Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

13

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1757/QĐ-TTg phê duyệt Quy
hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Nông, quy
mô 6.509,27 km 2  gồm các đơn vị hành chính: Thành phố Gia Nghĩa, huyện Đắk Mil,
huyện Đắk R'Lấp, huyện Cư Jút, huyện Tuy Đức, huyện Đắk Glong, huyện Đắk Song,
huyện Krông Nô.
Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây
Nguyên; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ; là cửa ngõ quan trọng kết nối
giao thương giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; trung tâm công nghiệp bô
xít – alumin – nhôm của quốc gia, năng lượng tái tạo của vùng; phát triển nền nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị thị trường; phát triển du lịch
nghỉ dưỡng, sinh thái, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc
trưng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Phát triển bền vững, hài
hòa giữa kinh tế và văn hóa, xã hội, môi trường, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Đắk Nông đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
đạt bình quân 9,05%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 130
triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp đạt khoảng 26,3%; công nghiệp – xây dựng
đạt khoảng 27,7%; dịch vụ đạt khoảng 40,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt
khoảng 5,2%.

Cổng Thông tin điện tửChính phủ, Văn phòng Chính phủ: 080.44818 – 080.49195 – 080.43830
Fax: 080.43.829 – Email: thongtinbaochi@chinhphu.vn – Địa chỉ: Số 16 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm
bình quân từ 5%/năm trở lên, theo chuẩn nghèo mới.
Tập trung đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít – alumin – nhôm
Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó với
ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất, chế biến sâu,
có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm. Tập trung đầu
tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít – alumin – nhôm, sau nhôm; trở thành trung
tâm công nghiệp nhôm của quốc gia. Đầu tư các dự án năng lượng tái tạo theo quy
hoạch quốc gia, ưu tiên phát triển các nguồn điện tự sản, tự tiêu. Phát triển các lĩnh
vực công nghiệp chế biến thế mạnh. Tập trung một số lĩnh vực chủ yếu.
Với công nghiệp bô xít – alumin – nhôm, sau nhôm, khai thác hiệu quả, phát
huy thế mạnh khoáng sản bô xít; ưu tiên các dự án đầu tư theo Quyết định số 866/QĐ-
TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
Cụ thể, hoàn thành, đưa vào vận hành Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông.
Cải tiến hiệu suất, nâng công suất Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (nâng
công suất dây chuyền sản xuất alumin đã có từ 0,65 lên 0,8 triệu tấn alumin/năm); mở
rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (đầu tư mới dây chuyền sản
xuất alumin thứ hai công suất 1,2 triệu tấn để đưa công suất toàn nhà máy lên 2,0 triệu
tấn alumin/năm);
Kêu gọi đầu tư các dự án: Nhà máy Alumin Đắk Nông 2, Nhà máy Alumin Đắk
Nông 3, Nhà máy Alumin Đắk Nông 4, Nhà máy Alumin Đắk Nông 5 gắn với các khu
vực, cụm mỏ khai thác theo quy hoạch.
Phát triển năng lượng sạch, tái tạo, đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời theo
quy hoạch quốc gia, phát triển các nguồn điện tiềm năng khi đảm bảo điều kiện theo
quy định; ưu tiên phát triển các nguồn điện tự sản, tự tiêu, sử dụng công nghệ hiện đại,
thân thiện môi trường.
Đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, ưu tiên công nghệ bảo quản, chế biến,
nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản thế mạnh.
Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, chế tạo phục vụ cơ
giới hóa nông nghiệp; sản xuất hóa chất tại chỗ phục vụ công nghiệp chế biến alumin,
luyện nhôm; sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp; chế biến thành phẩm từ cao su,
chế biến gỗ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao
giá trị sản phẩm
Với ngành nông, lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị cao,
sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước;
hình thành các vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi tập trung, gắn liền với công
nghiệp bảo quản, chế biến ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi giá trị thị trường.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao giá
trị sản phẩm. Phát triển nông thôn gắn với nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho
người nông dân. Tập trung một số lĩnh vực chủ yếu:

Cổng Thông tin điện tửChính phủ, Văn phòng Chính phủ: 080.44818 – 080.49195 – 080.43830
Fax: 080.43.829 – Email: thongtinbaochi@chinhphu.vn – Địa chỉ: Số 16 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội
Phát triển các cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu) theo
hướng tái canh, bền vững và áp dụng tiêu chuẩn, kỹ thuật công nghệ hiện đại. Chuyển
đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để phát triển các cây tiềm năng (mắc ca, dược liệu), các
cây ăn quả, rau, hoa có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương
thức nuôi công nghiệp, liên kết và vùng chăn nuôi tập trung, bảo đảm an toàn dịch
bệnh, môi trường, gắn với cơ sở chế biến thành phẩm. Gắn sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp, các loại hình kinh tế dưới tán rừng phù hợp, nâng
cao đời sống của người làm nghề rừng; phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp, xử
lý các tranh chấp về đất đai, lấn chiếm đất rừng.
Phát triển thủy sản tại ao, hồ thủy lợi nhỏ và các giống thủy sản có giá trị kinh
tế cao, phù hợp với khí hậu, nguồn nước, nuôi lồng bè ở vùng lòng hồ các công trình
thủy lợi, thủy điện lớn trên lưu vực các sông, đảm bảo an toàn môi trường và theo
hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất
lượng cuộc sống, thu nhập cho người nông dân, ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống cây, con đặc trưng bản địa, quý
hiếm và giá trị cao của địa phương, từng bước đưa vào sản xuất, cung ứng thị trường.
Phát triển các mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và người dân, phát triển
hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các sản phẩm OCOP, phát triển các sản phẩm nông
thôn gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề.

Cong TTĐTCP