Người Việt ăn xong là vứt ngay mà không biết thứ này có thể biến thành ‘vàng đen’ xuất đi nước ngoài, giá thu mua lên tới hàng triệu đồng/tấn

17

Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục thu mua để đun làm nước uống, thức ăn chăn nuôi và làm thành than sinh học. Nhu cầu cao là vậy nhưng nguồn cung khan hiếm, không đủ để sản xuất.

Nhiều người Việt Nam chắc hẳn chẳng còn xa lạ với lõi ngô, hay còn gọi là cùi ngô (cùi bắp). Sau khi ăn xong hạt, nhiều người thường coi là “phế phẩm”, không biết nên xử lý như nào ngoài việc vứt vào thùng rác. Ở quê, lõi ngô còn được một số gia đình giữ lại cho bò ăn hoặc phơi khô để làm củi đun nấu.

Thế nhưng khác với Việt Nam, thứ rác thải thực phẩm này lại được bày bán ở siêu thị một số nước với giá cao không tưởng, giá trị thu lại cực hấp dẫn nhưng số lượng khan hiếm.

Chẳng hạn ở Hàn Quốc, lõi ngô được đóng gói để bán với giá 2.000 won, gần 40.000 đồng/túi. Những lõi ngô này được tách hạt bằng tay hoặc bằng dụng cụ đảm bảo vệ sinh, giữ sạch sẽ có thể đun nước để uống. Mỗi túi lõi ngô được đóng 4-5 cái.

Người Việt ăn xong là vứt ngay mà không biết thứ này có thể biến thành vàng đen xuất đi nước ngoài, giá thu mua lên tới hàng triệu đồng/tấn - Ảnh 1.

Theo thông tin từ Naver, người Hàn Quốc thường mua lõi ngô về để đun nước uống giống như hãm trà. Cũng theo Viện nghiên cứu ngô, đồ vật mà bạn từng xem là “phế phẩm” này lại có công dụng chống vàng da, chống phù, lợi tiểu và các chứng chảy máu.

Một doanh nghiệp nhập khẩu Hàn Quốc cho biết, họ thu mua lõi ngô để trồng nấm, mỗi năm cần khoảng 1.000 tấn. Số lượng thu mua sẽ ngày càng gia tăng nếu đối tác làm việc uy tín và đảm bảo chất lượng.

Ngoài doanh nghiệp Hàn Quốc thì phía Nhật Bản cũng muốn nhập khoảng 250.000 tấn phế phẩm này để làm thức ăn chăn nuôi. Theo một doanh nghiệp chế biến, mặc dù giá thu mua cùi bắp khá cao nhưng vẫn không đủ nguyên liệu để sản xuất. Mỗi năm công ty chỉ cung ứng được cho thị trường Nhật khoảng 1.000-1.500 tấn.

Người Việt ăn xong là vứt ngay mà không biết thứ này có thể biến thành vàng đen xuất đi nước ngoài, giá thu mua lên tới hàng triệu đồng/tấn - Ảnh 2.

Thậm chí một số trang mạng xã hội còn đăng các thông tin thu mua lõi ngô để nghiền nát rồi làm nguyên liệu trồng nấm hay thức ăn cho vật nuôi như ngựa, bò. Mức giá được đưa ra rơi vào khoảng 2 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, lõi ngô còn được mọi người tận dụng để cọ rửa vệ sinh.

Không chỉ được dùng để làm củi hay phân bón, tại Việt Nam lõi ngô đã được tận dụng để chế biến thành than hoạt tính. Ưu điểm vượt trội của nó đó chính là sinh nhiệt nhiều, cháy lâu, không bốc lửa và khói.

Hiện tại lõi ngô được nghiền nát rồi trộn thêm một số thành phần để làm than hoạt tính với giá thu mua nguyên liệu khoảng 10.000 đồng/kg, thành phẩm bán ra khoảng 11.000 đồng/kg. Sơn La là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất than từ lõi ngô lớn.

Người Việt ăn xong là vứt ngay mà không biết thứ này có thể biến thành vàng đen xuất đi nước ngoài, giá thu mua lên tới hàng triệu đồng/tấn - Ảnh 3.

Sản phẩm than sinh học làm từ lõi ngô có nhiệt lượng từ 7.000 – 8.500 calo/kg, cao hơn một số loại than cám, than bùn, than non và một số loại than, được khai thác tại các mỏ than Suối Bàng, Mường Lựm, Tô Pan… trên địa bàn tỉnh Sơn La. Thời gian cháy của 1kg than này có thể kéo dài 200 phút, khi cháy không có khói và mùi. Hàm lượng carbon trong than sinh học có thể đạt từ 75 – 85%.

Than ép nhiên liệu tuy có nhiệt lượng thấp hơn than đá 15 – 20% (20MJ/kg) nhưng có độ tro rất thấp (tối đa 5% khối lượng tổng) nên sử dụng hiệu quả hơn than đá, dầu, củi, khí gas. Như vậy, sản xuất chất đốt từ lõi ngô còn góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Người Việt ăn xong là vứt ngay mà không biết thứ này có thể biến thành vàng đen xuất đi nước ngoài, giá thu mua lên tới hàng triệu đồng/tấn - Ảnh 4.

Than từ lõi ngô hiện đã được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, ngoài ra sản phẩm thanh ép nhiên liệu đốt và than sinh học còn có các khách hàng tiềm năng là những cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm sản có sử dụng hệ thống nhiệt, lò hơi hoạt động dân sinh…

Nhịp sống thị trường