NHIỀU SAI SÓT VÀ THIẾU CHÍNH XÁC TRONG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA “QCVN 07-7:2016/BXD” VỀ CÔNG TRÌNH CHIẾU SÁNG

41

 

  1.                                                 Lê Hải Hưng, Trường ĐHBK Hà Nội

                                                   Ban KHCN, Hội Chiếu sáng Việt Nam

  1. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-7:2016/BXD là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng được ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 1/2/2016. Quy chuẩn này đã được tổ chức thực hiện đến nay đã được 5 năm và hiện nay chúng tôi được biết Bộ Xây dựng đang tổ chức cho rà soát, cập nhật, bổ sung cũng như loại bỏ nhưng quy định không chính xác hoặc không đúng để ban hành mới Quy chuẩn này, việc làm này là vô cùng cần thiết. Ngay từ 2016, tức là ngay sau khi QCVN 07-7:2016/BXD được ban hành, chúng tôi đã có ý kiến về những thiếu sót trong các quy định của văn bản này, nhân dịp này một lần nữa xin đăng lại các ý kiến giúp cho các nhà nghiên cứu xem xét, tham khảo. Mong nhận được các ý kiến phản hồi. Chúng tôi sẵn sàng tham gia ý kiến cho dự thảo Quy chuẩn mới khi được mời tham dự Hội thảo sắp tới tại Bộ Xây dựng.
  2. Các sai sót và thiếu chính xác
Mục Nguyên gốc văn bản Ý kiến phản biện
1.5.3

Trang 8

“…Trong đường hầm, độ rọi đứng là độ rọi trên mặt đứng ở độ cao 0,1m từ mặt đường thể hiện một vật thể kích thước 0,2m x 0,2m…” 1. Khó hiểu. Tại sao lại lấy độ rọi đứng ở độ cao 0,1m?

2. Kích thước 0,2m x 0.2m biểu diễn một mặt chứ không phải là vật thể.

3. Cần giải thích hoặc trích dẫn tài liệu tham khảo.

1.5.4

Trang 8

“…Độ chói (L, cd/m2) là mật độ cường độ sáng trên bề mặt phát sáng…” Sai. Không có khái niệm mật độ cường độ sáng. Đúng phải là: Độ chói là một đại lượng đặc trưng cho sự phát sáng của một bề mặt (trong cả hai trường hợp mặt tự phát sáng hoặc phản xạ sáng). Về mặt trị số được đo bằng tỷ số giữa cường độ sáng và diện tích vuông góc với phương của tia sáng. Biểu thức L = I/Scosα, với α là góc hợp bởi tia sáng và pháp tuyến của mặt S.
1.5.5

Trang 8

“…Độ chói trung bình của mặt đường (Ltb, cd/m2) là độ chói tính trung bình trên bề mặt phát sáng…” Không chính xác. Đúng phải là: Độ chói trung bình của mặt đường giá trị độ chói tính trung bình trên bề mặt đường (Cần nói này với mặt đường)
1.5.6

Trang 8

“…Cường độ sáng (I, cd) là là tỷ số giữa quang thông của nguồn phát sáng và góc khối theo hướng bức xạ…” Không chính xác vì định nghĩa này chỉ đúng trong trường hợp cường độ sáng phân bố đều trong góc khối mà trong thực tế thì rất ít trường hợp cường độ sáng phân bố đều

Đúng phải là “Cường độ sáng là đại lượng đặc trưng cho sự phát sáng theo một phương của nguồn sáng. Về trị số nó được đo bằng giới hạn của tỷ số giữa quang thông mà nguồn phát ra trong  một góc khối và độ lớn của góc khối đó khi giá trị góc khối đó tiến tới không”.

1.5.6

Trang 9

1. “…Cường độ sáng cực đại (Imax) nằm trong phạm vi 0 – 900, đèn thuộc loại không được che, không được dùng chiếu sáng đường cho xe có động cơ…”

2. Cường độ sáng cực đại (Imax) nằm trong phạm vi 00 – 750, đèn thuộc loại được che một nửa

3. Cường độ sáng cực đại (Imax) nằm trong phạm vi 00 – 650, đèn thuộc loại được che hoàn toàn…”

– Các quy định này thiếu chính xác ở chỗ không quy định góc tính theo phương thẳng đứng hay phương nằm ngang. (Đúng là góc giữa phương của Imax  và phương thẳng đứng)

– Trường hợp 1 đã thỏa mãn trường hợp 2 và 3, vì người ta có thể chọn tùy ý cường độ sáng cực đại (Imax) nằm trong phạm vi 00 – 900. Trong trường hợp này, quy định đúng là “Cường độ sáng cực đại (Imax) nằm trong phạm vi 750 – 900 so với phương thẳng đứng,  đèn thuộc loại không được che, không được dùng chiếu sáng đường cho xe có động cơ”. (tức là trường hợp này tia sáng có thể chiếu vào mắt người tham gia giao thông)

– Các sai sót này là nghiêm trọng vì nó làm người ta không phân biệt được loại đèn.

– Sai sót này có thể được khắc phục bằng một hình vẽ minh họa

Bảng 1

Trang11

Quy định độ chói 2cd/m2 ứng với độ rọi 20lx, độ chói 1,5cd/m2 ứng với độ rọi 10lx độ chói  cd/m2 ứng với độ rọi 20lx, độ chói 1,0cd/m2 ứng với độ rọi 7lx, độ chói 0,75cd/m2 ứng với độ rọi 7lx, độ chói 0,5cd/m2 ứng với độ rọi 10lx 1. Trong chiếu sáng đường giao thông, thông thường người ta lấy độ chói làm tiêu chuẩn chứ không phải là độ rọi. Tuy nhiên, vì độ rọi E liên hệ với độ chói L theo biểu thức ρE = πL (*) với ρ là hệ số phản xạ của mặt đường, nên đôi khi người ta lấy giá trị độ rọi để làm giá trị tham khảo trong trường hợp hệ số phản xạ của mặt đường tại một khu vực có biến đổi đột ngột ví dụ mặt đường bị ô nhiễm hoặc ngập nước (lúc đó không đo được độ chói)

2. Theo công thức (*), tại cùng một điểm thì độ chói phải tỷ lệ với độ rọi, trong khi các chỉ số được liệt kê trong bảng 1 lại không tỷ lệ mà được lựa chọn rất tùy tiện.

Bảng 2

Trang 11

Dòng 3: Từ 500 -1000 (xe/h): 1,0cd/m2

Dòng 4: Dưới 500 (xe/h): 0,8cd/m2

Dòng 5: Trên 500 (xe/h): 0,6cd/m2

Dòng 6: Dưới 500 (xe/h):

0,4 cd/m2

1. Dòng 5 quy định chưa chính xác (trên 500 là số vô định). Trong trường hợp quy định lượng xe giống dòng 3 thì độ chói phải giống nhau. Trong trường hợp này, bảng đã quy định không đúng (1cd/m2 và 0,8cd/m2)

2. Dòng 4 và dòng 6 đều với lưu lượng dưới 500 (xe/h) nhưng lại với hai độ chói khác nhau (0,8cd/m2 và 0,4cd/m2) mà không giải thích.

2.5.3

Trang 15

“…ưu tiên sử dụng những bóng đèn có nhiệt độ màu lớn hơn 2000K” Sai và thừa. Không có nguồn sáng nào có nhiệt độ màu thấp hơn 2000K, trừ ánh sáng của than củi, đèn dầu và nến. Tuy nhiên các loại này không được dùng để chiếu sáng đường.

Và còn rất nhiều đại lượng đưa ra nhưng không được giả thích, ví dụ độ chói lóa mất tiện nghi, độ tăng ngưỡng…

  1. Nhận xét

Thứ nhất: Quy chuẩn được ban hành có ảnh hưởng rất lớn hoạt động đầu tư xây dựng mới và cải tạo các công trình chiếu sáng nhưng còn quá nhiều sai sót và thiếu chính xác vì vậy khi soạn thảo cần phải có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu, tư vấn phản biện….. và tổ chức nhiều hội thảo công khai để lấy ý kiến rộng rãi đồng thời củng phải có trách nhiệm giải trình đúng/sai.

Thứ hai:

Do sử dụng các viện dẫn đã cũ, thậm chí đã quá cũ (ngay cả tiêu chuẩn của Hội Chiếu sáng quốc tế CIE 88: 2004 cũng là một tài liệu quá cũ), nên QCVN 07-7:2016/BXD mới ban hành 2016, dù mới về thời gian nhưng lại cũ về giá trị thông tin. Một bằng chứng rõ ràng nhất là CIE 88: 2004 đã không cập nhật các loại đèn LED, một nguồn sáng hiện đại, đang được khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới. Hiện tại và trong tương lai, để triệt để tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường, các công trình chiếu sáng thường được điều chỉnh tự động (dimming) cường độ sáng. Vì vậy quy chuẩn cần tính tới trường hợp này.

Cũng vì tài liệu cũ nên, khi nói về các yêu cầu về nguồn sáng tài liệu này đã “quên” đề cập đến  chỉ số hoàn màu CRI (Color Rendering  Index), một thông số quan trọng nhất, phản ánh tiện nghi nhìn của nguồn sáng và công trình chiếu sáng.

Thiết nghĩ, với những sai sót trên, QCVN 07-7:2016/BXD cần phải được rà soát, chỉnh sửa và ban hành lại. Về lâu dài, với tiềm lực con người và thông tin hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện đại, cập nhật các TC quốc tế nhưng vẫn phù hợp với điều kiện Việt Nam mà trước hết là những Tiêu chuẩn về chiếu sáng.