Quy định pháp luật về quản lý chiếu sáng đô thị mới nhất hiện nay

117

Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị. Cụ thể hoạt động quản lý chiếu sáng gồm những nội dung nào?

Các văn bản pháp luật quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

  • Nghị định số 79/2009/NĐ-CPVề quản lý chiếu sáng đô thị
  • Nghị định số 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung và bãi bỏ 1 số điều của Nghị định số 79/2009/NĐ-CPVề quản lý chiếu sáng đô thị
  • Quyết định số 1874/2010/QĐ-TTgngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025
  • Nghị định số 32/2019/NĐ-CPngày 10/4/2019, quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

1. Chiếu sáng đô thị là gì?

1.1 Khái niệm chiếu sáng đô thị

Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm: quy hoạch, đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.

Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.

Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;

1.2 Các hoạt động trong chiếu sáng đô thị

Hoạt động chiếu sáng đô thị cần thực hiện các vấn đề như quy hoạch, đầu tư và phát triển; xây dựng hệ thống chiếu sáng; Quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng:

  • Chiếu sáng công trình giao thông
  • Chiếu sáng công cộng
  • Chiếu sáng bên ngoài công trình xây dựng
  • Chiếu sáng trang trí cho không gian tổ chức lễ hội

Quản lý chiếu sáng đô thị bao gồm:

  • Quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
  • Quản lý trạm đèn chiếu sáng
  • Quản lý hệ thống điều khiển chiếu sáng ở trung tâm
  • Quản lý và vận hành trạm

2. Quy chuẩn theo quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

Hệ thống chiếu sáng đô thị phải được thiết kế đúng với quy định về quản lý chiếu sáng đô thị; tương ứng với từng loại tuyến đường nhất định. Bao gồm quy chuẩn chiếu sáng đường giao thông và quy chuẩn chiếu sáng đường hầm. Thiết kế sao cho đáp ứng quy chuẩn công trình chiếu sáng về độ chói, độ đồng đều. Đồng thời, đảm bảo tính dẫn hướng, tạo môi trường ánh sáng tốt cho người tham gia giao thông.

Chiếu sáng đô thị phải đảm bảo theo quy định về quản lý chiếu sáng

2.1 Quy chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Hệ thống chiếu sáng đường giao thông đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hiện nay. Vừa mang lại tính thẩm mỹ và đạt chuẩn quy định về quản lý chiếu sáng đô thị; Vừa góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông cho nhiều người. Tùy vào mục đích và điều kiện sử dụng, sẽ có quy chuẩn riêng cho chiếu sáng đường giao thông.

  • Đối với đường cao tốc và đường giao thông: nên chọn ánh sáng trắng ấm để có tầm nhìn xa, dễ quan sát.
  • Đối với các đại lộ và các trục đường phố chính: đảm bảo ánh sáng cho việc tham gia giao thông.
  • Đối với đường nội thành: ánh sáng đòi hỏi phải nhận biết tín hiệu đèn giao thông; biển báo và các vật cản phía trước.
  • Đối với các đường giao thông ở khu phố: cần tập trung ánh sáng ở những nút cắt; những lối nhỏ để tránh va chạm giao thông.
  • Chọn công suất đèn đường phù hợp với từng vị trí, khu vực chiếu sáng. Chiếu sáng đô thị sử dụng đèn LED đường phố 50w.

2.2 Quy chuẩn chiếu sáng đường hầm

Chiếu sáng đường hầm có đặc điểm rất đặc biệt là phải chiếu sáng liên tục cả ngày lẫn đêm. Đảm bảo an toàn và sự lưu thông của các phương tiện. Vậy chiếu sáng đường hầm cần lưu ý những gì?

Quy chuẩn chiếu sáng đường hầm

  • Đèn phải được bố trí sao cho tất cả các bề mặt của hầm; đặc biệt là các mặt đứng của hầm phải được chiếu sáng.
  • Đèn dùng cho chiếu sáng đường hầm đi bộ cần có góc bảo vệ không nhỏ hơn 15 độ; quang thôngtối đa bóng đèn sử dụng là 7000lm
  • Hệ thống chiếu sáng đường hầm cần được điều khiển sử dụng rơ le thời gian. Mức độ chiếu sáng cần được thay đổi theo thời gian ngày – đêm đáp ứng được quy định về quản lý chiếu sáng.
  • Đối với những đường hầm có độ dài lớn và mật độ tham gia giao thông lớn cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng sự cố; nhằm đảm bảo duy trì mức độ chiếu sáng cho hệ thống.
  • Bóng đèn trong hầm cần xem xét đến khả năng bảo vệ chống phá hoại và thuận tiện trong vận hành bảo dưỡng đèn.

3. Quy hoạch theo quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

Để quy hoạch chiếu sáng đô thị, chúng ta cần xem xét về đặc tính của các tuyến đường; đặc trưng hình học của mặt đường và cả nguồn cung cấp chiếu sáng. Đèn LED được ứng dụng rất nhiều trong công trình chiếu sáng đô thị.

3.1 Chiếu sáng LED trong phát triển đô thị

Hiện nay, công nghệ chiếu sáng LED với nhiều ưu điểm vượt trội. Đây là công nghệ chiếu sáng của thế kỷ 21 và được rất nhiều người lựa chọn.

  • Công nghệ LED cho hiệu suất chiếu sáng vượt trội, có tính linh hoạt cao và thân thiện với môi trường. Tiết kiệm điện năng; chi phí tiền điện từ 50% – 70% so với các đèn cao áp truyền thống.
  • Bên cạnh đó, sử dụng đèn LED giúp giảm thiểu đáng kể chi phí bảo trì; bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng. Tuổi thọ đèn LED cao hơn nhiều lần so với các loại đèn có cùng công suất thông thường.
  • Ngoài ra, ánh sáng LED rất an toàn, không gây hại cho mắt người sử dụng. Hệ thống đèn LED còn phù hợp với tất cả các loại đường phố; đường cao tốc; tuyến đường lớn nhỏ,…mà không bị giới hạn về ánh sáng.

3.2 Yêu cầu đối với quy hoạch chiếu sáng đô thị

  • Tùy vào mục tiêu của quy hoạch phát triển đô thị; điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Cũng như xem xét đặc thù của dự án để xây dựng hệ thống chiếu sáng đúng quy định.
  • Hệ thống chiếu sáng đô thị mới phải bảo đảm đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có. Bên cạnh đó phải phù hợp với các công trình chiếu sáng và khu vực được chiếu sáng.
  • Trong khi thiết kế cần tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn về chiếu sáng đô thị để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Đảm bảo mục đích chiếu sáng đô thị có tính tiết kiệm và mang lại hiệu quả.

4. Quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị

  • Tại chỗ giao nhau khác độ cao cần quy định trị số độ chói trung bình cao hơn để không bị khuất tầm nhìn.
  • Khi thiết kế chiếu sáng trên các trục đường vận chuyển tốc độ lớn, tại điểm gần kết thúc cần giảm độ chói giúp lái xe cân bằng được tầm nhìn. Bằng cách giảm dần công suất bóng đèn để đảm bảo ánh sáng cho người điều khiển phương tiện không bị thay đổi ánh sáng đột ngột.

Quy chuẩn chiếu sáng đường cao tốc độ chói không nhỏ hơn 0.4

  • Đối với đường phố, quảng trường thì tỉ số giữa các trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình không nhỏ hơn 0,4. Nên khi lắp đặt cần phải xem xét nhằm hạn chế bị chói gây ảnh hưởng đến tầm nhìn đến xung quanh.
  • Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển không nhỏ hơn 0,7.

5. Quy trình vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếu sáng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho việc vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng. Để vận hành hệ thống chiếu sáng hợp lý, chúng ta cần tuân thủ quy trình sau đây:

  • Kiểm tra tổng quát qua các thông số như điện áp, hệ số công suất, tần số dòng điện…
  • Quản lý, thống kê, báo cáo và theo dõi việc duy tu, duy trì được thực hiện thông qua phần mềm
  • Điều khiển và giám sát hệ thống từ trung tâm điều hành tập trung, cài đặt chế độ ánh sáng theo khu vực và theo ngày
  • Kiểm soát ngay lập tức sự cố trên lưới đèn chiếu sáng để sửa chữa, thay thế kịp thời và quy định thời gian bảo trì hệ thống.

6. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý chiếu sáng đô thị

6.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Quản lý thống nhất về chiếu sáng đô thị trên địa bàn của tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho chính quyền đô thị về quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn.

– Ban hành hoặc phân cấp cho chính quyền đô thị ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý chiếu sáng đô thị.

– Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Nhà nước và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị trên địa bàn do mình quản lý cho phù hợp.

– Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

6.2 Trách nhiệm của chính quyền đô thị

– Tổ chức thực hiện quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chiếu sáng đô thị theo phân cấp, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia tổ chức chiếu sáng tại đô thị; quy định về quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị phục vụ công tác quản lý chiếu sáng trên địa bàn.