần.

2.3.8.3. Bố trí hệ thống an toàn để bảo vệ các thiết bị phía hạ nguồn trạm giảm áp trong trường hợp thiết bị giảm áp không hoạt động.

2.3.8.4. Đảm bảo hệ thống đạt yêu cầu về độ tin cậy và tính năng vận hành có tính đến các yêu cầu về an toàn vận hành, khả năng đấu nối với hệ thống cung cấp tạm thời đảm bảo cung cấp liên tục, khả năng hỏng hóc và dự phòng của thiết bị.

2.3.8.5. Phải giảm thiểu khả năng xả khí thông qua hệ thống kiểm soát vận hành ra môi trường bên ngoài. Điểm phát thải khí ra bên ngoài phải được đặt tại nơi thông thoáng đáp ứng quy định về khoảng cách an toàn tới các đường điện, thông tin, các nguồn phát tia lửa điện.

2.3.9. Quy định đối với đường ống

2.3.9.1. Quy định chung:

  • 1) Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các trạm cấp khí đốt và tuyến ống phân phối khí đốt theo nhu cầu của đô thị.

2) Không quy hoạch tuyến ống dẫn khí có áp suất làm việc tối đa lớn hơn 7 bar đi xuyên qua khu vực nội thị các đô thị.

3) Quy hoạch tuyến ống phân phối khí đốt phải tính đến việc tích hợp sử dụng chung trong các tuy nen, hào kỹ thuật.

4) Đối với đường ống có áp suất làm việc tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 7 bar vận tốc khí lưu chuyển trong đường ống tối đa không vượt quá 30 m/s.

5) Đường ống dẫn khí đốt phải được đặt ngầm; đường ống đặt nổi (lộ thiên) chỉ thực hiện trong trường hợp cá biệt – khi qua sông, hồ, khe, suối, hoặc các công trình nhân tạo khác. Đối với ống thép đi ngầm phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Đoạn ống dẫn khí đốt đi ngầm qua đường có xe cơ giới chạy qua phải được đặt trong ống lồng bảo vệ.

6) Kết cấu của đường ống phải đảm bảo chịu được tải trọng của áp suất khí trong đường ống, trọng lượng ống, trọng lượng các phụ kiện đường ống, áp lực đất, áp lực nước, tải trọng tàu hỏa, ôtô, lực đẩy nổi, các tải trọng chính khác; ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, rung động hoặc động đất, các chấn động của sóng, thủy triều, các tải trọng của công trình do các hạng mục khác tác động lên đường ống và các ứng suất gây ra bởi các tải trọng thứ cấp.

7) Dọc theo đường ống dẫn khí đốt đi ngầm phải đặt các cột mốc và dấu hiệu nhận biết về cấp áp suất, số điện thoại liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường với đường ống.

2.3.9.2. Đường ống đi ngầm trong khu đô thị

1) Phải bố trí van chặn trên đường ống tại vị trí sau: trước khi kết nối với đường ống cấp vào tòa nhà; trước và sau van giảm áp; trước và sau đoạn ống vượt sông, vượt đường sắt hoặc đoạn ống giao cắt với các hạng mục công trình khác mà hoạt động của hạng mục, công trình này có khả năng tác động gây ảnh hưởng đến sự bền vững của đoạn ống giao cắt. Bố trí van chặn phải đảm bảo khả năng cô lập từng khu vực phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa (xả khí, lắp đặt và thử kín) hoặc xử lý khi có sự cố xảy ra.

2) Đường ống đi ngầm dưới đường đi bộ thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống dẫn đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,6 m.

3) Đường ống đi ngầm dưới đường phố hoặc băng ngầm ngang qua đường có xe cơ giới chạy qua thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,8 m.

4) Trường hợp không đáp ứng được độ sâu chôn ống cần thiết phải tăng cường bảo vệ bằng cách đặt trong ống lồng hoặc các kết cấu bảo vệ bên ngoài.

5) Đường ống khí đốt đi ngầm phải đảm bảo khoảng cách tới đường ống cấp nước sinh hoạt, cáp điện, cáp thông tin gần nhất không nhỏ hơn 0,3 m.

2.3.9.3. Đường ống song song với đường sắt

Khoảng cách từ mặt ngoài ống tới tim đường ray không nhỏ hơn 4 m. Không bắt buộc phải áp dụng quy định khoảng cách nêu trên trong trường hợp đường tàu hỏa đặt liền kề đường bộ:

1) Trường hợp đường ống đặt tại vị trí không bị ảnh hưởng bởi tải trọng của tàu.

2) Trường hợp đường ống được bảo vệ bởi các kết cấu bảo vệ thích hợp để tránh bị ảnh hưởng bởi tải trọng của tàu hỏa.

3) Trường hợp tải trọng của đường sắt đã được xem xét và đưa vào tính toán kết cấu đường ống.

2.3.9.4. Đường ống giao cắt với đường sắt

1) Cho phép đường ống cấp khí đốt đi ngầm cắt ngang đường sắt hoặc bố trí đường ống trên cầu vượt.

2) Khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của đường ống được bảo vệ bằng ống lồng đến đường ray tàu hỏa không được nhỏ hơn 1,7 m.

 

 

2.3.9.5. Đường ống đi qua sông

1) Khi đường ống đi qua sông, cho phép đặt ống trên cầu. Trường hợp không thể đặt ống trên cầu thì cho phép đặt ống ngay bên dưới cầu đảm bảo khoảng cách từ bề mặt ngoài của đường ống tới độ sâu lòng sông quy định không thấp hơn 4 m. Khoảng cách này không nhỏ hơn 2,5 m khi đi ống qua đường thủy.

2) Khi đường ống đi qua sông hoặc đường thủy, ống phải được lồng trong ống bảo vệ hoặc kết cấu bảo vệ phù hợp cấp áp suất khí sử dụng và có biện pháp chống phá hủy do tác động của lực đẩy nổi do ống lồng/kết cấu bảo vệ hoặc do neo đậu của tàu thuyền gây ra.

2.3.9.6 Đường ống đi chung với hạ tầng kỹ thuật khác phải tuân thủ QCVN hiện hành về Công trình hào và Tuy-nen kỹ thuật và các quy định chuyên ngành có liên quan.

2.4. Hệ thống cấp điện và chống sét

2.4.1. Cấp điện

2.4.1.1. Hệ thống dây, cáp điện và trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải phù hợp với TCVN 5334:2007, QCVN 01-2012/BCT và QCVN 01-2020/BCT.

2.4.1.2. Được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ làm nguồn điện dự phòng. Ống khói của máy phát điện phải có bộ phận dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.

2.4.1.3. Cáp điện lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ phù hợp với phân vùng nguy hiểm cháy nổ; không đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu.

2.4.1.4. Hệ thống nối đất của cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải có điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ thống nối đất an toàn.

2.4.2. Chống sét

2.4.2.1. Cụm bể chứa phải được thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng cột thu sét được nối đẳng thế, đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5 m.

2.4.2.2. Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.

2.4.2.3. Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10 Ω.

2.4.2.4. Tại vị trí nạp xăng dầu, khí đốt vào bồn chứa, chai chứa của trạm xăng dầu, khí đốt phải nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện cấp.

2.4.2.5. Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10 Ω.

2.4.2.6. Hệ thống nối đất an toàn phải có trị số điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả các phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối đất an toàn.

2.4.2.7. Hệ thống nối đất này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5 m (khoảng cách trong đất).

2.4.2.8. Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu trị số điện trở nối đất không vượt quá 1 Ω.

2.5. Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình cấp xăng dầu, khí đốt phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

 

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt, là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt. Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt được tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó có nội dung về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.2. Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3. Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-6:2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này và quy hoạch cao hơn trước khi phê duyệt;

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, quản lý vận hành công trình cửa hàng xăng dầu, cấp khí đốt phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

5.2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình chiếu sáng

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Lighting

 

1.    QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành các công trình chiếu sáng đô thị và các khu dân cư.

1.1.2 Các qui định trong quy chuẩn này là những áp dụng bắt buộc phải đáp ứng trong thiết kế chiếu sáng các đường giao thông, phố buôn bán, đường hầm cho xe cơ giới, đường và đường hầm dành cho người đi bộ, đường gần sân bay, đường xe lửa, các vùng xung đột giao thông (bao gồm các nút giao thông đô thị, lối đi tại các quảng trường, tại các trung tâm đô thị và các khu vực vui chơi công cộng), đường trong công viên và vườn hoa, các sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời, nơi hành khách chờ và lên tàu trong ga tàu điện ngầm và ga tàu điện trên cao.

1.1.3 Các qui định trong quy chuẩn này không áp dụng trong các trường hợp sau đây: Thiết kế đường giao thông trong các khu công nghiệp; thiết kế chiếu sáng toàn bộ diện tích quảng trường và các khu vui chơi công cộng tập trung nhiều người; thiết kế chiếu sáng các vườn đặc biệt (vườn thú, vườn bách thảo); thiết kế nhà ga tàu hoả và tàu thủy; thiết kế cảng hàng không; thiết kế chiếu sáng sân thể thao trong nhà hoặc ngoài trời; thiết kế chiếu sáng thẩm mỹ và các công trình đặc biệt của đô thị…”.1.1.4  Các thiết bị của công trình chiếu sáng bao gồm: Trạm biến áp, cột đèn, hệ thống đường dây, tủ điều khiển và thiết bị chiếu sáng sẽ được trình bày trong các Quy chuẩn tương ứng (không thuộc Quy chuẩn này).

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

  • QCVN 03:2012/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  • QCVN 02:2021/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Chiếu sáng dự phòng (Emergency lighting)

Chiếu sáng duy trì trong điều kiện khẩn cấp, ví dụ khi có sự cố của nguồn cấp điện.

1.4.2

Cường độ sáng (Iuminous intensity)

Tỷ số giữa quang thông của nguồn sáng truyền đi trong góc khối chứa hướng đã cho (hướng α) và phần tử góc khối đó. Ký hiệu lα, (cd).

1.4.3

Độ chói mặt đường trung bình (average road surface luminance)

Độ chói tính trung bình trên bề mặt đường. Ký hiệu Ltb (cd/m2)

1.4.4

Độ đồng đều độ chói chung (overall luminance uniformity)

Tỷ số giữa độ chói cực tiểu (Lmin) và độ chói trung bình (Ltb) của toàn bộ mặt đường. Ký hiệu Uo.

1.4.5

Độ đồng đều độ chói dọc (longitudinal luminance uniformity)

Tỷ số giữa độ chói cực tiểu (Lmin) và độ chói cực đại (Lmax) theo chiều dọc của bề mặt làn đường. Ký hiệu Ud.

1.4.6

Độ rọi (iIluminance)

Tỷ số giữa quang thông của đèn tới phần bề mặt được chiếu sáng và diện tích bề mặt đó. Ký hiệu E (lx).

1.4.7

Độ đồng đều độ rọi mặt đường (illuminance uniformity of the road surface)

Tỷ số giữa độ rọi cực tiểu (Emin) và độ rọi trung bình (Etb) mặt đường. Ký hiệu Uo(E).

1.4.8 

Độ rọi đứng hay độ rọi bán trụ (vertical illuminance or hemicylindrical illuminance)

Độ rọi trung bình trên bề mặt một hình bán trụ đứng. Ký hiệu Ebt (lx). Đối với đường cho xe cơ giới, độ rọi đứng quy định ở độ cao 0,1m từ mặt đường theo hướng vuông góc với dòng xe chạy tới. Đối với đường đi bộ, độ rọi đứng quy định ở độ cao 1,5m từ mặt đường.

1.4.9

Độ rọi mặt đường trung bình (average illuminance of the road surface)

Độ rọi tính trung bình trên bề mặt đường. Ký hiệu En (lx).

1.4.10

Độ tăng ngưỡng (Threshold Increment). Ký hiệu TI (%)

Tỷ lệ phần trăm cần tăng thêm độ tương phản cần thiết giữa vật và nền để nhìn thấy rõ vật ngang bằng như trước khi có nguồn gây lóa.

1.4.11

Giao thông cơ giới (motorized traffic)

Giao thông dành riêng cho xe có động cơ (ô tô, xe máy)

1.4.12

Giao thông hỗn hợp (mixed traffic)

Giao thông có cả xe cơ giới và người đi bộ, đi xe đạp

1.4.13

Hiệu suất sáng (luminous efficacy)

Tỷ số giữa quang thông phát ra của nguồn sáng và công suất tiêu thụ bởi nguồn, (lm/W).

1.4.14

Khoảng cách dừng (stopping distance)

Khoảng cách cần thiết để một chiếc xe di chuyển ở tốc độ thiết kế đến lúc dừng lại hoàn toàn trước cửa hầm. Khoảng cách dừng là chiều dài vùng tiếp cận hầm.

1.4.15

Lóa khó chịu (Discomfort Glare)

Lóa gây khó chịu mà không nhất thiết làm giảm sự nhìn rõ vật thể, do trong trường nhìn xuất hiện những tương phản độ chói cao.

1.4.16

Lưu lượng giao thông (traffic flow)

Số lượng phương tiện giao thông đi qua một vị trí cụ thể trong một giờ được chọn theo một chiều của đường.

1.4.17

Quang thông (luminous flux)

Đại lượng đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn phát sáng trong không gian. Ký hiệu Φ, lumen, (lm).

1.4.18

Sự thích ứng thị giác (visual adaptation)

Hiện tượng cảm nhận ánh sáng của mắt người thay đổi khi di chuyển trong các không gian có độ chói khác nhau. Sự thích ứng sáng xẩy ra khi di chuyển từ nơi có độ chói thấp sang nơi có độ chói cao. Sự thích ứng tối khi di chuyển từ nơi độ chói cao sang nơi độ chói thấp.

1.4.19

Tốc độ giới hạn (speed limit)

Tốc độ tối đa của dòng xe được phép lưu thông trên đoạn đường chỉ định.

1.4.20

Tốc độ thiết kế (design speed)

Tốc độ được chọn theo mục đích cụ thể khi thiết kế một con đường.

1.4.21

Tỷ số độ rọi hè đường (Surround illuminance Ratio)

Tỷ số giữa độ rọi trung bình trên hè (bề rộng tới 5m) hai bên đường với độ rọi trung bình của các làn đường liền kề. Ký hiệu SR.

1.4.22

Vùng xung đột giao thông (conflict areas)

Nơi các luồng xe cơ giới giao nhau (nút giao thông) hoặc chạy vào khu vực có người đi bộ, người đi xe đạp hoặc những người tham gia giao thông khác đang có mặt (trên quảng trường, khu hoạt động vui chơi công cộng trong đô thị).

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu chung

2.1.1 Công trình chiếu sáng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị hoặc khu dân cư được phê duyệt; đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao thông, an ninh trong đô thị, khu dân cư; thuận tiện trong quản lý, vận hành hệ thống công trình chiếu sáng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2.1.2. Các thiết bị và vật liệu sử dụng trong các công trình chiếu sáng phải đạt được các giá trị tiêu chuẩn định tính và định lượng quy định trong quy chuẩn, tương ứng với đối tượng được chiếu sáng.

2.1.3. Các công trình chiếu sáng phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong suốt quá trình làm việc của chúng dưới tác động của điều kiện tự nhiên theo QCVN 02:2021/BXD.

2.2   Chiếu sáng đường, phố cho xe cơ giới ban đêm

2.2.1  Yêu cầu chiếu sáng đường, phố

Chiếu sáng đường, phố phải bảo đảm làm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đường và của dòng giao thông, giúp người điều khiển phương tiện giao thông tiếp nhận đầy đủ thông tin từ các quang cảnh luôn thay đổi phía trước để có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn với tốc độ thiết kế.

Hệ thống chiếu sáng ngoài việc đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định, phải tạo được tính định hướng giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết rõ ràng hướng di chuyển.

2.2.2  Các tiêu chí của hệ thống chiếu chiếu sáng đường, phố. Yêu cầu chiếu sáng quy định theo các tiêu chí sau đây:

  • Độ chói mặt đường trung bình, ký hiệu Ltb, (cd/m2);
  • Độ đồng đều độ chói chung, ký hiệu Uo ,  Uo = Lmin / Ltb;
  • Độ đồng đều độ chói dọc,  ký hiệu Ud,  Ud = Lmin / Lmax;
  • Độ tăng ngưỡng tối đa, ký hiệu TI (%);
  • Tỷ số độ rọi hè đường, ký hiệu SR.

Các giá trị trung bình tối thiểu (hoặc tối đa đối với TI) cho trong bảng 1.            

Bảng 1 – Yêu cầu chiếu sáng các loại  đường cho xe cơ giới

 

 TT

 

Cấp đường

 

Đặc điểm

Độ chói trung bình, Ltb (cd/m2) Độ đồng đều độ chói chung, Uo Độ đồng đều  độ chói dọc, Ud Độ tăng ngưỡng TI tối đa, (%) Tỷ số độ rọi hè đường

SR

1 A-    Đường cao tốc đô thị Tốc độ cao,

lưu lượng lớn, không có phương tiện thô  sơ

 

2

 

0,4

 

0,7

 

10

 

0,5

2 B- Đường  trục chính, đường chính, đường liên khu vưc, đường vành đai  đô thị  

Có dải phân cách

Không  dải phân cách

 

1,5

 

2

 

0,4

 

0,4

 

0,7

 

0,7

 

10

 

10

 

0,5

 

0,5

3 C- Đường phố buôn bán Có dải phân cách

Không dải phân cách

1

 

1,5

0,4

 

0,4

0,6

 

0,6

15

 

15

0,5

 

0,5

4 D- Đường cấp khu vực, đường gom Hai bên đường sáng

Hai bên đường  tối

 

0,7

0,5

 

0,3

0,3

 

0,4

0,4

 

20

20

 

0,5

0,5

Để tránh lóa khó chịu do ánh sáng phản xạ từ mặt nước khi đường ướt, hệ thống chiếu sáng chỉ sử dụng kiểu đèn có cường độ sáng theo hướng cực đại (Imax) nằm trong giới hạn góc từ 0o đến 65o để chiếu sáng đường phố.

2.3   Chiếu sáng đường hầm cho giao thông cơ giới và hỗn hợp

2.3.1  Chiếu sáng các đường hầm có chiều dài khác nhau

Yêu cầu chiếu sáng cho các đường hầm dài và ngắn là khác nhau phụ thuộc khả năng người lái xe có thể nhìn xuyên qua đường hầm đến cửa ra từ một điểm ở khoảng cách phía trước cửa vào hầm (khoảng cách dừng, SD).

+ Các đường hầm ngắn hơn 25 m không cần chiếu sáng ban ngày.

+ Các đường hầm dài hơn 200 m phải luôn có ánh sáng nhân tạo ban ngày, và chiếu sáng phải bảo đảm sự thích ứng thị giác của người lái xe.

+ Các đường hầm có chiều dài từ 25 m đến 200 m hệ thống chiếu sáng ban ngày do Chủ đầu tư dự án đề xuất và Cơ quan có thẩm quyền của địa phương quyết định. Quy chuẩn yêu cầu Độ chói vùng cửa vào hầm (LCV) của loại hầm này phải đạt tối thiểu 50% Độ chói vùng cửa vào hầm xác định theo mục 2.3.4.2.

  • Phân cấp chiếu sáng đường hầm ban ngày

Yêu cầu chiếu sáng đường hầm ban ngày được quy định theo 4 cấp chiếu sáng, phụ thuộc đặc điểm giao thông (chỉ có xe cơ giới hay hỗn hợp) và lưu lượng giao thông (Bảng 2). Lưu lượng giao thông được tính theo số lượng xe mỗi giờ trên mỗi làn trong giờ cao điểm và được phân loại là cao, trung bình hoặc thấp (Bảng 3).

 

 

Bảng 2 –  Phân loại cấp chiếu sáng đường hầm

  Cấp        chiếu sáng Lưu lượng giao thông cao Lưu lượng giao thông trung bình Lưu lượng giao thông thấp
Giao thông hỗn hợp G       Giao thông riêng cơ giới G      Gi         Giao thông                  hỗn hợp Giao thông             riêng cơ giới Giao thông          hỗn hợp         Giao thông            riêng cơ giới
1 x
2 x x
3 x x
4 x

Bảng 3 – Phân loại lưu lượng giao thông

Loại lưu lượng

giao thông

Số lượng xe / giờ (a)
Đường một làn Đường hai làn
Cao >1500 >400
Trung bình 500 đến 1500 100 đến 400
Thấp <500 <100
CHÚ THÍCH:  Trên các đường không phân làn, số lượng phương tiện mỗi giờ trên mỗi làn có thể được tính bằng cách chia giá trị giờ cao điểm cho tổng số làn. Nếu phân chia hướng giao thông thực tế không được biết trên các tuyến đường hai chiều, có thể giả định rằng trường hợp xấu nhất, chiều lớn chiếm hai phần ba lưu lượng giao thông. Lưu lượng xe sau đó được chia cho số làn đường của con đường này.
a) Số lượng xe theo giờ trên mỗi làn trong giờ cao điểm.
  • Phân vùng chiếu sáng đường hầm ban ngày

Để phù hợp với sự thích ứng thị giác của người lái xe khi di chuyển trong hầm, hệ thống chiếu sáng đường hầm được chia thành 6 vùng có yêu cầu chiếu sáng khác nhau, gồm bốn vùng trong hầm và hai vùng ngoài hầm (Hình 1):

(1) Vùng tiếp cận hầm – ngoài hầm;                   (4) Vùng trong hầm;

(2) Vùng cửa vào hầm;                                         (5) Vùng cửa ra hầm;

(3) Vùng chuyển tiếp;                                           (6) Vùng thoát hầm – ngoài hầm.

 

 

 

 

Hình 1 – Sáu vùng ánh sáng của đường hầm

Vùng tiếp cận hầm nằm phía trước hầm, có chiều dài bằng “khoảng cách dừng, ký hiệu SD” phụ thuộc tốc độ thiết kế của dòng xe (Bảng 4).

Vùng cửa vào hầm là phần đường hầm đầu tiên sau cửa vào hầm, quy định có chiều dài bằng khoảng cách dừng (SD, m). Chiều dài các vùng khác của hầm quy định phụ thuộc yêu cầu độ chói theo mục 2.3.4.3 và 2.3.4.4.

Bảng 4 – Khoảng cách dừng theo các tốc độ thiết kế khác nhau

Tốc độ thiết kế, km/h Khoảng cách dừng (SD), m
120 215
100 160
85 120
70 90
60 70
50 50
CHÚ THÍCH:

(1) Tốc độ thiết kế là tốc độ khi đường hầm sử dụng bình thường. Trong trường hợp bất thường, ví dụ khi ùn tắc giao thông, tốc độ thiết kế không áp dụng.

(2) Trường hợp tốc độ thiết kế dưới 50 km/h, lấy SD = 50 m.

  • Yêu cầu Độ chói của các vùng đường hầm ban ngày

Yêu cầu chiếu sáng đường hầm quy định theo các giá trị độ chói cho các vùng và trên tường đường hầm (L, cd/m2). Riêng vùng trong hầm quy định thêm độ đồng đều độ chói chung (Uo) và độ đồng đều độ chói dọc (Ud) của mặt đường. Các tiêu chí này không cố định, mà thay đổi phụ thuộc đặc điểm giao thông của đường hầm và môi trường ánh sáng bên ngoài.

  • 3.4.1 Độ chói vùng tiếp cận hầm (L20)

Độ chói vùng tiếp cận hầm (L20) phải được đo ở điều kiện tự nhiên trong thời gian có giá trị lớn nhất của năm, trong trường nhìn hình nón góc 20° có đỉnh ở vị trí mắt của người lái xe tại điểm đầu vùng tiếp cận hầm khi nhìn vào trung tâm của cửa vào hầm (tham khảo TCVN 13419:2021 – Yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng đường hầm giao thông đường bộ).

2.3.4.2   Độ chói vùng cửa vào hầm (LCV)

Độ chói mặt đường vùng cửa vào hầm (LCV) phải có tỷ lệ hợp lý so với độ chói vùng tiếp cận hầm nhằm đạt được sự thích ứng thị giác của người lái xe khi mới qua cửa vào hầm, được xác định từ độ chói của vùng tiếp cận hầm ban ngày (L20) theo công thức (1).

LCV = k × L20        (1)

Giá trị k được chọn từ Bảng 5 theo cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe trong hầm.

Bảng 5 – Giá trị k theo cấp chiếu sáng đường hầm

và tốc độ giới hạn của dòng xe

 

Cấp chiếu sáng đường hầm

Giá trị k
Tốc độ giới hạn

50 – 70 km/h

Tốc độ giới hạn

80 – 100 km/h

Tốc độ giới hạn

110 – 120 km/h

4 0,05 0,06 0,10
3 0,04 0,05 0,07
2 0,03 0,04 0,05
1
CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị k như tốc độ 50 – 70 km/h

Độ chói mặt đường vùng cửa vào hầm LCV phải được cung cấp vào ban ngày kể từ cửa vào hầm trên suốt chiều dài 0,5 SD như trên Hình 2. Từ một nửa khoảng cách SD trở đi, độ chói sẽ giảm dần tuyến tính xuống tới giá trị ở cuối vùng cửa hầm, bằng 0,4 L­CV. Sự giảm dần trong nửa cuối của vùng cửa vào hầm cũng có thể theo từng bậc. Tuy nhiên, độ chói không được giảm thấp hơn các giá trị tương ứng với đường cong giảm dần trên Hình 2.

  • Độ chói vùng chuyển tiếp (LCT)

Từ đầu vùng chuyển tiếp ánh sáng sẽ giảm dần tới vùng trong hầm theo quy luật phù hợp với sự thích ứng tối của mắt người. Độ chói mặt đường trung bình (LCT) tại bất kỳ vị trí nào trong vùng chuyển tiếp, không được nhỏ hơn độ chói trên Hình 2.

CHÚ THÍCH: Vùng chuyển tiếp bắt đầu ngay sau vùng cửa vào hầm (t = 0 s).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2 – Đường cong giảm độ chói mặt đường vùng cửa vào hầm                       

và vùng chuyển tiếp

Chú dẫn: 1- Đoạn 50% chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng 0,5 SD

2- Toàn bộ chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng SD,

3- Chiều dài vùng chuyển tiếp

2.3.4.4   Độ chói (LTR) và Độ đồng đều độ chói (Uo và Ud) vùng trong hầm

Giá trị trung bình của độ chói mặt đường vùng trong hầm (LTR) không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 6 tương ứng với cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe.

Bảng 6 – Độ chói mặt đường vùng trong hầm (LTR)

Cấp chiếu sáng đường hầm Độ chói trung bình, cd / m2 theo tốc độ giới hạn,  km/h
  50 – 70 80 – 100 110 – 120
4 3 6 10
3 2 4 6
2 1,5 2 4
1 0,5 1,5
 CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị LTR như tốc độ 50 – 70 km/h

Độ đồng đều độ chói vùng trong hầm (Uo và Ud) không được nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 7 tương ứng với các cấp chiếu sáng đường hầm.

Độ đồng đều độ chói chung (Uo) phải được tính cho toàn bộ chiều rộng đường có các làn đường theo một chiều xe chạy và làn đường khẩn cấp nếu chúng có mặt trong đường hầm.

Độ đồng đều độ chói dọc (Ud) phải được tính riêng cho từng làn, bao gồm cả làn đường khẩn cấp.

 

Bảng 7- Độ đồng đều độ chói mặt đường vùng trong hầm

Cấp chiếu sáng hầm Độ đồng đều chung, Uo Độ đồng đều dọc, Ud
4 ≥0.4 ≥0.7
3 ≥0.4 ≥0.6
2 ≥0.4 ≥0.6
1

2.3.4.5    Độ chói vùng cửa ra hầm, LCR

Ở vùng cửa ra hầm, sự thích ứng thị giác với độ chói cao hơn (sự thích ứng sáng) xẩy ra rất nhanh nên không cần bổ sung thêm ánh sáng hỗ trợ.

2.3.4.6   Yêu cầu chiếu sáng tường đường hầm

Đối với đường hầm cấp chiếu sáng 4, độ chói trung bình của phần tường hầm đến độ cao 2m không nhỏ hơn độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.

Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 2 và 3, độ chói trung bình của phần tường hầm lên đến độ cao 2 m không nhỏ hơn 60% độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.

Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 1, không quy định độ chói cho tường hầm. Tuy nhiên, đối với các đường hầm này yêu cầu độ rọi trung bình của phần tường hầm lên tới độ cao 2m không được nhỏ hơn 25% độ rọi trung bình của mặt đường tương ứng.

2.3.5   Độ chói yêu cầu đường hầm ban đêm

Ban đêm môi trường ánh sáng trong và ngoài hầm như nhau, chiếu sáng yêu cầu trong hầm thấp hơn ban ngày, và tất cả các vùng trong hầm được chiếu sáng như nhau. Độ chói mặt đường ban đêm trong đường hầm phải ít nhất bằng độ chói của đường tiếp cận hầm (Bảng 1).

2.4   Chiếu sáng đường đi bộ và xe đạp ngoài trời

Chiếu sáng đường đi bộ và xe đạp xét đến tốc độ, lưu lượng, đặc điểm của đường tại các vị trí khác nhau trong đô thị hoặc khu dân cư.

Yêu cầu chiếu sáng quy định theo độ rọi mặt đường trung bình và tối thiểu (En,tb và En,min) và độ rọi bán trụ (Ebt), theo Bảng 8.

Bảng 8. Yêu cầu chiếu sáng đường đi bộ, xe đạp

STT Loại đường Độ rọi mặt đường, (lx) Độ rọi bán trụ,

Ebt (lx)

Trung bình,   En,tb Tối thiểu, En,min
   1 Phố buôn bán có giao thông hỗn hợp

–    Trung tâm đô thị lớn

–    Quận ngoại ô, trung tâm đô thị nhỏ

 

25

20

 

10

8

 

10

8

   2 Phố buôn bán dành riêng đi bộ

–  Trung tâm đô thị lớn

–  Đô thị  vừa và nhỏ

 

15

10

 

5

3

 

5

4

   3 Đường đi bộ, xe đạp ở công viên, vườn hoa và các khu vực khác với lưu lượng người:

– Cao (>6 người / 10 m2 đường)

– Trung bình ( 3 – 6 người / 10 m2 đường)

– Thấp ( ≤ 2 người / 10 m2 đường)

 

 

15

8

5

 

 

5

4

2

 

 

5

3

2

  4 Cầu thang bộ, cầu vượt 40 20 10

2.5   Chiếu sáng đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp

Đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp quy định riêng cho môi trường ánh sáng ban ngày và ban đêm.

Yêu cầu chiếu sáng quy định theo độ rọi mặt đường trung bình và tối thiểu (En,tb và En,min) và độ rọi bán trụ (Ebt), theo Bảng 9.

Bảng 9 – Yêu cầu độ rọi đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp

Ban ngày Ban đêm
En,tb, lux En,min, lux Ebt, lux En,tb, lux En,min, lux Ebt, lux
100 50 25 40 20 10

2.6   Chiếu sáng các vùng xung đột

Vùng xung đột trong quy chuẩn cung cấp yêu cầu chiếu sáng đối với các nút giao thông, các lối đi trên quảng trường và những khu vui chơi công cộng trong đô thị.

Yêu cầu chiếu sáng quy định theo độ chói, độ rọi mặt đường, độ đồng đều độ rọi và độ rọi bán trụ.

  • Độ chói vùng xung đột phải có mức cao hơn một cấp (thêm 0,5 cd/m2) so với mức độ chói cao nhất của các đường dẫn đến khu vực này.
  • Độ rọi vùng xung đột quy định theo độ rọi mặt đường trung bình (En,tb), độ đồng đều độ rọi, Uo(E) và  độ rọi bán trụ (Ebt), theo bảng 10.

Quy chuẩn không quy định yêu cầu chiếu sáng cho toàn bộ diện tích quảng trường và khu vực vui chơi công cộng, đặc biệt trong những ngày lễ, hội, ngày tụ tập đông người.

                       Bảng 10 – Yêu cầu độ rọi mặt đường vùng xung đột

–            Đặc điểm vị trí vùng xung đột                      Độ rọi trung bình, En,tb, (lx) Độ đồng đều độ rọi, Uo(E) Độ rọi bán trụ  

Ebt, (lx)

–          Tại trung tâm đô thị –              30 –             0,4 –            10
–       Tại các vùng  ngoài trung tâm đô thị –               20 –              0,4 –              5

2.7   Chiếu sáng các đường gần sân bay, đường xe lửa

1) Tại các khu vực gần sân bay, chiếu sáng đường không được gây nhầm lẫn với hệ thống đèn tín hiệu cất, hạ cánh của sân bay.

2) Chiếu sáng đường tại nút giao với đường xe lửa:

– Phải đảm bảo cho người lái xe khi dừng lại đủ tầm nhìn để phân biệt rõ xe cộ, lối đi, chướng ngại vật và người bộ hành;

– Phải đảm bảo độ rọi đứng để phân biệt rõ các bảng thông tin tín hiệu (Bảng 10). Màu của ánh sáng đèn giao thông không được lẫn lộn với màu của đèn tín hiệu đường sắt;

– Trong phạm vi 30 m về hai phía của nút giao, mặt đường phải có độ chói và hệ số đồng đều độ chói cao hơn phần mặt đường kế cận 10 % (theo Bảng 1).

2.8  Chiếu sáng đường trong công viên, vườn hoa

Chiếu sáng đường trong các công viên, vườn hoa phải đảm bảo an toàn và an ninh đô thị, ngăn ngừa tội phạm.

Các đường đi bộ và đi xe đạp trong công viên, vườn hoa phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn độ rọi mặt đường trung bình (En,tb), tối thiếu (En, lx) và độ rọi bán trụ (Ebt, lx) quy định trong bảng 8, mục 3, phụ thuộc lưu lượng người là cao, trung bình hay thấp.

2.9   Chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời

Chiếu sáng các sân ga, bến cảng, bến xe phải đạt được trị số độ rọi trung bình và tối thiểu trên mặt đường (En, lx) và độ rọi bán trụ (Ebt, lx) để bảo đảm an toàn và an ninh cho hành khách, theo Bảng 11.

Bảng 11 – Yêu cầu chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời

STT Đối tượng chiếu sáng Độ rọi mặt đường, En, lx Đô rọi bán trụ,

     Ebt, lx

Trung bình Tối thiểu
1 Trung tâm đô thị 30 10 10
2 Ngoài trung tâm đô thị 20 5 5

2.10   Chiếu sáng ga tầu điện ngầm, ga tàu điện trên cao

  • Yêu cầu chiếu sáng nơi hành khách chờ và lên tàu quy định theo độ rọi mặt ngang trung bình và tối thiểu cho hai trường hợp ban ngày và ban đêm khi vỏ nhà đóng kín hoặc mở lấy ánh sáng ban ngày, theo Bảng 12.
  • Bảng 12 – Yêu cầu độ rọi mặt ngang trung bình và tối thiểu của ga tàu điện

Đặc điểm vỏ nhà ga

–          Ban ngày –          Ban đêm
En,tb, lux En,min, lux En,tb, lux En,min, lux
Mở lấy ánh sáng ban ngày 50 30
Đóng kín 200 100 100 50

2.11      Hiệu quả năng lượng và môi trường

2.11.1  Các hệ thống chiếu sáng đô thị cần ưu tiên sử dụng các thiết bị chiếu sáng tiêu thụ năng lượng ít nhất. Trong các loại đèn đang sử dụng, nên ưu tiên sử dụng đèn LED – loại đèn có Hiệu suất sáng (Lm/W) cao và tuổi thọ dài nhất – đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong những năm gần đây. Cần đặc biệt ưu tiên sử dụng đèn LED trong hệ thống chiếu sáng đường hầm và đường cho người đi bộ và xe đạp.

Khi hiệu quả năng lượng được nâng cao, hiệu quả môi trường cũng được cải thiện đáng kể.

2.11.2   Phải có các thiết bị điều khiển tự động hệ thống chiếu sáng đường hầm cho xe cơ giới khi môi trường ánh sáng bên ngoài thay đổi để giảm bớt năng lượng tiêu thụ.

2.12   Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình chiếu sáng phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo quy định của quy chuẩn. Khi hết thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình và hạng mục công trình, cần phải tiến hành sửa chữa lớn nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng.

 

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1  Quy chuẩn này là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các công trình chiếu sáng.

3.2  Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình chiếu sáng dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình chiếu sáng phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3  Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình chiếu sáng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực, nếu chưa xây dựng, cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với quy chuẩn này.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành công trình chiếu sáng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này;

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình chiếu sáng được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1  Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành công trình chiếu sáng đô thị phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2  Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-7:xxxx/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn QCVN 07-7:20xx/BXD trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình chiếu sáng trên địa bàn theo quy định  của  pháp luật hiện hành.

5.3 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.       

 

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình viễn thông

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Telecommunication

 

 

1.    QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.        Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

1.2.        Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3.        Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết trong quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0) công bố kèm theo công văn số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13/9/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

QCVN 02:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCXDVN 05:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Nhà ở và công trình công cộng. An toàn sinh mạng và sức khỏe;

QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

QCVN 07-3:202x/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hào và tuy nen kỹ thuật;

QCVN 08:2010/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng;

QCVN 09:2016/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông;

QCVN 32:2020/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.

QCVN 33:2019/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

QCVN 78:2014/BTTTT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát thanh, truyền hình;

1.4.        Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Bể cáp

Tên gọi chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.

1.4.2

Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông

Công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen bố trí hệ thống kỹ thuật viễn thông)).

1.4.3

Cống cáp

Những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất để bảo vệ và dẫn cáp.

1.4.4

Cột ăng ten

Cột được xây dựng để lắp đặt ăng ten thu, phát sóng vô tuyến điện (không bao gồm ăng ten máy thu thanh, thu hình của các hộ gia đình).

1.4.5

Đô thị thông minh (ĐTTM)

Đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo và các phương thức khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân tích, dự báo, cung cấp các dịch vụ, quản lý các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ. Khái niệm ĐTTM được hiểu là ĐTTM phát triển bền vững.

1.4.6

Hào kỹ thuật

Công trình ngầm dạng tuyến, được sử dụng để lắp đặt các đường dây, cáp, đường ống các loại phục vụ các hoạt động cộng đồng. Hào kỹ thuật thường có kích thước nhỏ không cho phép con người làm việc trong đó.

1.4.7

Hầm cáp

Bể cáp có kích thước đủ lớn để nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng (thường có phần thu hẹp bên trên gồm có vai, cổ và nắp đậy).

1.4.8

Hố cáp

Bể cáp có kích thước nhỏ không có phần thu hẹp bên trên đỉnh, thường xây dựng trên tuyến nhánh để kết nối tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.

1.4.9

Khu đô thị

Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

1.4.10

Nhà, trạm viễn thông

Nhà hoặc công trình xây dựng tương tự khác được sử dụng để lắp đặt thiết bị mạng.

1.4.11

Tuy nen kỹ thuật

Công trình ngầm dạng tuyến được trang bị chiếu sáng, thông gió và các thiết bị kỹ thuật để lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường dây, cáp và đường ống kỹ thuật bố trí trong đó.

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1.    Yêu cầu chung

2.1.1. Công trình xây dựng viễn thông phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy hoạch chuyên ngành được phê duyệt.

2.1.2. Công trình tuy nen, hào kỹ thuật dùng bố trí hệ thống kỹ thuật viễn thông phải tuân thủ các quy định của QCVN 07-3:20xx/BXD.

2.1.3. Khoảng cách của tuyến cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật bố trí hệ thống kỹ thuật viễn thông với các công trình ngầm khác phải đáp ứng các yêu cầu của QCVN 33:2019/BTTTT.

2.1.4. Kết cấu và vật liệu các công trình xây dựng viễn thông phải đảm bảo độ bền, ổn định trong suốt tuổi thọ công trình dưới tác động của điều kiện tự nhiên và tải trọng trên công trình. Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong thiết kế, xây dựng phải tuân thủ QCVN 02:2021/BXD.

2.1.5. Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định hiện hành.

2.2.        Nhà, trạm viễn thông

2.2.1. Công trình nhà, trạm viễn thông phải đảm bảo độ bền, ổn định theo các quy định hiện hành.

2.2.2. Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên công trình, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian.

2.2.3. Bậc chịu lửa tối thiểu của nhà, trạm viễn thông là bậc II theo QCVN 06:2021/BXD.

2.2.4. Yêu cầu chống sét, tiếp đất phải tuân theo QCVN 09:2016/BTTTT, QCVN 32:2020/BTTTT.

2.3.        Cột ăng ten

2.3.1. Kết cấu công trình cột ăng ten và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên công trình, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian.

2.3.2. Độ cao cột ăng ten phải đáp ứng yêu cầu an toàn hàng không theo quy định của pháp luật có liên quan.

2.3.3. Khoảng cách, vị trí giữa các cột ăng ten tuân thủ theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh, thành phố.

2.3.4. Các cột ăng ten trên vỉa hè được triển khai dưới dạng ngụy trang hoặc các cột đa năng (cột đèn, cột/biển quảng cáo,…) phù hợp với cảnh quan và thân thiện với môi trường.

2.3.5. Hệ thống thu phát sóng lắp đặt trên cột ăng ten phải bảo đảm yêu cầu về phơi nhiễm điện từ theo quy chuẩn QCVN 08:2010/BTTTT, QCVN 78:2014/BTTTT.

2.4.    Cống, bể, hầm, hố cáp

2.4.1. Độ chôn sâu tối thiểu từ mặt đường, vỉa hè, dải phân cách đường đến lớp ống nhựa trên cùng phải tuân theo QCVN 33:2019/BTTTT.

2.4.2. Khoảng cách tối thiểu từ đáy bể cáp đến mép dưới ống nhựa dưới cùng là 200mm.

2.4.3. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mép ống nhựa liền kề là 30 mm.

2.4.4. Nắp bể phải ngang bằng với mặt đường hoặc vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông.

2.4.5. Kết cấu và vật liệu xây dựng cống, bể, hầm, hố cáp, nắp phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Tải trọng trên nắp bể cáp phải tuân theo QCVN 33:2019/BTTTT.

2.4.6. Đường cáp viễn thông phải được đặt trong tuy nen kỹ thuật cùng với cáp cấp điện phải tuân theo QCVN 07-3:202x/BXD.

2.5.        Mạng cáp trong khu đô thị

2.5.1. Việc thiết kế, xây dựng mạng cáp trong khu đô thị phải đảm bảo hạ tầng cung cấp thông tin liên lạc và truyền hình.

2.5.2. Hệ thống mạng cáp phải được ngầm hóa. Cống, bể, hầm, hố cáp ngầm đảm bảo sử dụng chung hạ tầng. Phải có ít nhất 02 lộ cáp từ ngoài vào khu đô thị và đến tủ phân phối cáp thông tin (viễn thông và truyền hình) và phải được tính toán đảm bảo cung cấp tốt dịch vụ.

2.5.3. Mạng cáp phải đảm bảo có sẵn tối thiểu 01 đường cáp quang chờ tới mỗi hộ dân (cáp được kéo tới vị trí chờ trong phòng khách và để thừa tối thiểu 3m, hoặc để thừa tối thiểu 20m tại vị trí thuận lợi trong căn hộ), được đấu nối tập trung tại tủ/hộp/phòng kỹ thuật của toà nhà/chung cư (tuỳ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của hộ dân sẽ đấu nối với nhà mạng Internet tương ứng) trong trường hợp hộ dân ở toà nhà/chung cư hoặc được đấu nối tập trung tại tủ/hộp cáp của doanh nghiệp viễn thông tại khu dân cư/khu đô thị/tuyến đường trong trường hợp hộ dân ở khu dân cư/khu đô thị mới.

2.5.4. Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp. Có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.

2.6.        Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông đô thị thông minh

2.6.1. Đảm bảo các yêu cầu từ 2.1 đến 2.5 trong quy chuẩn này.

2.6.2. Công bố và đảm bảo về hạ tầng viễn thông thụ động trong thiết kế, xây dựng đô thị thông minh để cung cấp đối với dịch vụ đô thị thông minh (các dịch vụ thông minh (giao thông thông minh, lưới điện thông minh, chính quyền điện tử…) theo Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0).

2.7.        Bảo trì, sửa chữa

2.7.1. Công trình và hạng mục công trình xây dựng viễn thông phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.7.2. Công tác kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình tuân thủ các quy định liên quan công tác bảo trì, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng định kỳ, xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp.

 

3.     QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ khi đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông, là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông. Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được tiến hành theo quy định hiện hành, trong đó có nội dung về sự tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

3.2 Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3 Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-8:2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định;

Dự án đầu tư đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này và quy hoạch cao hơn trước khi phê duyệt.

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

4.     TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến công tác đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng viễn thông phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

5.     TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng

National Technical Regulation on Solid Waste Collection, Treatment System

and Public Toilet

 

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3  Phân cấp công trình

Cấp công trình hoặc hạng mục công trình thu gom, xử lý chất thải rắn trong các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp do chủ đầu tư xác định và phải được người quyết định đầu tư phê duyệt. Cấp của công trình và hạng mục công trình quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng tuẩn thủ theo QCVN 03:2012/BXD.

1.4 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn ở dưới đây là cần thiết trong quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình và Thông tư số 06/2021/TT-BXD ban hành ngày 30/6/2021 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

QCVN 61-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải sinh hoạt;

QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;

QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải y tế nguy hại

QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo vệ sinh;

QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;

QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

1.5. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.5.1

Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

Tập hợp các công trình dùng cho hoạt động tập kết, trung chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn.

1.5.2

Cơ sở xử lý chất thải rắn

Các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải rắn.

1.5.3

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Được qui hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý hợp kỹ thuật vệ sinh để chôn lấp các chất thải rắn phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp chất thải rắn, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu hồi và xử lý khí từ các ô chôn lấp, trạm cung cấp điện – nước, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác.

1.5.4

Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại

Khu vực được quy hoạch, thiết kế, xây dựng để chôn lấp an toàn chất thải nguy hại đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

1.5.5

Khu xử lý chất thải tập trung

Khu xử lý chất thải tập trung là khu vực được quy hoạch để xử lý tập trung một hoặc nhiều loại chất thải bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải rắn khác, trừ hoạt động đồng xử lý chất thải và xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm. Khu xử lý chất thải tập trung là một hoặc nhiều cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp.

CHÚ THÍCH: Trong cùng khu xử lý tập trung có thể có nhiều nhà đầu tư  các công trình xử lý.

1.5.6

Nhà vệ sinh công cộng

Là một công trình cố định hoặc di động, gồm có phòng vệ sinh và khu vực rửa tay.

 

1.5.7.

Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh có bồn cầu và các trang thiết bị, đồ dùng cần thiết  cho người sử dụng, có chốt cài bên trong để bảo đảm sự riêng tư.

1.5.8.

Khu vực rửa tay

Khu vực rửa tay có bố trí các trang thiết bị dành cho việc lau, rửa tay.

1.5.9.

Trạm trung chuyển chất thải rắn

Là cơ sở tại đó chất thải rắn đô thị được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến khu xử lý  hoặc bãi chôn lấp

1.5.10.

Trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu

Là các trạm trung chuyển thực hiện chức năng nhận chất thải, phân loại, thu hồi các thành phần tái chế trong chất thải và vận chuyển phần còn lại tới khu xử lý hoặc bãi chôn lấp.

1.5.11

Vùng đệm

Khoảng đất bao quanh cơ sở xử lý chất thải rắn để giảm thiểu các tác động ô nhiễm của hoạt động xử lý đến môi trường xung quanh.

1.5.12

Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt

Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt là nơi chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt từ các loại phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thải, khu vực công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải rắn sinh hoạt sang phương tiện cơ giới có tải trọng lớn.

1.6  Yêu cầu chung

1.6.1  Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn phải được quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt

1.6.2  Nhà vệ sinh công cộng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.6.3  Các công trình xử lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo các yêu cầu bền vững, ổn định và các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) theo quy định pháp luật hiện hành.

1.6.4  Khoảng cách an toàn về môi trường của trạm trung chuyển tuân thủ theo các quy định sau:

– Trạm trung chuyển CTR không cố định phải đặt cách khu dân cư tập trung khoảng cách ATMT ≥ 10 m;

– Trạm trung chuyển CTR không cố định được thay thế bởi các phương tiện cơ giới hóa (chuyển tải trực tiếp) thì khoảng cách ATMT ≥ 5 m;

– Trạm trung chuyển cố định, trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 20 m.

1.6.5  Nhà vệ sinh công cộng phải phù hợp với quy hoạch và cảnh quan chung của đô thị.

1.6.6  Các địa điểm đô thị phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng được quy định theo Bảng 1.

Bảng 1 – Các địa điểm đô thị phải bố trí nhà vệ sinh công cộng

TT Các địa điểm phải bổ trí nhà vệ sinh công cộng
1 Quảng trường
2 Công viên, vườn hoa, vườn thú
3 Ga tàu hỏa, tàu điện
4 Bến xe khách, bến xe buýt đầu và cuối, các trạm xăng dầu
5 Ga hàng không
6 Bãi đỗ xe
7 Trung tâm thương mại, chợ
8 Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, ăn uống, giải khát
9 Các tuyến đường vành đai của đô thị
10 Các trục đường phố chính của đô thị

1.6.7 Nhà vệ sinh công cộng ở các bến xe, bến tàu, bến cảng, sân vận động (nhà thi đấu) phải đảm bảo chỉ tiêu diện tích xây dựng theo lượng người tập trung cao nhất và không nhỏ hơn 15m2/1000 người, không vượt quá 25m2/1000 người.

1.6.8. Nhà vệ sinh công cộng ở trong khuôn viên vườn hoa phải đảm bảo khoảng trống cho xe thông hút dễ dang thao tác với cự ly không lớn hơn 7 m.

1.6.9. Nhà vệ sinh công cộng dọc đường phố phải đảm bảo chỉ tiêu diện tích xây dựng không nhỏ hơn 10m2/1000 người, không vượt quá 15m2/1000 người (tính theo lượng người lưu động một ngày đêm)

1.6.10 Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm.

1.6.11 Trong cơ sở xử lý chất thải rắn hệ thống giao thông phải đảm bảo cho các loại xe trong các khu vực xử lý hoạt động thuận tiện, dễ dàng quay xe, tránh nhau, liên hệ giữa các khu chức năng trong cơ sở xử lý.

1.6.12  Hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong cơ sở xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Thiết bị phòng hỏa phải được thiết kế theo QCVN 06:2021/BXD và các tiêu chuẩn PCCC hiện hành.

– Hệ thống cấp nước chữa cháy phải là mạng lưới cấp nước độc lập được bố trí theo dạng vòng.

1.6.13. Hệ thống chống sét tại khu xử lý chất thải rắn phải được thiết kế theo TCVN 9385:2012 về Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống thuộc lĩnh vực xây dựng.

 

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Các yêu cầu đối với điểm tập kết và trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

2.1.1. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải được quy hoạch theo các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại.

2.1.2. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, không gây mùi và không ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông.

2.1.3. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt được phân thành hai loại: trạm trung chuyển cố định (có yêu cầu hạ tầng kỹ thuật) và trạm trung chuyển không cố định (không yêu cầu hạ tầng kỹ thuật).

2.1.4. Trạm trung chuyển cố định phải có tối thiểu các hạng mục cơ bản sau:

– Mái, tường chắn;

– Hạ tầng kỹ thuật: sân bãi, đường nội bộ, chỗ rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, hệ thống cấp điện…;

– Khu vực phân loại, lưu giữ vật liệu tái chế;

– Khu lưu giữ CTRSH được phân loại tại nguồn, chất thải cồng kềnh, chất thải nguy hại (nếu có);

– Khu nhà điều hành, phòng hành chính và các công trình phụ trợ khác.

2.1.5. Trong các trạm trung chuyển cố định, trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu phải được thiết kế, lắp đặt hệ thống khử mùi, xử lý bụi thải và phải đảm bảo tuân thủ QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

2.1.6  Trạm trung chuyển cố định quy mô vừa và lớn; trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu bắt buộc phải lắp đặt cầu cân.

2.1.7 Chiều cao công trình của trạm trung chuyển cố định không được nhỏ hơn chiều cao của thiết bị lớn nhất. Khoảng cách giữa đáy của cầu trục với đỉnh vật thể/thiết bị không được nhỏ hơn 0,5 m.

2.1.8.  Vật liệu kiến trúc bên trong trạm trung chuyển cố định cũng như kết cấu và bố trí phải phù hợp với các quy định, quy phạm vệ sinh môi trường và các yêu cầu về an toàn về PCCC.

2.2. Các yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải rắn

2.2.1.Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn được xác định theo Bảng 2.

 

 

 

Bảng 2 – Tỷ lệ sử dụng đất  trong cơ sở xử lý chất thải rắn

TT Loại hình – hạng mục Tỷ lệ diện tích đất (%)
I Cơ sở tái chế chất thải rắn 100
I.1 Khu chứa + phân loại chất thải rắn trước khi tái chế. Tối đa 30
I.2 Khu tái chế chất thải rắn Tối đa 20
I.3 Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác Tối đa 20
I.4 Đất giao thông Tối thiểu 15
I.5 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 15
II Cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học 100
II.1 Khu xử lý + bãi ủ + kho chứa sản phẩm. Tối đa 60
II.2 Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác Tối đa 15
II.3 Đất giao thông Tối thiểu 10
II.4 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 15
III Cơ sở đốt chất thải rắn 100
III.1 Khu lò đốt và các công trình BVMT Tối đa 50
III.2 Khu chôn lấp tro, xỉ Tối đa 10
III.3 Khu nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác Tối đa 15
III.4 Đất giao thông Tối thiểu 10
III.5 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 15
IV Bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn thông thường 100
IV.1 Các ô chôn lấp chất thải rắn Tối đa 40
IV.2 Khu xử lý nước  rỉ rác. Tối đa  15
IV.3 Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác Tối đa 15
IV.4 Đất giao thông Tối thiểu 10
IV.5 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 20
V Bãi chôn lấp chất thải nguy hại 100
V.1 Các ô chôn lấp chất thải rắn Tối đa 40
V.2 Khu xử lý nước  rỉ rác Tối đa  10
V.3 Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác Tối đa 20
V.4 Đất giao thông Tối thiểu 15
V.5 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 15
VI Khu xử lý chất thải rắn tập trung 100
VI.1 Cơ sở tái chế chất thải rắn Tối đa 15
VI.2 Cơ sở xử lý sinh học Tối đa 15
VI.3 Cơ sở đốt chất thải rắn không thu hồi năng lượng/điện

( 5% tăng cường cho diện tích cây xanh)

Tối đa 10
VI.4 Cơ sở đốt chất thải rắn không thu hồi năng lượng/điện Tối đa 15
VI.5 Cơ sở xử lý khác Tối đa 10
VI.6 Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Tối đa 10
VI.7 Nhà điều hành và công trình phụ trợ khác Tối đa 10
VI.8 Đất giao thông Tối thiểu 10
VI.8 Đất cây xanh, mặt nước Tối thiểu 15

2.2.2  Cơ sở tái chế đặt trong các khu liên hợp xử lý chất thải rắn phải tuân thủ theo các quy định đối với khu xử lý chất thải rắn tập trung/khu liên hợp xử lý chất thải.

2.2.3  Cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1) Công nghệ sinh học được áp dụng đối với chất thải rắn hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.

2) Quy mô của cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học được xác định bởi khối lượng và tỷ lệ thành phần hữu cơ trong chất thải. Các loại công nghệ sinh học được áp dụng trong xử lý chất thải rắn bao gồm:

– Ủ sinh học với cấp khí tự nhiên hoặc cưỡng bức, chế biến chất thải rắn thành phân vi sinh;

– Ủ sinh học yếm khí hoặc kỵ khí chế biến chất thải rắn thành phân vi sinh hoặc chuyển hóa thành khí sinh học;

– Ủ sinh học, chế biến chất thải rắn thành nhiên liệu đốt.

3) Các khu chức năng chủ yếu:

–  Trạm cân rác: Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

–  Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh;

– Khu xử lý: Nhà tập kết rác thô, thiết bị cắt, nghiền, phân loại, đảo trộn, lên men, ủ chín, tinh chế mùn, đóng bao, kho chứa các sản phẩm thu hồi hoặc tái chế từ chất thải rắn;

– Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, xưởng sủa chữa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và nước rỉ rác, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh;

– Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học được xác định theo Bảng 2.

2.2.4. Cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1) Quy mô của cơ sở đốt chất thải rắn được xác định theo chế độ đốt liên tục.

2) Cơ sở đốt chất thải rắn phải được thiết kế và vận hành dựa trên cơ sở của khối lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn, tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường và tính thích ứng của kỹ thuật đốt.

3) Các khu chức năng chủ yếu:

– Trạm cân rác và khu vực tiếp nhận. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

– Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh, nhà nghỉ của công nhân;

–  Khu vực lắp đặt hệ thống lò đốt và các công trình BVMT:  xử lý khói, bụi, kho chứa tro, xỉ;

–  Khu tái chế tro, xỉ;

– Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, nhà bảo dưỡng xe…

4) Quy mô diện tích của cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt tập trung được nêu tại Bảng 2. Số lượng lò đốt được tính toán theo quy mô, loại hình lò, trình độ kỹ thuật vận hành và được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 – Phân loại quy mô cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt/chất thải rắn thông thường

TT Quy mô Công suất toàn trạm

(tấn/ngày)

Số lượng lò

hoạt động thường xuyên

I Cơ sở đốt rác qui mô rất lớn trên 1000 ≥ 3
II Cơ sở đốt rác qui mô lớn Từ trên 500 ÷ 1000 ≥ 2
III Cơ sở đốt rác qui mô trung bình Từ trên 100 ÷  500 ≥ 1
IV Cơ sở đốt rác qui mô nhỏ Từ 7,0 ÷ 100 ≥ 1

6) Khoảng cách tối thiểu từ phân xưởng đốt đến các công trình khác được tuân thủ theo bảng 4.

Bảng 4 – Khoảng cách tối thiểu từ phân xưởng đốt đến các công trình khác

TT Khoảng cách tối thiểu  từ phân xưởng đốt đến

các công trình khác

Đơn vị (m)
1 Khu vực  tiếp nhận, bốc xếp và chuẩn bị nạp liệu 20
2 Hệ thống làm sạch khói thải 20
3 Nhà điều hành; Bãi đỗ xe; xưởng bảo dưỡng, phòng phân tích, thí nghiệm 300
4 Hệ thống xử lý nước thải, xử lý tro xỉ; 300
5 Các công trình khác 300

7) Trường hợp cơ sở đốt có thu hồi nhiệt từ khí thải và sản xuất hơi quá nhiệt thì phải lắp đặt hệ thống nồi hơi. Tham số nhiệt của nồi hơi được xác định dựa vào phương thức lợi dụng nhiệt, yêu cầu thiết bị sử dụng nhiệt và yêu cầu vận hành an toàn của nồi hơi.  Sử dụng nhiệt năng thu được từ quá trình đốt rác thải sinh hoạt để cấp nhiệt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của nguồn cung cấp nhiệt và mạng lưới cung cấp nhiệt.

8)  Đối với cơ sở đốt rác phát điện, việc sử dụng nhiệt năng của đốt rác phải căn cứ vào quy mô của xưởng, đặc tính của rác, điều kiện dùng nhiệt ở xung quanh và phải xem xét đến tính phù hợp tiêu chuẩn của nguồn điện lực tái sinh và lưới điện.

9) Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường của QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

10) Tro xỉ từ quá trình đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải thông thường được phép  tái chế, hóa rắn và sử dụng lại.

 

2.2.5. Cơ sở đốt chất thải rắn khác (chất thải y tế nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại)

1) Cơ sở đốt chất thải rắn phải được thiết kế và vận hành dựa trên cơ sở của khối lượng, thành phần và tính chất của chất thải, tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường và tính thích ứng của kỹ thuật đốt.

2) Các khu chức năng chủ yếu:

– Trạm cân rác và khu vực tiếp nhận. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển.

– Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh, nhà nghỉ của công nhân.

– Khu vực lắp đặt hệ thống lò đốt và các công trình BVMT:  xử lý khói, bụi, kho chứa tro, xỉ.

–  Khu chôn lấp tro, xỉ.

– Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, nhà bảo dưỡng xe…

3) Các  yêu cầu đối với lò đốt :

–  Các loại lò đốt chất thải phải được thẩm định về công nghệ và được phép lưu hành theo quy định.

– Lò đốt chất thải y tế nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường của QCVN 02:2012/BTNMT.

– Lò đốt chất thải công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường của QCVN 30:2012/BTNMT.

– Tro, xỉ và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt phải được phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định hiện hành.

2.2.6  Bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn thông thường

1) Quy mô của bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn thông thường được xác định theo quy hoạchđã được phê duyệt.

2) Các khu chức năng chủ yếu:

– Trạm cân rác. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển.

– Khu điều hành: văn phòng làm việc, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh…

– Khu chôn lấp: khu tiếp nhận, các ô chôn lấp…

– Hạ tầng kỹ thuật: trạm cân xưởng cơ điện,cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

– Tỷ lệ sử dụng đất trong bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường được xác định theo Bảng 2.

3)  Bãi chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn thông thường phải được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.

4) Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp sau xử lý phải đảm bảo các quy định về môi trường theo  QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.

5)  Phải lắp đặt hệ thống thu khí bãi rác tại các ô chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn hỗn hợp vô cơ và hữu cơ.

2.2.7  Bãi chôn lấp chất thải nguy hại

1)  Quy mô của bãi chôn lấp chất thải nguy hại được xác định theo quy hoạch

2)  Các khu chức năng chủ yếu:

– Trạm cân rác. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển.

– Khu điều hành: văn phòng làm việc, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh…

– Khu xử lý: khu tiếp nhận, các ô chôn lấp.

– Hạ tầng kỹ thuật: trạm cân, xưởng cơ điện, cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

– Tỷ lệ sử dụng đất trong bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại được xác định theo Bảng 2.

CHÚ THÍCH: Cho phép bố trí các ô chôn lấp chất thải nguy hại kết hợp trong bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường.

3) Bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải được thiết kế và xây dựng theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.

4) Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp sau xử lý phải đảm bảo các quy định về môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.

2.2.8  Khu xử lý chất thải tập trung

1) Quy mô của khu xử lý chất thải tập trung được xác định theo quy hoạch đã được phê duyệt dựa trên cơ sở khối lượng của các loại chất thải rắn cần được xử lý, công nghệ áp dụng để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.

2) Các khu chức năng chủ yếu:

– Trạm cân rác được lắp đặt theo từng cơ sở xử lý. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển.

– Khu điều hành: văn phòng làm việc, phòng khách, nhà ăn, phòng hóa nghiệm, khu vệ sinh.

– Khu xử lý: tiếp nhận, phân loại, xử lý sinh học, tái chế, kho, đốt, bãi chôn lấp.

– Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, trạm cân, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp năng lượng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, xưởng cơ điện, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

– Tỷ lệ sử dụng đất trong khu xử lý chất thải tập trung được xác định theo Bảng 2.

 

2.3  Nhà vệ sinh công cộng

2.3.1.Yêu cầu đối với nhà vệ sinh công cộng cố định

– Tỷ lệ diện tích của các cửa sổ so với diện tích sàn xây dựng không được nhỏ hơn 1:8.

– Vật liệu và kết cấu nhà phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, ổn định trong quá trình vận hành, sử dụng. Sàn nhà và tường bao phải được thiết kế bằng loại vật liệu chống thấm nước. Nhà vệ sinh công cộng phải có bể tự hoại trước khi được nối ra hệ thống thoát nước bên ngoài công trình.

– Nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD.

2.3.2. Yêu cầu đối với nhà vệ sinh công cộng di động

– Vật liệu và kết cấu nhà phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng.

– Buồng vệ sinh: chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 2,1 m, kích thước thông thuỷ trên mặt bằng không nhỏ hơn 1,0 m.

– Phải có hệ thống cấp nước liên tục và đầy đủ.

– Phải có đầy đủ trang thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng đảm bảo yêu cầu sử dụng, vệ sinh môi trường.

– Đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD.

– Đảm bảo các yêu cầu của QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo vệ sinh.

2.3.3  Quản lý bùn cặn từ nhà vệ sinh công cộng

Chu kỳ thông hút, thu gom phân bùn từ các bể tự hoại nhà vệ sinh công công không quá 1 năm. Bùn cặn từ nhà vệ sinh công cộng phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý tập trung.

2.3.4  Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng phải được bảo trì, sửa chữa định kỳ trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

 

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Quy chuẩn này là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

3.2 Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3  Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng  đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07:9-2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng   chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng  được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1  Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp, quản lý vận hành các công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2  Các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, hoạt động xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN 07-9:202xx/BXD cho các đối tượng có liên quan.

5.2 Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

 

 

 

 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật

Công trình nghĩa trang

National Technical Regulation Technical Infrastructure

Works Cemetery

 

1.            QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động được quy định tại điểm 1.1.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn y tế;

QCVN 06:2021/BXD – An toàn cháy cho nhà và công trình;

QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 07-4:20xx/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Công trình hạ tầng kỹ thuật Công trình giao thông;

QCVN 10:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nước thải sinh hoạt;

QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Tiếng ồn;

QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nước thải y tế.

QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Nghĩa trang

Nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

1.4.2

Táng

Lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.

1.4.3

Mai táng

Lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.

1.4.4

Chôn cất một lần

Mai táng vĩnh viễn thi hài của người chết.

1.4.5

Hung táng

Mai táng thi hài của người chết trong một khoảng thời gian sau đó sẽ được cải táng.

1.4.6

Cải táng

Chuyển hài cốt của người chết từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.

1.4.7

Cát táng

Mai táng hài cốt của người chết sau khi cải táng hoặc tro cốt sau khi hỏa táng.

1.4.8

Phần mộ

Nơi mai táng thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.

1.4.9

Hỏa táng

Thiêu đốt (ở nhiệt độ cao) thi hài hoặc hài cốt của người chết tại các cơ sở hỏa táng.

CHÚ THÍCH: Hỏa táng bao gồm cả điện táng.

1.4.10

Tro cốt

Các chất còn lại sau khi hỏa táng thi hài hoặc hài cốt của người chết.

CHÚ THÍCH: Tro cốt sẽ được mai táng hoặc đưa vào khu vực lưu giữ tro cốt.

1.4.11

Lò hỏa táng

Công trình, thiết bị để hỏa táng thi hài, hài cốt của người chết.

1.4.12

Cơ sở hoả táng

Cơ sở vật chất bao gồm lò hỏa táng và các công trình phụ trợ khác (khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu lưu giữ tro cốt, nhà tang lễ, các công trình hạ tầng kỹ thuật).

CHÚ THÍCH: Cơ sở hóa táng bố trí độc lập hoặc bố trí gắn với các công trình đặc thù như nghĩa trang, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường theo quy định.

1.4.13

Nhà tang lễ

Nơi tổ chức lễ tang được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

CHÚ THÍCH: Nhà tang lễ bố trí độc lập hoặc bố trí gắn với các công trình đặc thù như nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường theo quy định.

1.4.14

Công viên nghĩa trang

Nghĩa trang được quy hoạch, thiết kế và có cảnh quan như một công viên vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, vừa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ.

  1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu chung

2.1.1. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2.1.2. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.1.3. Khoảng cách an toàn về môi trường của nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

CHÚ THÍCH: Cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ xây dựng mới trong các nghĩa trang hiện hữu (đã được quy hoach tiếp tục sử dụng) cho phép dùng công cụ đánh giá tác động môi trường để xác định khoảng cách an toàn về môi trường.

2.1.4. Các công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải đảm bảo an toàn cháy theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD.

2.2. Nghĩa trang

2.2.1. Phân loại nghĩa trang

Theo hình thức mai táng, nghĩa trang được phân loại thành: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang chôn cất một lần, nghĩa trang cát táng và nghĩa trang hỗn hợp các loại hình táng;

Nghĩa trang có thể dùng các hình thức táng khác như lưu tro cốt trong các công trình lưu tro cốt lâu dài (nổi, ngầm, nhiều tầng).

2.2.2. Các khu chức năng chủ yếu

2.2.2.1. Khu vực táng tùy theo loại nghĩa trang có thể gồm một khu hoặc nhiều hơn trong các khu sau đây:

Khu hung táng;

Khu chôn cất một lần;

Khu cát táng;

Khu công trình lưu tro cốt lâu dài.

2.2.2.2. Các khu chức năng khác gồm:

Khu tổ chức tang lễ hoặc nhà tang lễ trong nghĩa trang;

Khu cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang (nếu có);

Khu kỹ thuật: bảo quản thi hài, rửa hài cốt;

Khu dành riêng cho các hoạt động tưởng niệm, thờ cúng (nếu có);

Khu công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà kho, nhà thường trực, kiốt bán hàng, khu vệ sinh;

Khu công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và an toàn cháy theo quy định.

2.2.3. Yêu cầu về sử dụng đất trong nghĩa trang

2.2.3.1. Tỷ lệ sử dụng đất các khu chức năng trong nghĩa trang (tính trên tổng diện tích đất nghĩa trang):

Diện tích khu vực mai táng tối đa 60 %, trong đó khu vực mai táng bằng hình thức hung táng không quá 5%;

Diện tích đất khu công trình hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 40 %, trong đó cây xanh tối thiểu 25 %, giao thông chính tối thiểu 10 %;

2.2.3.2. Diện tích đất sử dụng cho mỗi phần mộ đơn tối đa 3 m2/mộ;

CHÚ THÍCH: Đối với phần mộ ghép (mộ đôi, mộ gia đình, mộ dòng họ) tối đa được tính bằng diện tích cho từng phần mộ đơn nhân với số lượng thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người chết trong mộ ghép.

2.2.3.3. Thể tích ô để lọ tro cốt sau hỏa táng tối đa là 0,125 m3/ô.

2.2.4. Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

Tuỳ thuộc quy mô diện tích, nghĩa trang được chia thành các khu mộ hoặc lô mộ được giới hạn bởi đường giao thông. Trong mỗi khu mộ chia thành các lô mộ, mỗi lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ, mỗi nhóm mộ có các hàng mộ; Các biển, bảng hướng dẫn người đi thăm mộ phải bố trí tại mỗi nhóm mộ, lô mộ, khu mộ;

Hình thức mộ, bia mộ, hàng rào trong các khu mộ (nếu có), hướng mộ của nghĩa trang phải được xây dựng thống nhất theo thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.

2.2.5. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.2.5.1. Tổ chức giao thông trong nghĩa trang

Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nghĩa trang với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:20xx/BXD;

Chiều rộng đường giữa các khu mộ (đường phân khu mộ) tối thiểu là 7 m;

Chiều rộng đường giữa các lô mộ (đường phân lô mộ) tối thiểu là 3,5 m;

Chiều rộng lối đi bộ bên trong các lô mộ (đường phân nhóm) tối thiểu là 1,2 m;

Khoảng cách giữa hai hàng mộ liên tiếp tối thiểu là 0,8 m;

Khoảng cách giữa 2 phần mộ liên tiếp cùng hàng (nếu có) tối thiểu là 0,6 m;

Phải bố trí bãi đỗ xe phục vụ đủ cho nhu cầu của nghĩa trang.

2.2.5.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn

Trong nghĩa trang phải bố trí các thùng rác công cộng và bố trí điểm tập kết chất thải rắn để thu gom toàn bộ chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn thu gom phải định kỳ vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo môi trường;

Các chất thải có liên quan đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc thi hài đã bị thối rữa phải được xử lý theo các quy định của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải y tế.

2.2.5.3. Thu gom và xử lý nước thải

Nghĩa trang phải có hệ thống thoát nước riêng cho nước mặt và nước thải phát sinh từ hoạt động trong nghĩa trang;

Khu vực bố trí nghĩa trang có cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm nước (hệ số thấm lớn hơn 10-6 cm/s và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5 m) thì phải có giải pháp kỹ thuật chống thấm và thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường. Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang;

Nước thải từ nghĩa trang phải được thu gom, xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải.

2.2.6. Yêu cầu đối với công viên nghĩa trang

Diện tích cây xanh bên ngoài phần mộ tính trên tổng diện tích đất phải đạt tối thiểu 35%;

Diện tích sử dụng cho mỗi phần mộ trong công viên nghĩa trang tuân thủ theo quy định tại điểm 2.2.3.2 không bao gồm diện tích đường đi xung quanh và diện tích cây xanh, mặt nước, công trình phụ trợ gắn với từng phần mộ. Tỷ lệ phần diện tích cây xanh, mặt nước, công trình phụ trợ gắn với từng phần mộ trong công viên nghĩa trang không vượt quá 3 lần diện tích tối đa cho một phần mộ thông thường.

2.2.7. Yêu cầu cảnh quan và môi trường đối với nghĩa trang trong đô thị đã đóng cửa

Nghĩa trang trong đô thị đã đóng cửa nhưng không có kế hoạch di dời phải cải tạo, chỉnh trang nhằm tăng chỉ tiêu cây xanh tiệm cận các quy định đối với công viên nghĩa trang;

Khu vực tổ chức tang lễ; khu kỹ thuật: khu rửa hài cốt, khu bảo quản thi hài; cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang (nếu có) phải chuyển đổi thành các chức năng khác;

Phải tổ chức hàng rào và hệ thống cây xanh xung quanh nghĩa trang để đảm bảo mỹ quan đô thị.

 

2.3. Cơ sở hỏa táng

2.3.1. Phân loại cơ sở hỏa táng

Cơ sở hỏa táng bao gồm: cơ sở hỏa táng độc lập và cơ sở hỏa táng trong khuôn viên các công trình khác (nghĩa trang, công trình tôn giáo, tín ngưỡng).

2.3.2. Các khu chức năng chủ yếu

Khu hỏa táng: lò hoả táng, khu bảo quản thi hài, khu tổ chức tang lễ;

Khu công trình lưu tro cốt sau hỏa táng (nếu có);

Khu dành riêng cho các hoạt động tưởng niệm, thờ cúng (nếu có);

Khu công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà kho, nhà thường trực, kiốt bán hàng, khu vệ sinh;

Khu công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định.

2.3.3. Yêu cầu về sử dụng đất trong cơ sở hỏa táng:

Tỷ lệ diện tích khu công trình hạ tầng kỹ thuật: tối thiểu 35 %, trong đó diện tích cây xanh tối thiểu 20 %, giao thông (bao gồm bãi đỗ xe) tối thiểu 10 % (tính trên tổng diện tích đất cơ sở hoả táng).

CHÚ THÍCH: Trường hợp cơ sở hỏa táng nằm trong khuôn viên của công trình khác cho phép sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ khác của công trình nhưng phải tính toán để đảm bảo các chỉ tiêu như trên.

2.3.4. Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

Kiến trúc cơ sở hỏa táng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của địa phương; mặt bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức hỏa táng; đảm bảo thông thoáng tự nhiên.

2.3.5. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.3.5.1. Tổ chức giao thông cho cơ sở hỏa táng

Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nhà cơ sở hoả táng với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:20xx.BXD;

Cơ sở hỏa táng xây dựng mới phải có đường ra, vào riêng biệt; Phải bố trí bãi đỗ xe phục vụ cho nhu cầu của cơ sở hỏa táng.

CHÚ THÍCH: Cơ sở hỏa táng nằm trong khuôn viên nghĩa trang cho phép bố trí sử dụng chung bãi đỗ xe với nghĩa trang.

2.3.5.2. Thu gom và xử lý khí thải của lò hỏa táng:

Lò hỏa táng phải có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường đảm bảo yêu cầu của QCVN 02:2012/BTNMT.

2.3.5.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò hỏa táng phải được phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định hiện hành;

Chất thải rắn phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.3.5.4. Thu gom và xử lý nước thải:

Hệ thống thoát nước mặt, nước thải phải được thu gom, xử lý đạt yêu cầu của QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải;

Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý  theo QCVN 50:2013/BTNMT và thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.4. Nhà tang lễ

2.4.1. Phân loại nhà tang lễ

Nhà tang lể bao gồm: nhà tang lễ độc lập và nhà tang lễ gắn với các công trình khác (nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, bệnh viện).

2.4.2. Các khu chức năng chủ yếu

Khu tổ chức tang lễ: hành lang, phòng chờ, phòng tang lễ, phòng lạnh bảo quản thi hài, chỗ đặt quan tài, phòng khâm liệm;

Khu công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà kho, phòng thường trực, kiốt bán hàng, khu vệ sinh;

Khu công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định.

2.4.3. Yêu cầu về sử dụng đất trong nhà tang lễ:

Tỷ lệ diện tích đất khu công trình hạ tầng kỹ thuật tối thiểu là 60%, trong đó đất giao thông (bao gồm bãi đỗ xe): tối thiểu 30 % (tính trên tổng diện tích đất nhà tang lễ).

CHÚ THÍCH: Trường hợp nhà tang lễ nằm trong khuôn viên của các công trình khác cho phép sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ của công trình nhưng phải tính toán để đảm bảo các chỉ tiêu như trên.

2.4.4. Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

Kiến trúc nhà tang lễ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương và cảnh quan xung quanh; mặt bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang; đảm bảo thông thoáng tự nhiên;

Nhà tang lễ gắn với bệnh viện phải được bố trí độc lập với các chức năng khác của bệnh viện, có đường giao thông tiếp cận riêng và có giải pháp chống ồn cho bệnh viện.

2.4.5. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.4.5.1. Tổ chức giao thông của nhà tang lễ

Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nhà tang lễ với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:20xx.BXD;

Nhà tang lễ xây dựng mới phải có đường ra, vào riêng biệt; Phải bố trí bãi đỗ xe phục vụ đủ cho nhu cầu của nhà tang lễ.

 

2.4.5.2. Thu gom và xử lý chất thải

Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường;

Hệ thống thoát nước mặt, nước thải phải được thu gom, xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/ BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải.

2.4.5.3. Tiếng ồn trong hoạt động tang lễ

Nhà tang lễ phải bố trí các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn do các hoạt động tang lễ đảm bảo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT.

2.5. Bảo trì, sửa chữa

Công trình và hạng mục công trình nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Quy chuẩn này là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra, giám sát việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ.

3.2 Việc lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và yêu cầu thiết kế trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, thi công và quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ dựa trên tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc các phương pháp luận khoa học khác nhưng phải đảm bảo sự phù hợp với quy định trong quy chuẩn này. Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải bao gồm thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.

3.3 Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực đã tuân thủ các quy định của QCVN 07-10:2016/BXD và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo nội dung văn bản thẩm định.

Dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định sau khi quy chuẩn này có hiệu lực phải soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này và quy hoạch cao hơn trước khi phê duyệt;

Quy chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở và các văn bản quản lý nhà nước khác liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ được ban hành trước khi quy chuẩn này có hiệu lực có những điều khoản trái với quy định trong quy chuẩn này thì phải được soát xét, chỉnh sửa cho phù hợp với các quy định của quy chuẩn này.

 

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý vận hành nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

4.2 Các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong các hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1  Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

5.2  Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.