THUỐC NAM VIỆT- CHỮA NGƯỜI VIỆT

40

BOX:

Cứ nhắc đến bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng là tôi lại nhớ đến thái độ niềm nở chân tình của ông đối với bạn bè “ đàn em” vì ít tuổi hơn ông, dù đó là nhà khoa học đồng nghiệp hay nghệ sĩ, phóng viên.

Sau cuộc hội thảo của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam-Viện nghiên cứu y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ Việt Nam trước đông đảo các học giả, chuyên gia, kỹ sư, bác sĩ và nhà báo, õng dã tuyên bố: “ Các bạn là tài sản của tôi”. Và mới đây. trong lúc trà dư tửu hậu, ông tươi cười: “Tôi tự hào về các bạn”. Câu nói hồn nhiên thân thiện vậy chỉ có thể có ở người yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở và dành cả đời để nghiên cứu cây cỏ, thảo dược và mê đắm sản phẫm hữu cơ

“cây cảnh là thuốc- thuốc cũng là cây cảnh”

BS Nguyễn Hữu Trọng, Chủ tịch – Viện trưởng giải thích theo truyền thống, thuốc nam của Tuệ Tĩnh đã để lại tập quán trong nhân dân trồng một số cây ở vườn đền chùa vừa làm cảnh vừa làm thuốc và ở gia đình, mọi người ít nhiều đều biết dùng một số cây gia vị, rau quả hay các vị thuốc thường có quanh mình, cùng các phép xông hơi, chườm nóng, xoa bóp để chữa một số bệnh ban đầu khi mới xảy ra rất tiện lợi.

Truyền thống y học của Tuệ Tĩnh đã phục vụ đắc lực sức khỏe nhân dân từ bao đời nay, sự nghiệp trước tác của ông đã giữ một vị trí trọng đại nhất trong lĩnh vực y học Việt Nam.

Theo thống kê bước đầu hiện nay ở nước ta có khoảng 3000-4000 đền chùa chưa kể những đền chùa mới xây, những thiền viện, các chùa như chùa Bái Đính, Tam Chúc rộng hàng ngàn ha. Đấy là chưa kể thuốc nam hữu cơ  vào trồng thì chúng ta sẽ có một lượng thuốc nam hữu cơ rất to lớn – Viện mở các lớp truyền dạy bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho những người theo học- chính những người ấy sẽ là tình nguyện viên phát triển thuốc nam hữu cơ của cả đất nước ta- Viện nghiên cứu y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ Việt Nam đang phối hợp với Hội Nam Y Việt Nam, Hiếp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam biên soạn cuốn sách về cách trồng bảo quản chế biến, sử dụng thuốc nam, như những cẩm nang gối đầu giường.

Từng đền  chùa ở từng vùng khác nhau sẽ tổ chức trồng thuốc nam hữu cơ với phương châm như Thiền sư Tuệ Tĩnh đã dạy: “cây cảnh là thuốc- thuốc cũng là cây cảnh”, phục vụ cho bữa ăn : “ ăn là thuốc- thuốc đồng thời cũng là ăn”.

Nếu chúng ta hướng dẫn và tổ chức mỗi đền chùa đều biết trồng, chế biến, sử dụng thuốc nam, nhiều đền chùa sẽ tổ chức thành từng cụm chế biến thuốc nam theo công nghệ mới để cung cấp thường xuyên cho cộng đồng cũng như cho xuất khẩu- Hội Nam y Việt Nam sẽ tổ chức những siêu thị thuốc nam, còn Viện sẽ tổ chức những siêu thị mi ni thuốc nam để giới thiệu và bán các sản phẩm được chế biến có bao bì nhãn mác đẹp và được dịch sang tiếng Anh- trước mắt Viện đã được sự đồng ý của địa phương tổ chức ngay 2 siêu thị mi ni ở Tân Trào Tuyên Quang và Pắc Bó Cao Bằng.

Dự án phát triển đàn ngựa Hữu Kiên với số lượng gần 2000 con Ngựa bạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, sở khoa học công nghệ của tỉnh Lạng Sơn đã báo cáo Bộ khoa học công nghệ chúng ta sẽ có một nguồn thuốc lớn được chế biến từ con giống ngựa bạch Tây Tạng phục vụ cho cộng dồng, nhất là các vườn trẻ mẫu giáo cũng như những người bị thoái hóa xương khớp.

Viện có nhiều thành viên tập thể là các hợp tác xã đã và đang triển khai trồng thuốc nam trong nhà lưới theo cộng nghệ tiên tiến nhất hiện nay- Viện sẵn sàng cung cấp các cây giống vừa là cảnh vừa là thuốc đồng thời có đội ngũ cán bộ xây dựng hệ thống nhà lưới trồng cây giống thuốc nam hữu cơ. Viện sẽ cung cấp cả phân bón hữu cơ cũng như kỹ thuật trồng.

Trên thục tế, trong hệ thống đền chùa hiện nay trồng nhiều cây cảnh, theo điều tra của chúng tôi có tới 70% cây cảnh đang trồng ở các đền chùa đều là cây thuốc nhưng có điều cách bón phân là thường dùng phân không phải là hữu cơ, có cả dùng thuốc kích thích cũng như thuốc bảo vệ thực vật nên giá trị cây thuốc đó không được cao và có phần độc hại. Viện sẽ cùng các Trung tâm giống cây trồng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cung cấp các giống cây thuốc hữu cơ ngay từ ban đầu.

Như chúng ta đã biết cuối thế kỷ XX thuốc tân dược có tràn vào nước ta ít nhiều cũng ảnh hưởng đến vai trò của thuốc nam- không những thế do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều bệnh tật phát sinh.

Nên việc đưa thuốc nam vào đền chùa cũng như nhân dân và phật tử là một việc làm kịp thời đầy ý nghĩa.

Hội Nam y Việt Nam cũng như Viện nghiên cứu y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ Việt Nam hiện nay có rất nhiều GS, bác sĩ, lương y có tâm, có tầm và giỏi nghề nghiệp sẽ kết hợp với những thành tựu nghiên cứu cây con làm thuốc của thế giới để bổ sung những cây thuốc được trồng có giá trị.

Tiếp nối di sản của thiền sư Tuệ Tĩnh

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Hoàng,

 

 

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng to lớn cùng lịch sử lâu đời về trồng và sử dụng dược liệu trên thế giới. Với điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, rất thích hợp phát triển nguồn dược liệu. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm được thế giới công nhận như sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ….

Theo sử sách ghi chép từ ngàn đời xưa người Việt cổ đã biết sử dụng những cây cỏ tự nhiên để phòng và chống các bệnh tật theo mùa cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh nan y. Một trong số những vị danh y nổi tiếng nhất của Việt Nam, người được mệnh danh là Ông tổ nghề y- thiền sư Tuệ Tĩnh là người tiên phong khởi xướng tư tưởng “Nam Dược trị Nam Nhân”, nghĩa là dùng thuốc Nam trị bệnh của người Nam. Ông được coi là người mở đường cho nền y dược học của nước ta.

Nói về Tuệ Tĩnh, ít ai biết rằng ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được các nhà sư tại chùa Hải triều và Giao thủy (Hải Dương) nuôi nấng. Sau này khi đỗ đạt thành tài ông lại không ra làm quan mà đi tu tại chùa lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh. Trong thời gian đi tu, ông đã chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền và làm thuốc cứu người, có tài liệu ghi chép, đương thời Tuệ Tĩnh đã cho xây khoảng 24 ngôi chùa và biến những nơi này thành nơi trồng dược liệu, trị bệnh cứu người.

Tiếp nối di sản của thiền sư Tuệ Tĩnh để lại, sự nghiệp phát triển cây thuốc cho người Nam ngày nay không chỉ lan rộng từ các ngôi chùa mà hiện đã hình thành khắp cả nước, những vùng trồng đạt chuẩn VietGAP. GAP-WHO, GlobalGAP. Chưa kể, công tác khôi phục và bảo tồn gen các cây thuốc quý cũng rất được coi trọng. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều bài thuốc quý, vị thuốc quý hiếm từ cộng đồng các dân tộc đã được sưu tầm và ghi lại, tạo nên danh mục bài thuốc dân gian Việt Nam.

Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới ( WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Còn ở các nước có nền công nghiệp phát triển, ¼  số thuốc kê đơn đều có chứa một đến một vài hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm. Tại Việt Nam, theo báo cáo của  Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50- 60 nghìn tấn  các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám, chữa bệnh. Chưa kể các thầy lang, bà mế của đồng bào dân tộc vẫn hàng ngày bắt bệnh, sử dụng cây cỏ và thảo dược để kê đơn tại các bản làng.

Đối với ngành sản xuất dược thực phảm chức năng có nguồn gốc  từ thảo dược, hiện nay theo thống kê không đầy đủ của Hiệp hội TPCN có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất thuốc đông y. Có thể nhận thấy nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu tư vào  thảo dược và cây thuốc là rất tiềm năng và hoàn toàn có thể trở thành thế mạnh của địa phương. Nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25%  nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Trên thực tế, phong trào trồng cây thuốc tại vườn nhà hay vườn chùa không phải là một xu thế mới nổi, mà đã bén rễ vào văn hóa sinh hoạt của người dân địa phương trên khắp mọi miền Việt Nam từ lâu đời. Trong đời sống hằng ngày, người Việt có thói quen sử dụng các cây cỏ làm gia vị, thức ăn và các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Ngoài ra, do đặc điểm lịch sử, Việt Nam phải trải qua thời ký dài chìm trong chiến loạn, cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn trong khi nguồn viện trợ từ nước ngoài không có nhiều, do đó việc chủ động tìm kiếm các nguồn thảo dược dễ sinh trưởng để trồng tại nhà, hay những nơi có đất đai rộng như nhà chùa là rất phổ biến. Ngày nay, thói quen này vẫn được nhiều địa phương duy trì, tuy nhiên cần được phát triển thành một chiến lược có tầm nhìn dài hạn nhằm đảm bảo bổ sung nguồn cung cho ngành dược liệu Việt Nam.

Một tín hiệu vui là công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được để cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản  xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. Để hiện thực hóa được chiến lược của Đảng và Nhà nước cần sự nỗ lực của mọi cá nhân và thành phần trong hệ thống chính trị. Từ các hộ gia đình nhỏ lẻ, các ngôi chùa, hay lớn hơn là các hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp dược liệu….Đặc biệt với sự hình thành của các trung tâm  và các viện nghiên cứu về dược liệu như Viện nghiên cứu y học cổ truyền các sản phẩm hữu cơ Việt Nam là nơi tập hợp các nhà khoa học có tâm và có tầm, tin tưởng rằng trong tương lai không xa, ngành dược liệu của nước ta sẽ có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của toàn dân.

TÂM GIAO