Gia Lai: Ban Hành Kế Hoạch Phòng, Chống Một Số Dịch Bệnh Nguy Hiểm Trên Thủy Sản Nuôi, Giai Đoạn 2021-2030

16

 

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có những bước phát triển đáng kể, hình thức nuôi có sự chuyển đổi dẫu theo hướng bán thâm canh, thâm canh, nhất là hình thức nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa và một số đối tượng có giá trị kinh tế cao. Công tác tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, công tác quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang được địa phương quan tâm chỉ đạo.

Trước đó, thực hiện Công văn số 2635/BNN-TY ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện Quyết định số 434/QĐ TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1258/KH-UBND về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Kế hoạch).

Trong 05 năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không xảy ra các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Tuy nhiên, tỉnh hình dịch bệnh trên cả nước và điều kiện thời tiết khí hậu ngày cảng diễn biến phức tạp. Do đó nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh mới trên thủy sản nuôi phát sinh, lây lan là rất lớn.

 

Để chủ động và tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bản tỉnh. Đồng thời nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030 đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là cần thiết.

Với mục tiêu tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, góp phần ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản.. Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, không để mầm bệnh lây lan rộng. Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm của các các bệnh mới nổi vào địa bàn tỉnh. Xây dựng thành công ít nhất 01 cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) thủy sản đối với một số bệnh nguy hiểm để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong tỉnh, trong nước.

Qua đó, đưa ra một số nội dung, giải pháp như : Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP GlobalGAP…). Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh. Căn cứ tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản, tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản. Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh, vào trong nước.

 

Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định, để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về vùng, cơ sở ATDB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch nảy và một số bệnh theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước; Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản: Chủ động trung thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động, giám sát bị động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản nuôi; đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tế.

 

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Phối hợp, hỗ trợ Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm dùng trong chăn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản. Các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin đổi với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào trong nước, vào địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bắt hợp pháp động vật thủy sâu và sản phẩm động vật thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh.

 

Theo Kế hoạch, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch này.

 

HUY MINH