Áp lực và cơ hội với doanh nghiệp chuyển dịch xanh

2

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những áp lực và cơ hội với doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh yêu cầu chuyển dịch xanh để giảm phát thải khí nhà kính.

Quang cảnh buổi hội thảo

Bây giờ hoặc không bao giờ”

Đó là cảnh báo từ các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu hàng đầu thế giới về những hành động cần thiết của con người để “cứu vãn” tình thế khi Trái Đất nóng lên. Mục tiêu, đến cuối thế kỷ XXI, Trái Đất không nóng lên hơn 1,50C so với năm 2010.

Từ yêu cầu đó, người tiêu dùng các nước phát triển lẫn đang phát triển bắt đầu tích cực lựa chọn các sản phẩm “xanh” hoặc đạt mức trung hòa cacbon để bảo vệ cho chính tương lai của họ giữa 1 Trái Đất nóng lên vì khí thải.

Chính sách quốc tế trở nên khắt khe

Các áp lực giảm phát thải CO2 khiến chính sách của các quốc gia trở nên ngày càng khắt khe hơn. Đáng chú ý là cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu (EU). CBAM là một công cụ nhằm áp một mức giá công bằng cho lượng khí thải cacbon được phát ra trong quá trình sản xuất hàng hóa có mật độ phát thải cacbon cao đang được nhập khẩu vào và để  khuyến khích sản xuất công nghiệp sạch hơn tại các quốc gia không thuộc EU. Công cụ đạt được mục tiêu trên thông qua việc xác nhận rằng chi phí cho lượng cacbon tích hợp thải ra trong  quá trình sản xuất một số hàng hóa nhất định được nhập khẩu vào EU đã được bao gồm.

Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM)

Tháng 6/2022 ra đời CBAM. Cũng có chính sách quản lý phát thải/khí thái tương tự tại Mỹ, Canada, Nhật Bản, v.v. Đối tác toàn cầu như siêu thị/cửa hàng phân phối (Retail); Đối tác mua hàng sỉ (B2B) và các tổ chức quản lý như Quản lý Xuất nhập khẩu; Quản lý Môi trường ở Mỹ, Châu Âu, Canada, v.v. đều thực hiện.

Cụ thể ở EU, từ 10/2023, nhà nhập khẩu phải khai báo phát thải cacbon; Từ 1/2026 loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí. Từ năm 2027, EU thực hiện rà soát toàn bộ CBAM. Từ năm 2034 CBAM chính thức vận hành toàn bộ và nhà nhập khẩu phải thực thi toàn bộ nghĩa vụ.

Khi CBAM có hiệu lực thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu thuế cacbon khi xuất khẩu vào châu Âu, nghĩa là sản phẩm sẽ bị cạnh tranh về giá và chất lượng, tăng thêm chi phí.

Quy đinh nước ta đang tăng với thủy sản

Ở nước ta, năm 2022 ra đời Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy đinh về giảm nhe phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn. Cùng năm này, có Quyết định 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Vùng ĐBSCL có số cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, theo QĐ01/2022/QĐ-TTg là 175 đã tăng lên 331 theo dự thảo đang lấy ý kiến, tăng nhiều nhất là thức ăn/chăn nuôi từ 5 lên 35 (gấp 7 lần), thứ hai là thủy sản từ 22 lên 65 (gấp gần 3 lần).

Từ ngày 3/11/2023 có Dự thảo mới và nay đang lấy ý kiến với các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, số lượng tăng lên rất nhiều. Theo QĐ01/2022/QĐ-TTg chỉ có 1.912 cơ sở phải kiểm kê, thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, Giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, Chất thải. Theo dự thảo đã tăng lên 2.893 cơ sở; Nhiều nhất là ngành công thương tăng 599 cơ sở, gồm: Sản xuất thức ăn thủy sản; Sản xuất cá tra đông lạnh; Chế biến, bảo quản các loại sản phẩm nông sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản xuất, chế biến các loại sản phẩm từ dừa, dệt may,…).

Trong đó, vùng ĐBSCL tăng từ 175 lên 331 cơ sở. Tăng nhiều nhất là thức ăn/chăn nuôi từ 5 lên 35 cơ sở (gấp 7 lần); thứ hai là thủy sản từ 22 lên 65 cơ sở (gấp gần 3 lần).

Cơ hội từ việc giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng các biện pháp tối ưu hóa, gia tăng hiệu suất sử dụng năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, gia tăng biên lợi nhuận.

Đặc biệt, hàng hóa ít phát thải, có giấy chứng nhận “xanh” sẽ mở ra cơ hội với những thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Canada,…Giữ vững thị trường xuất khẩu, mang lại nguồn doanh thu ổn định hoặc cao hơn, đáp ứng yêu cầu về sản phẩm bền vững từ người tiêu dùng.

Làm gì để chuyển hóa thách thức thành cơ hội

Trước tiên, doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Lập báo cáo kiểm kê nộp Sở TNMT.

Bước hai, lập kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính: Nghiên cứu các giải pháp giảm phát thải phù hợp và xây dựng lộ trình, kế hoạch, tích hợp vào chiến lược kinh doanh.

Bước ba, triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính: Triển khai các giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng; Nâng cấp dể tăng hiệu suất thiết bị; Đầu tư công nghệ, thiết bị mới.

Cuối cùng, thực hiện chứng nhận và truyền thông: Đề xuất các tổ chức uy tín chứng nhận; Thực hiện hoạt động truyền thông tới đối tác, khách hàng và công chúng.

Trong phần thảo luận, bà Nguyên Thị Hà cũng giới thiệu, Công ty Cổ phần Sáng tạo Xanh Việt Nam (GREEN IN) có đội ngũ chuyên gia tư vấn, hỗ trợ, đồng hành, mở khóa cơ hội để doanh nghiệp chiến thắng trong đường đua chuyển dịch xanh.

 SÁU NGHỆ