Năng lượng sinh học và những ích lợi cơ bản

168

 

Nhờ vào việc cung cấp các nguồn năng lượng sạch trong nước đã giảm thiểu phụ thuộc của Mỹ vào các nguồn dầu khoáng nước ngoài, tạo ra công ăn việc làm và giúp tái sinh vùng nông thôn nước Mỹ, năng lượng sinh học đã góp phần cho một tương lai an toàn, bền vững và phát triển về kinh tế cho Hoa Kỳ. Với sự gia tăng của hàng loạt công nghệ năng lượng sinh học được dự đoán sẽ trở thành cuộc cạnh tranh chi phí và được phát triển trên toàn quốc, cho phép Hoa Kỳ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về ngành kinh tế năng lượng sạch.

năng lượng sinh học đã góp phần cho một tương lai an toàn

Năng lượng sinh khối và an ninh năng lượng Hoa Kỳ

Chiếm 5% dân số thế giới, nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu khoáng nhập khẩu khi tiêu thụ khoảng 25% sản lượng dầu mỏ thế giới. Năm 2014, Hiệp hội thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết khoảng 46% lượng dầu thô xử lý tại các nhà máy lọc của Hoa Kỳ và tổng 27% các sản phẩm dầu mỏ tiêu thụ được nhập khẩu từ các nguồn dầu từ nước ngoài. Hơn nữa, nhiều dự báo đưa ra cho thấy giá dầu sẽ vẫn duy trì mức cao khi nhu cầu về dầu tiếp tục tăng trưởng trên thế giới. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu nước ngoài khiến Hoa Kỳ dễ đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng dầu khoáng do các thảm họa thiên nhiên, chia rẽ chính trị và biến động giá cả. Ngoài ra, việc dựa dẫm vào nguồn dầu nước ngoài là nguyên nhân quan trọng gây ra thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.

 

Tăng cường tiêu thụ các nguồn năng lượng tái tạo nội địa như năng lượng sinh khối được xem là giải pháp làm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và xây dựng nền kinh tế an toàn cho nước Mỹ. Nhiên liệu sinh học đóng vai trò quan trọng như một biện pháp thay thế ngắn hạn cho quá trình chuyên chở nhiên liệu dầu mỏ. Dựa trên dữ liệu được công bố, năm 2015, Hoa Kỳ đã sản xuất 14,7 tỷ lít ethanol đồng nghĩa với việc họ cần nhập khẩu ít hơn 527 triệu thùng dầu thô để chế tạo xăng dầu, ngành công nghiệp này cũng đã chi gần 24 tỷ đô vào hầu bao của người Mỹ và đóng góp khoảng 4,8 tỷ đô vào doanh thu thuế cho Bộ Tài chính Liên Bang của nước này. Dựa vào đà phát triển của thị trường nhiên liệu sinh học hiện nay, một tương lai về nhu cầu dầu khí với tỷ lệ cao hơn của Hoa Kỳ sẽ được đáp ứng sản xuất trong nước bằng các loại nhiên liệu có nguồn  gốc từ các nguồn tài nguyên sinh khối tái tạo.

 

Ngành năng lượng xanh tạo ra công việc xanh

Quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, sản phẩm và năng lượng sinh học có thể tạo ra một lĩnh vực thương mại nội địa mới, đem lại cơ hội việc làm trong nông nghiệp, sản xuất và nhiều lĩnh vực dịch vụ khác. Theo ước tính hiện tại, các hoạt động dựa trên cơ sở sinh học đã trực tiếp đóng góp hơn 48 tỷ đô doanh thu và tạo ra 285,000 việc làm. Dự đoán, ngành công nghiệp này sẽ còn mở rộng và tăng trưởng mạnh trong tương lai, đem về doanh thu gần 259 tỷ đô và 1,1 triệu việc làm cho nền kinh tế Mỹ nói chung vào năm 2030.

Năng lượng sinh khối và môi trường

Trong điều kiện được quản lý tốt, các nguồn năng lượng sinh khối còn có thể cung cấp nguồn lợi quan trọng về đất đai, môi trường sống và đất trồng. Ví dụ, một số loài cây được trồng cho mục đích sinh học có thể phát triển trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, không thể dùng cho mục đích nông nghiệp. Ngoài ra, năng lượng sinh khối còn có tiềm năng trong vấn đề cải thiện chất lượng đất trồng, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động vật hoang dã và giúp ngăn chặn ô nhiễm từ các nguồn nước xung quanh.

 

Quá trình giải phóng chất ô nhiễm không khí gây hại từ ống xả khí của các phương tiện giao thông cũng có thể được giảm bớt bằng việc sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học thay cho các nguồn nhiên liệu không có khả năng tái tạo. Việc sản xuất năng lượng từ tàn dư trong rừng, nhà máy và các bãi chôn lấp giúp tránh khỏi quá trình giải phóng khí methane vào không khí nhờ vào sự phân hủy của gỗ và chất thải nông nghiệp chưa qua sử dụng.

Nguồn: energy.gov

Dịch: My Nhung