Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải trước ngày khai hội “Thống nhất non sông”

31

Hệ thống điện chiếu sáng vừa lắp đặt giúp di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải trở nên lung linh hơn trước ngày khai hội “Thống nhất non sông”…

Ngày 26/4, cùng với công tác chỉnh trang, phân luồng QL1 qua cầu Hiền Lương để phục vụ Lễ hội “Thống nhất non sông” tại khu Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Các hạng mục phục vụ lễ diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2022) – lần đầu tiên được tổ chức trên QL1 đoạn qua Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải cũng đang gấp rút hoàn thành.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Hiền Lương – Bến Hải nhìn từ trên cao

Hệ thống chiếu sáng, âm thanh tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã lắp đặt xong, đang vận hành thử nghiệm để chính thức khánh thành đưa vào sử dụng.

Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải từ trong cuộc đấu tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đã trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và rạng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Cầu Hiền Lương cũng là nơi đã diễn ra các “cuộc chiến đấu cờ”, “cuộc chiến màu sơn”, “cuộc chiến âm thanh” quyết liệt hai bờ giới tuyến giữa ta và địch

Loa trong “cuộc chiến âm thanh” đang trưng bày tại “Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” nằm đối diện Kỳ đài Hiền Lương

Với sự hỗ trợ của Bộ GTVT, năm 2003, công trình cầu Hiền Lương (xây dựng năm 1952) được khôi phục xây dựng lại và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2004. Đây là cây cầu chứng kiến việc chia cắt đất nước sau ngày hoà bình lập lại năm 1954. Ngành GTVT Quảng Trị đã bàn giao cầu Hiền Lương năm 1952 cho ngành Thông tin – Văn hoá quản lý đưa công trình vào cụm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương

Bên cạnh đó, cầu Hiền Lương mới trên QL1 được khởi công xây dựng năm 1996 và đưa vào sử dụng năm 2000

Cầu Hiền Lương mới có chiều dài 230m, rộng 11m, phía thượng lưu của cây cầu Hiền Lương lịch sử

Cầu Hiền Lương mới được xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy của Cộng hoà Liên bang Nga lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Hiền Lương – Bến Hải nhìn từ trên cao

Tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, ý tưởng chiếu sáng thể hiện “Khát vọng thống nhất” ở cầu Hiền Lương, kỳ đài, tượng chiến sĩ công an bảo vệ giới tuyến, Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”, Nhà liên hợp, Đồn Công an Hiền Lương… Hệ thống âm thanh được bố trí từ khu vực bờ bắc và trên cầu Hiền Lương

Hệ thống chiếu sáng, âm thanh tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải cùng với hệ thống điện chiếu sáng, âm thanh tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa do Công ty CP Tập đoàn T&T tài trợ cùng với sự ủng hộ của Bộ KH&ĐT

Hệ thống điều khiển âm thanh chung và từng khu vực, âm thanh tích hợp kịch bản chiếu sáng bằng giải pháp điều khiển IP, qua phần mềm điều khiển trên máy tính.

Hệ thống chiếu sáng sử dụng công nghệ, thiết bị thông minh có khả năng lập trình các kịch bản chiếu sáng theo sự kiện.

Đài quan sát…

Vị trí Đồn Cảnh sát bờ Nam…

… Tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam

Kỳ đài Hiền Lương (Cột cờ giới tuyến) ở bờ Bắc. Cạnh đó là Nhà liên hợp – nơi làm việc của Tổ giám sát quốc tế về việc thực thi Hiệp định Giơnevơ (phục dựng năm 2004) và Tượng đài chiến sỹ Công an Nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến. Đối diện khu vực này ở Bắc là vị trí Đồn Công an Hiền Lương và “Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”

Các hạng mục phục vụ lễ diễu binh, diễu hành bên QL1 đang gấp rút hoàn thành. Tại Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” 30/4 năm nay, lần đầu tiên Quảng Trị tổ chức lễ diễu binh, diễu hành tại khu vực Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Theo Giao thong.vn