Nước Nga 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ

78

Kỳ 3: Những thành tựu của Nga thời Vladimir Putin

Sau hơn 20 năm cầm quyền với 4 nhiệm kỳ Tổng thống và 1 nhiệm kỳ Thủ tướng, V.Putin đã lãnh đạo nước Nga đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tiếp tục phát triển bền vững và trở thành cường quốc mới. 

Các nhà lãnh đạo thế giới chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất tại Khải Hoàn Môn ở Paris (Ảnh: AP)

Kế tha các giá tr Xô Viết

Xác định con đường phát triển của nước Nga trong kỷ nguyên hậu Xô Viết, trong Thông điệp liên bang cuối năm 2005, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh: “Những ai không thấy luyến tiếc thời Xô Viết, người đó không có trái tim. Còn những ai muốn khôi phục Liên Xô như trước, người đó không có khối óc”. Theo đó, chiến lược phục hưng nước Nga của V. Putin vẫn kế thừa một số giá trị Xô Viết như tiếp tục sử dụng Lá cờ đỏ của Hồng quân Liên Xô, tiêu ngữ Ngôi sao Xô Viết và nền nhạc Quốc ca hùng tráng của Liên Xô; duy trì Lễ duyệt binh Ngày Chiến Thắng trên Quảng Trường Đỏ; bảo vệ ký ức lịch sử về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại Nga; kiên quyết chống lại mọi mưu toan xuyên tạc lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai mà trong đó Hồng quân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít, cứu loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng v.v. Những quyết định này của V. Putin đã tạo được ấn tượng tốt đẹp và rất mạnh mẽ với đa số người dân Nga.

Làm tht bi toan tính ca M làm tan rã nước Nga

Thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất của nước Nga trong những năm cầm quyền của Tổng thống V.Putin là bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trước các hành động phá hoại có hệ thống và ngày càng quyết liệt của Mỹ và đồng minh. Theo các tài liệu đã được giải mật, nhiệm vụ của giai đoạn cuối trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ được thể hiện trong Dự án Harvard và Dự án Houston là không chỉ làm sụp đổ Liên Xô mà còn chia nhỏ nước Nga. Theo đó, sẽ đưa khu vực Siberi của Nga về thuộc quyền kiểm soát của Mỹ; khu vực Tây Bắc nước Nga sẽ thuộc về quyền kiểm soát của Đức; khu vực của Nga dọc theo sông Volga sẽ thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ; khu vực Viễn Đông của Nga sẽ thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản. Như vậy, trên thực tế, nước Nga sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Sau 20 năm cầm quyền của V.Putin, nước Nga không chỉ giữ được toàn vẹn lãnh thổ mà còn phát triển bền vững và trở thành cường quốc mới. Chính Tổng thống thống Mỹ Joe Biden cũng phải thừa nhận, Nga là một cường và có trách nhiệm cùng với Mỹ bảo đảm hòa bình và sự phát triển ổn định cho thế giới.

Ngăn chn gii tài phit lũng đon chính trường Nga

Trong những năm 1990, giới tài phiệt ở Nga nổi lên thành do cướp đoạt tài sản quốc gia trong quá trình tư nhân hóa ồ ạt dưới thời B. Yeltsin và công khai lũng đoạn chính trường Nga phục vụ lợi ích của Mỹ và phương Tây. Chúng sử dụng nguồn tài chính và bộ máy truyền thông khổng lồ đã bị tư nhân hóa để tranh giành quyền lực trong Điện Kremlin. Sau khi lên cầm quyền vào đầu năm 2000, Tổng thống V.Putin kiên quyết ngăn chặn âm mưu này của giới tài phiệt Nga. Vì thế, một trong những biện pháp đầu tiên của Tổng thống V. Putin là buộc giới tài phiệt phải đứng ngoài chính trường. Đồng thời, V.Putin giành lại quyền kiểm soát các lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng sống còn của nền kinh tế Nga và các phương tiện truyền thông chủ chốt. Trong cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng trong năm 2004, Tổng thống V. Putin tái đắc cử một phần quan trọng là do Điện Kremlin đã làm thất bại toan tính của giới tài phiệt can thiệp vào cuộc bầu cử này bằng cách dùng tiền “mua” lá phiếu của các cử tri Nga và thao túng dư luận thông qua bộ máy truyền thông.

Ngăn chn hot đng ca “đi quân th năm Nga

Bắt đầu từ những năm cải tổ dưới thời M. Gorbachyov (1985-1991 và tiếp đến trong những năm cải cách của B.Yeltsin (1991-1999), các tổ chức “phi chính phủ” (NGO) nhận được sự ủng hộ toàn diện về tiền bạc và chính trị của chính phủ nhiều nước phương Tây, trước hết là Mỹ, xâm nhập vào không gian kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh của Nga, trong đó có hoạt động can thiệp vào các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. Thực chất, NGO là “đội quân thứ năm” của Mỹ và phương Tây để lũng đoạn chính trị nội bộ của Nga. Để ngăn chặn hoạt động phá hoại này của NGO, Tổng thống V.Putin phê chuẩn Đạo luật cấm hoạt động của nhiều tổ chức NGO. Ngoài ra, Tổng thống V.Putin kiên quyết phản đối các giá trị văn hóa ngoại như hôn nhân đồng tính do các NGO truyền bá vào không gian văn hóa của Nga bởi chúng có tác dụng làm băng hoại văn hóa truyền thống Nga.

Sa đi Hiến pháp Nga đ bo v ch quyn quc gia

Sau khi đã ổn định hệ thống chính trị và xác định con đường phát triển, năm 2020 Tổng thống V.Putin quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi bản Hiến pháp năm 1993 nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia như đề cao luật pháp Nga trước luật pháp quốc tế; bảo vệ ngôn ngữ và bản sắc văn hóa Nga; bảo vệ ký ức lịch sử về truyền thống đấu tranh anh hùng của nước Nga; bảo vệ tiếng Nga là ngôn ngữ quốc gia; bảo vệ bản sắc văn hóa của tất cả các dân tộc và sắc tộc của Nga; nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em và phát triển dân số; ngăn chặn xu hướng “Mỹ hóa” giới tinh hoa chính trị của Nga bằng quy định tất cả các quan chức trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước Nga không được phép có quốc tịch nước ngoài, không được nhận giấy phép cư trú hoặc bất kỳ loại giấy tờ nào khác cho phép họ cư trú thường xuyên trên lãnh thổ một quốc gia khác; không được phép mở tài khoản và cất giữ tài sản tại các ngân hàng nước ngoài bên ngoài lãnh thổ Nga.

Ngăn chn thành công cuc thp t chinh ca M Đi Trung Đông

Binh sỹ Nga được trẻ em Syria chào đón trong cuộc chiến chống khủng bố(Ảnh: TASS)

Syria là mắt xích then chốt trong “cuộc thập tự chinh” của Mỹ mang tên “Mùa Xuân Arab” khởi đầu từ Tunisia vào cuối năm 2010 sau đó lan tỏa tới nhiều quốc gia khác. Sau khi Mỹ và NATO tiến hành cuộc chiến ở Libya và sát hại nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào cuối năm 2011, Thượng nghị sỹ John McCain-Chủ tịch ủy ban quân lực của Thượng viện Mỹ tuyên bố rằng, kịch bản Libya sẽ lặp lại ở Syria, Iran, Nga và Trung Quốc-nơi người dân đang “khát khao dân chủ”. Sau khi trở lại đảm nhiệm cương vị Tổng thống Nga vào ngày 7/5/2012, V.Putin bắt đầu hành động để ngăn chặn “cuộc thập tự chinh” của Mỹ ở Syria. Kể từ đó, Syria trở thành cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga. Trong khi Mỹ núp dưới chiêu bài “chống khủng bố” để lôi kéo liên quân gần 60 nước can thiệp quân sự vào Syria nhằm loại bỏ chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad, thì Nga ng h toàn din cho Syria tiến hành cuc chiến chng khng b và chng liên quân do M ch huy. Ngày 30/9/2015, Tng thng V.Putin quyết đnh m chiến dch chng khng b Syria. T đó, cuc chiến Syria tr thành “cuộc chiến tranh thế giới thu nhỏ” với gần 90 nước tham gia ở nhiều mức độ khác nhau. Sau 2 năm tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở Syria, liên quân của Nga, Syria và Iran đã đánh bại khủng bố, giúp Syria bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở đó, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đồng bảo trợ cho tiến trình chính trị ở Syria để hóa giải cuộc khủng hoảng.

Bước đu làm phá sn đ án Ukraine ca M

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Nuland phân phát bánh cho những người biểu tình trong cuộc bạo loạn trên Quảng trường Maidan ở Kiev năm 2014 (Ảnh: Lenta)

Từ cuối năm 2013, Mỹ sử dụng các lực lượng phát xít mới và dân tộc cực đoan của Ukraine tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính thể của Tổng thống Yanukovich thân Nga và dựng lên ở Kiev chính quyền bù nhìn do Washington kiểm soát. Mục tiêu cuộc đảo chính này là đẩy Nga ra khỏi căn cứ quân sự Sevastopol trên bờ Biển Đen thuê của Ukraine đến năm 2042, đồng thời biến Ukraine thành quốc gia thù địch với Nga và gia nhập NATO. Bằng quyết định sáp nhập Crimea trên cơ sở cuộc trưng cầu dân ý với 97% người dân bỏ phiếu bày tỏ khát vọng trở về Nga, V.Putin bước đầu làm phá sản đề án Ukraine của Mỹ.

Ngoài ra, bằng quyết định ủng hộ đa số người Ukraine gốc Nga ở hai tỉnh Donetsk và Lugansk li khai khỏi chính quyền bù nhìn Kiev, V.Putin đã ngăn chặn kế hoạch của Mỹ đưa Ukraine gia nhập NATO. Để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga cùng với Đức và Pháp đồng bảo trợ cho Thỏa thuận Minsk giữa chính quyền Kiev và chính quyền hai tỉnh Donhesk và Lugansk, trong đó có nội dung then chốt là chính quyền Kiev phải sửa đổi Hiến pháp Ukraine để trao quy chế đặc biệt cho hai tỉnh này. Đến nay, cả Nga, Pháp và Đức đều coi Thỏa thuận Minsk là giải pháp chính trị duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Làm tht bi chiến lược cm vn ca M

Bị thất bại cay đắng trong đề án Ukraine, Mỹ và đồng minh tiến hành chiến dịch cấm vận và cô lập Nga. Theo nhận định của Tổng thống Mỹ Barack Obama, chiến dịch cấm vận này sẽ làm “vỡ vụn” nền kinh tế Nga, khiến người dân Nga nổi loạn chống lại Tổng thống V.Putin, từ đó buộc Moscow phải chấp nhận yêu cầu của Washington trả lại Crimea cho Ukraine và chấm dứt sự ủng hộ đối với người dân hai tỉnh Donetsk và Lugansk. Tuy nhiên, Nga đã có các biện pháp có hiệu quả đáp trả cấm vận và duy trì kinh tế phát triển ổn định. Mặc dù có gặp khó khăn trong đời sống do bị cấm vận, người dân Nga vẫn không xuống đường biểu tình chống V. Putin. Không chỉ đáp trả cấm vận có hiệu quả, Nga còn thực hiện thành công nhiều dự án kinh tế có ý nghĩa chiến lược như hoàn tất dự án dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 chuyển khí đốt sang châu Âu, Dòng chảy khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ và dự án khai phá Bắc Cực v.v. Trong Thông điệp Liên bang năm 2020, Tổng thống V. Putin khẳng định, hiện nay Nga có đủ tiềm lực và mọi khả năng để làm thất bại mọi toan tính của các thế lực đang theo đuổi tham vọng ngăn cản nước Nga tồn tại và phát triển như một quốc gia có chủ quyền.

Xây dng lá chn bo v tin cy ch quyn quc gia

Tổng thống V.Putin đã có công rất lớn và vô cùng quan trọng trong việc phục hồi và phát triển tổ hợp công nghiệp – quân sự Nga trên cơ sở cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với ngân sách quốc phòng vào khoảng 60 tỉ USD, chỉ bằng 1/12 ngân sách quân sự của Mỹ, Nga đã nhanh chóng phát triển được nhiều loại vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới, trong đó có những loại được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nga đã vượt trước các nước khác trên thế giới trong việc tạo ra vũ khí nguyên lý mới, góp phần đáng kể tăng cường tiềm lực quốc phòng. Trong thông điệp liên bang cuối năm 2018, Tổng thống V. Putin đã thông báo về các loại vũ khí chiến lược mới nhất, bao gồm các tổ hợp vũ khí siêu vượt âm Kinzhal, Avangard và Burevestnik, vũ khí laser Peresvet và tàu ngầm không người lái được lắp động cơ hạt nhân Poseidon. Ngoài ra, Nga đã đổi mới khoảng 70% kho vũ khí thông thường và 80% kho vũ khí chiến lược từ thời Liên Xô

Nga không b cô lp như toan tính ca M và đng minh

Trong bối cảnh bị Mỹ và đồng minh bao vây tứ bề, Tổng thống V. Putin đã có công phục hưng vị thế của Nga trên thế giới. Nga cùng với Trung Quốc là thành viên sáng lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải và Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS; Nga là quốc gia chủ chốt trong Liên minh kinh tế Á-Âu, là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) v.v; Nga là đối tác tin cậy với nhiều quốc gia trên thế giới.

Xuất phát từ chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia, nước Nga đã và đang chủ động đóng vai trò quan trọng trong các chương trình nghị sự của thế giới, tích cực và chủ động tham gia có trách nhiệm trong nhiều chương trình nghị sự toàn cầu.

Thí dụ điển hình là Nga đưa ra sáng kiến hủy bỏ vũ khí hóa học của Syria để tránh cho quốc gia này và Trung Đông phải đối mặt với thảm họa một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn; Nga đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực của Nhóm P5+1 nhằm đạt được thỏa thuận toàn diện với Iran về chương trình hạt nhân của Teheran. Chính Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã phải công nhận và đánh giá cao vai trò của Nga trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử này.

Đp tan chiến dch can thip quân s ca Gruzia được M và NATO “chng lưng

Chính quyền Gruzia được dựng lên sau cuộc “cách mạng nhung” năm 2003 được Mỹ và NATO ủng hộ toàn diện và cung cấp vũ khí, huấn luyện chiến thuật, bất ngờ tiến công lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia vào ngày 5/8/2008. Ngay lập tức, Nga đã đáp trả đích đáng và chỉ trong 5 ngày truy đuổi quân đội Gruzia tháo chạy đến tận thủ đô Tbilisi. Còn Tổng thống Gruzia, ông Mikhail Saakasviki, phải bỏ chạy “bạt vía kinh hồn” trước sự bất lực của Mỹ và NATO. Vì thế, giới phân tích quốc tế đưa ra nhận định, cuộc chiến tranh ở Nam Osetia là dấu hiệu chứng tỏ vai trò siêu cường của Mỹ đang tới hồi kết.

Với những công lao to lớn và có ý nghĩa lịch sử của V.Putin đối với nước Nga, có nhiều triển vọng V.Putin sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống trong năm 2024. Về triển vọng này, nhà báo Nga Margarita Simonyan-Tổng biên tập Hãng thông tấn “Nước Nga ngày nay”, nhận định: “Trước đây, V. Putin chỉ đơn giản là tổng thống và có thể thay thế. Còn bây giờ ông ấy là lãnh tụ của nhân dân Nga. Chúng tôi không cho phép bất kỳ ai thay thế ông”./.

Theo VietTimes