Cần Thơ 20 năm xây dựng nền tảng trung tâm vùng

37

Ngày 1/1/2024 tròn 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, từ tỉnh Cần Thơ tách ra thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội. Đó cũng là thời gian tạo nền tảng quan trọng cho một “thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông” và trung tâm ĐBSCL theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị như báo cáo của UBND thành phố Cần Thơ do Chủ tịch Trần Việt Trường ký ngày 13/10/2023 cho biết.

Thành phố Cần Thơ hiện đại giữ nét đẹp đô thị sông nước

Hạ tầng năng lượng, giao thông, công nghiệp

Về hạ tầng năng lượng: Đã đảm bảo vận hành hệ thống lưới điện an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống. Giai đoạn 2011-2015, tiết kiệm năng lượng 176,5 triệu kWh và giai đoạn 2016 – 2020 sản lượng điện tiết kiệm 222 triệu kWh, tăng 20,52% so với giai đoạn 2011 – 2015, góp phần giảm phụ tải tiêu thụ điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn. Năm 2023, sản lượng điện tiêu thụ ước đạt 2.956,39 triệu kWh, tăng 6,53% so năm 2022; điện tiết kiệm ước đạt 75,6 triệu kWh, tăng 18,7% so năm 2022. Hiện trạng nguồn điện hiện có Nhà máy điện Cần Thơ tổng công suất lắp đặt 188,2 MW, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 công suất 330 MW, Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) phát điện với công suất 7,5MV đã đưa vào vận hành từ tháng 02/2018, năng lượng điện mặt trời đến nay phát triển với tổng công suất 81,498 MW… Thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện 220kV-110kV và 22kV cho các giai đoạn nhằm phát triển lưới điện đồng bộ, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

Ngôi chợ cổ Cần Thơ được bảo tồn

Hạ tầng giao thông: Hoàn thành đưa vào hoạt động Cầu Cần Thơ, Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu, cảng Cái Cui, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ – khu bến Hoàng Diệu, đường Nam Sông Hậu…; giai đoạn 2021-2025, tiếp tục ưu tiên đầu tư: Tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang; Nâng cấp, mở rộng đường Nam sông Hậu (phạm vi trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ Ngã Năm cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui); Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); Xây dựng hoàn chỉnh luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2”; Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; Đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ… Bên cạnh đó, thành phố đã tập trung triển khai thủ tục đầu tư, tập trung nguồn lực của thành phố để thực hiện các dự án giao thông đường bộ như: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ; dự án đường Vành đai phía Tây (nối Quốc lộ 91 với QL 61C)”.

Sông nước Cần Thơ về đêm lung linh tàu đưa du khách bồng bềnh

Thành phố đã xây dựng 6 khu công nghiệp rộng 837 ha, thu hút 171 doanh nghiệp đầu tư lấp đầy 40,9% diện tích, tạo việc làm cho hơn 41.000 lao động, hàng năm đóng góp vào ngân sách khỏang 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh có 5 cụm công nghiệp rộng 170 ha ở các quận Bình Thủy, Cái Răng và các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.

Tăng cường liên kết vùng, hợp tác quốc tế

Thành phố phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng thực hiện các hoạt động liên kết phát triển, tạo sự gắn kết giữa các địa phương, phối hợp chặt chẽ trong công tác rà soát, xây dựng quy hoạch cấp vùng, quy hoạch thành phố theo quy định của Luật Quy hoạch, xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, xác định danh mục dự án trọng điểm của vùng. Đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông và thủy lợi liên vùng, xây dựng các chương trình, dự án của tiểu vùng liên quan đến biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương. Mối liên kết, hợp tác giữa thành phố với các tỉnh, viện, trường không ngừng được cải thiện; các lĩnh vực liên kết, hợp tác tập trung chủ yếu vào: công nghiệp; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thương mại – dịch vụ; thông tin và truyền thông; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, xã hội; tài nguyên, môi trường; quốc phòng, an ninh…

Chuỗi dự án khí điện Lô B có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD gồm 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV tổng công suất lắp đặt dự kiến 3.800 MW ở Cần Thơ, cùng đường ống Lô B – Ô Môn và mỏ Lô B cách bờ biển hơn 200 km có sản lượng khai thác khí dự kiến 5,06 tỷ m3 khí/năm, được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký hợp đồng cùng các đối tác ngày 30/10/2023 khi hoàn thành sẽ đưa Cần Thơ thành trung tâm điện lực lớn của cả nước.

Ngoài ra, tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL tạo cầu nối cho liên kết vùng, thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, với các tỉnh, thành phố trong cả nước và có tiếng nói chung với các Bộ, ngành Trung ương trên cơ sở khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của từng địa phương và vùng, đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại, du lịch. MDEC cũng trở thành đầu mối tạo liên kết giữa các nhà (nhà khoa học, nhà băng, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý) cung cấp các kênh thông tin, tư vấn về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Thành phố đã tham gia vào 3 tổ chức quốc tế: 100 thành phố có khả năng chống chịu (100 Resilient Cities), Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) và Thỏa thuận toàn cầu của các Thị trưởng về Khí hậu và Năng lượng (Global Covenant of Mayors for Climate and Energy – GCOM), tập trung trên các lĩnh vực đô thị, biến đổi khí hậu, môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh mạng… là những lĩnh vực của thành phố thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Công nhân cần mẫn tu sửa đường phố  

Thành phố Cần Thơ được vinh dự nhận Giải thưởng các thành phố ASEAN bền vững về môi trường năm 2021; cùng 74 thành phố khác trên toàn cầu lọt vào Vòng chung kết cho danh hiệu thành phố xanh toàn cầu – Global OPCC, đồng thời thành phố Cần Thơ cũng chính thức được mời tham gia Chiến dịch We Love City nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của người dân cho sứ mệnh xây dựng một tương lai xanh và bền vững. Thành phố thu hút hơn 40 đối tác là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện khoảng 50 dự án phi chính phủ trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nước sạch nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thành phố đã tổ chức trên 120 đoàn đi công tác, đến chúc Tết, thăm, làm việc, học tập, ký kết hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại và triển khai các Bản ghi nhớ, Thỏa thuận quốc tế đã ký với các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Italia, Iran Hà Lan, Singapore, Malaysia,… Ký kết 124 Thỏa thuận quốc tế, Biên bản ghi nhớ hợp tác với các địa phương bạn, tập đoàn kinh tế lớn, tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực giáo dục, xây dựng, công nghệ, môi trường, kinh tế – xã hội…

Tiến tới trung tâm điều hành thông minh thành phố

Mạng truyền số liệu chuyên dùng thành phố đã triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội thuộc thành phố. Trung tâm dữ liệu thành phố đảm bảo duy trì ổn định, phục vụ cho việc vận hành các hệ thống dùng chung của thành phố phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây; tỷ lệ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) là 100% (11/11) ứng dụng cần kết nối của thành phố; tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức là 95% (19/20).

Triển khai cập nhật Kho dữ liệu dùng chung của thành phố và tích hợp cập nhật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu (CSDL) công dân, CSDL doanh nghiệp, CSDL CBCCVC, CSDL TTHC, CSDL hồ sơ điện tử, CSDL danh mục dùng chung, kho dữ liệu Quản lý văn bản và điều hành47. Ngoài ra, CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến và số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch thường xuyên từ các sổ hộ tịch trên địa bàn thành phố.

Cổng dịch vụ công thành phố và hệ thống thông tin một cửa điện tử được triển khai từ năm 2019 cho các sở, ban ngành, UBND quận huyện và UBND xã, phường thị trấn; Cổng Dịch vụ công thành phố đã kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; hiện tại, Hệ thống đã được nâng cấp, hợp nhất thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (tại địa chỉ dichvucong.cantho.gov.vn) đáp ứng yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định và đã chuyển đổi sang IPv6, đồng bộ cho tất cả các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ thành phố đến cấp huyện, xã.

Đến nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) một phần và toàn trình: 1.362 DVCTT (266 DVCTT một phần, 1.096 DVCTT toàn trình, 100% DVCTT đủ điều kiện triển khai toàn trình). Tổng số lượng hồ sơ trực tuyến: 106.144/216.505 đạt tỷ lệ 49%. Hệ thống Hội nghị truyền hình thành phố khai thác ổn định, hiệu quả với 130 điểm.

Triển khai thí điểm Trung tâm điều hành thông minh thành phố phục vụ sự chỉ đạo điều hành của UBND thành phố trên 10 lĩnh vực. Triển khai Cổng thông tin Du lịch và ứng dụng di động Du lịch thông minh; chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS), dự án Y tế thông minh (triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử); một số quận, huyện đã và đang xúc tiến triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, và triển khai Trung tâm điều hành thông minh…

THANH HẢI (Theo TC AS&CS số in tháng 10/2023)