Phát triển năng lượng xanh cần tầm nhìn dài hạn về phát thải lẫn công nghệ

52

Phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần tầm nhìn rộng về phát thải lẫn công nghệ để ổn định mục tiêu bền vững là lâu dài.

Tại hội thảo chuyên đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, vấn đề phát thải và công nghệ một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc phát triển nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Với mục tiêu giảm thiểu tối đa lượng khí thải carbon, những sáng kiến, ứng dụng công nghệ thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, năng lượng mới trong tất cả các ngành công nghiệp và đời sống đang thật sự cần thiết hơn bao giờ hết.

phat-trien-nang-luong-xanh-can-tam-nhin-rong-ve-phat-thai-lan-cong-nghe-1

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo ông BRUCE LI, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số châu Á – Thái Bình Dương của Huawei Digital Power cho biết, lĩnh vực năng lượng số (Digital Power) chính là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn.

“Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy việc chuyển đổi số các nguồn năng lượng truyền thống. Ứng dụng hiện đã tích hợp đưa vào tất cả các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong cuộc sống, đơn cử như ngành năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, xe điện và hạ tầng cho xe điện”, ông LI chia sẻ.

phat-trien-nang-luong-xanh-can-tam-nhin-rong-ve-phat-thai-lan-cong-nghe

Vấn đề chung toàn cầu về việc giảm khí thải và trung hòa carbon đã được Huawei nỗ lực trong hoạt động sản xuất và vận hành. Năm 2016, Huawei đạt được mức giảm 33,2% lượng khí thải carbon so với doanh thu. Mục tiêu mới cho năm 2025 là sẽ giảm thêm 16% lượng khí thải carbon tính theo doanh thu và tăng hiệu quả năng lượng của các sản phẩm lên 2,7 lần.

Song song đó, để thúc đẩy năng lượng tái tạo, Huawei đã triển khai các giải pháp năng lượng số tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ 1/3 dân số thế giới.

Tính đến tháng 6/2021, các giải pháp này đã tạo ra 403 tỷ kWh điện từ các nguồn tái tạo, và tiết kiệm tổng cộng 12.4 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm 200 triệu tấn khí thải CO2 trong mục tiêu cùng Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.