THỬ TÍNH HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA LƯỚI ĐIỆN VIỆT NAM 2021

59

Lời nói đầu

Lưới điện của mỗi quốc gia đều được cấu thành từ nhiều loại hình phát điện như nhiệt điện (sử dụng than, dầu, khí đốt), thủy điện (sử dụng sức nước), điện hạt nhân (sử dụng năng lượng hạt nhân) và các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sóng biển…Nói chung, tất cả các loại điện năng trên đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau. Trên bình diện quốc tế, để đánh giá mức độ sạch của lưới điện của một quốc gia, người ta đưa ra khái niệm “Hệ số phát thải của lưới điện quốc gia” đo bằng (tấn CO2/MWh điện). Và đương nhiên là,  quốc gia nào có hệ số phát thải thấp sẽ là quốc gia văn minh hơn, chí ít cũng là ở khía cạnh sử dụng điện năng và bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, hệ số phát thải của lưới điện quốc gia sẽ do Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ tài nguyên và môi trường công bố hàng năm. Thời điểm công bố thông thường vào Quý I của năm sau. Tuy nhiên tính đến thời điểm này đã là tháng 12/2022 mà chúng ta vẫn chưa có số liệu của năm 2021 (Bảng 1). Việc chậm gần một năm cúng đã gây ra một số khó khăn cho những đơn vị và cá nhân khi phải tính toán phát thải trong lúc thực hiện kiểm kê năng lượng phát thải theo ISO 14064 hay kiểm toán năng lượng

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin “cầm đèn chạy trước ô tô”, là “Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021” trước khi được cập nhật số liệu chính thức.

  1. Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam từ 2014 – 2020

Theo dõi bảng 1, chúng ta thấy rằng, từ 2014 trở về trước, hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam khá thấp (0,6612 tấn/MWh). Song, từ  2015 chúng ta đã xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện công suất rất lớn như Dung Quất, Mông Dương, Phú Mỹ, Sông Hậu, Vĩnh Tân, Vũng Áng 1, 2…nên suốt từ 2015 đến 2018 hệ số này tăng rất nhanh, nghĩa là giai đoạn này đã chuyển sang một kịch bản đáng lo ngại về phát thải. Cần nhớ rằng, Chính phủ đã cảnh báo điều này trong Quy hoạch điện VIII, trong đó chỉ rõ rằng cần hạn chế và tiến tới dừng hẳn việc xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện.

Năm 2019 là năm bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh của Điện mặt trời và điện gió và cũng chính điều đó đã làm cho hệ số phát thải của lưới điện bắt đầu giảm khá rõ rệt (Xem bảng 1)

Bảng 1. Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020

 (Nguồn itvt GLOBAL Vietnam)

  1. Hệ số phát thải của các loại hình phát điện

Như đã nói, tất cả các loại hình phát điện đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau, trong đó các nhà máy điện than non có hệ số phát thải lớn nhất và thấp nhất là điện hạt nhân (Bảng 2). Song, ở mỗi loại hình phát điện lại có những kịch bản phát thải khác nhau tùy vào cách sử dụng. Ví dụ cùng với công nghệ điện mặt trời, nhưng điện mặt trời mái nhà sẽ phát thải khí nhà kính ít hơn so với điện mặt trời tập trung (vì điện mặt trời trời tập trung có thể ngăn chặn phát triển rừng hoặc thảm thực vật), hay so với điện mặt trời trên mặt nước (vì điện mặt trời mặt nước ngăn cản các thực vật thủy sinh)…. Một ví dụ khác là, cùng là các nhà máy điện khí nhưng hiệu suất năng lượng có thể dao động từ 40% – 60% tùy vào mức độ hiện đại của công nghệ

 

Bảng 2. Phát thải của các loại hình phát điện (Nguồn: http:// nangluongvietnam.vn, 17/6/2021)

 

  1. Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021

Để có số liệu tính toán, chúng tôi đã sử dụng số liệu của Tập đoàn điện lực Việt Nam 2021 (Bảng 3)

Bảng 3. Cơ cấu điện năng tiêu thụ ở Việt Nam 2021

Kết qủa tính toán:

Kịch bản trung bình

TT Loại hình Điện năng

(triệu kWh)

Hệ số phát thải riêng (g/kWh) Tổng phát thải

(kg)

1 Nhiệt điện than 118.074 1.054 118.074.105
2 Nhiệt điện dầu 3 733 2.199
3 Nhiệt điện khí 26.312 499 25.812.072
4 Thủy điện 78.065 26 13.129.688
5 Điện Mặt Trời 27.843 75 2.087.550
6 Điện gió 3.343 26 86.918
7 Nhập khẩu 1.043 800 843.400
8 Khác 821 800 656.800
9 Sinh khối 321 101 32.421
    256.727   160.725.153
  Trung bình  626,054 g/kWh = 0,626054 tấn/MWh

 

Kịch bản cao

TT Loại hình Điện năng

(triệu kWh)

Hệ số phát thải riêng (g/kWh) Tổng phát thải

(kg)

1 Nhiệt điện than 118.074 1310 154.677.940
2 Nhiệt điện dầu 3 935 2.085.000
3 Nhiệt điện khí 26.312 981 25.812.072
4 Thủy điện 78.065 237 18.051.405
5 Điện Mặt Trời 27.843 731 20.346.654
6 Điện gió 3.343 124 414.532
7 Nhập khẩu 1.043 800 843.400
8 Khác 821 800 656.800
9 Sinh khối 321 101 32.421
    256.727   222.920.224
  Trung bình  832,640 g/kWh = 0,832640 tấn/MWh

 

  1. Chú ý và tự đánh giá, phản biện

Chú ý: Trong các tính toán trên, chúng tôi đã coi điện nhập khẩu và nguồn khác có hệ số phát thải khí nhà kính là 800g/kWh tức 0,8 tấn/MWh

Đánh giá và tự phản biện:  Chúng tôi cho rằng kết quả tính toán sẽ dao động trong khoảng hai kịch bản trung bình và cao, tức là hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021 sẽ nằm trong khoảng 0,626054 tấn/MWh đến 0,832640 tấn/MWh. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc chủ quan vào việc  đánh giá mức độ phát thải của từng loại hình phát điện trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đây chắc chắn là một kỳ công trong điều tra thực tiễn và tính toán.

Chúng tôi cũng mong sớm nhận được số liệu công bố chính thức từ Cục Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường để có cơ hội luận bàn về công việc này.

 

Lê Hải Hưng, ĐHBK HN, Ban KHCN Hội CSVN