Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi

19

Cầu gỗ xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần người và phương tiện qua lại là cầu lắc lư, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Hàng nghìn người dân, học sinh xã Cổ Lũng mong muốn một cây cầu kiên cố để đi lại an toàn.

Người dân xã nghèo mơ ước cây cầu dân sinh

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây, xã Cổ Lũng là địa phương miền núi xa xôi của huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nơi đây có 98% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Là địa bàn có hệ thống sông, suối dày đặc, từ bao đời nay, giao thông đi lại luôn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây.

Là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của địa phương, cầu suối Khanh (thôn Đốc, xã Cổ Lũng) phục vụ nhu cầu đi lại cho hơn 2.000 nhân khẩu thuộc 4 thôn của xã Cổ Lũng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cây cầu này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 1
Cây cầu gỗ bắc qua suối Khanh tại bản Đốc, xã Cổ Lũng, Bá Thước xuống cấp nghiêm trọng.

Chị Bùi Thị Phương (36 tuổi, thôn Đốc, xã Cổ Lũng) chia sẻ, mỗi mùa mưa bão đến, dòng suối Khanh vốn hiền hòa trở nên hung dữ, nước lũ cuồn cuộn, con đường duy nhất để người dân đi lại bị chia cắt, không thể qua được cầu.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 2
Cận cảnh cây cầu bằng gỗ bắc qua dòng suối Khanh.

“Cây cầu gỗ này là con đường duy nhất để người dân 4 thôn Khuyn, Lác, Đốc, Ấm Hiêu và các cháu đi lại. Mùa này nước cạn có thể đi được, chứ mùa mưa đến nước ngập mặt cầu. Nhiều năm qua dân chúng tôi vất vả lắm, mùa mưa bão không có đường đi”, chị Phương chia sẻ.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 3
Mỗi lần người và phương tiện đi qua là cây cầu lắc lư rất nguy hiểm.

Cũng theo chị Phương, hàng chục năm qua, bà con dân bản nơi đây luôn khát khao có một cây cầu để đi lại, giao thương mua bán, các cháu nhỏ có thể đến trường an toàn, đặc biệt là mùa mưa bão.

“Nếu có cầu thì cuộc sống chúng tôi đỡ khổ đi nhiều, việc vận chuyển lúa, ngô khoai đi bán cũng thuận tiện. Hy vọng, các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ để người dân chúng tôi có một cây cầu vững chãi, yên tâm làm ăn sinh sống”, chị Phương bộc bạch.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 4
Cây cầu bằng gỗ xây cách đây hàng chục năm đang bị xuống cấp.

Ông Hà Văn Trung – Trưởng thôn Đốc, cho biết: “Cây cầu được tu sửa đã nhiều lần, sau mỗi mùa mưa là chúng tôi lại phải sửa cầu. Có những lần nước lũ dâng cao cuốn trôi cầu thì phải huy động người dân đóng góp ván gỗ để làm lại cầu. Còn chuyện người dân đi qua cầu bị ngã thì nhiều. Cũng may là toàn những vụ việc xảy ra vào mùa nước cạn nên không thiệt hại về người”.

Lũ đến… cầu trôi, học sinh nghỉ học cả tháng

Cầu bắc qua dòng suối Khanh dài khoảng 25m, được làm bằng ván gỗ, buộc dây thép, tính từ mặt nước lên đến cầu cao khoảng 3-4m. Nhiều tấm ván gỗ do sử dụng nhiều năm nên đã bị mục, dây thép gỉ sét, mỗi khi người dân đi qua cây cầu lắc lư, xiêu vẹo, nguy hiểm luôn rình rập. Chính quyền địa phương và người dân đã dùng những thanh sắt để gia cố thêm.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 5
Hầu hết những kết cấu bằng gỗ của cầu đã mục nát.

Theo ông Trương Văn Thanh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cổ Lũng, cây cầu gỗ bắc qua suối Khanh được xây dựng từ năm 1994, cây cầu phục vụ nhu cầu đi lại của gần 500 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, trong đó có hàng trăm học sinh các cấp trên địa bàn. Mỗi khi mùa mưa bão đến, cây cầu gỗ bị ngập lụt, giao thông chia cắt, người dân không thể qua lại, hàng trăm học sinh phải nghỉ học.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 6
Mỗi mùa mưa lũ về, hàng trăm học sinh phải nghỉ học vì cây cầu bị ngập lụt.
Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 7
Toàn bộ các thanh gỗ đỡ mặt cầu đã mục, tiềm ẩn nguy cơ sập cầu.

“Tháng 10/2017, nước lũ dâng cao 4-5m, cây cầu biến mất chỉ sau một trận mưa lớn, hàng trăm cháu học sinh ở các bản phải nghỉ học. Vì cây cầu đã xây quá lâu nên nhiều thanh gỗ đã bị mục nát, cũng nhiều lần người dân bị ngã xuống suối, rất may chưa có sự việc đáng tiếc xảy ra”.

Cũng theo ông Thanh, Cổ Lũng là xã miền núi, có nhiều sông, suối. Cầu suối Khanh là một trong 17 cây cầu gỗ ở địa phương. Nhiều năm qua, chính quyền và các ngành chức năng cũng đã nắm bắt về những khó khăn, hiểm nguy mà người dân nơi đây đang gặp phải. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách hạn hẹp, số lượng cầu bắc qua sông, suối nhiều nên địa phương chưa thể đầu tư xây dựng được. Để xây dựng cầu dân sinh bắc qua suối Khanh cần số tiền 500 triệu đồng.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 8
Những cột gỗ đỡ dây cáp hai đầu cầu đã mục nát, có thể gãy bất cứ lúc nào.

Theo thầy Mai Văn Xuân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Cổ Lũng, vào mỗi mùa mưa lũ, có khoảng 100 em học sinh của trường không thể đến trường.

“Mùa mưa lũ, gần 100 học sinh và thầy cô nhà trường không thể đến lớp. Mỗi lần mưa lớn, chúng tôi cũng rất lo lắng, vì ở đây cứ lũ là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hy vọng các nhà hảo tâm giúp đỡ xây dựng cầu để các em có thể yên tâm đến trường”, thầy Xuân tâm sự.

Hàng nghìn người dân, học sinh xã nghèo mong thoát cảnh lũ đến cầu lại trôi - 9
Dây buộc bằng sắt trên cầu bị hoen rỉ.

Dù biết cầu xuống cấp nghiêm trọng, việc đi lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bà con nhân dân nhiều lần kiến nghị, nhưng với nguồn lực còn hạn chế, lãnh đạo địa phương mong muốn được bạn đọc Dân trí chung tay giúp đỡ bà con có cây cầu kiên cố để đi lại được an toàn, thuận lợi hơn.

Mọi đóng góp hảo tâm ủng hộ mã số 4494 xin gửi về:

1. UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

ĐT: 0972829699 (ông Trương Văn Thanh – Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Số tài khoản: 3503201004482 – Ngân hàng Agribank – Chi nhánh huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (chủ tài khoản UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước).

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 1400206035022

– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

– Số tải khoản VND: 1017589681

– Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

– Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

– Số tài khoản VND: 333556688888

– Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914.86.37.37

– VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

– VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

– VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Theo Dân Trí