Chuyển dịch năng lượng Việt Nam: Bài toán một vốn bốn lời

28

Không chỉ là bài toán cơ hội và thách thức, chuyển dịch năng lượng còn được xem là mục tiêu lâu dài vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững.

Thịnh hành trên thế giới, bài toán năng lượng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước thời kỳ hội nhập và phát triển, trong đó thách thức cũng không là nhỏ cho tầm nhìn dài hạn lâu dài.

Điển hình tại Anh, cách đây 10 năm, cơ cấu điện năng là 40% nhiệt điện than, với sản lượng gần 150 TWh. Tuy nhiên, từ 2020, quốc gia này đã trải qua 2 tháng không cần huy động nhiệt điện than, sau khi trải qua 18 ngày không than trong năm 2019 (BBC 2020).

Ở Bồ Đào Nha và Đức, trên dưới 50% điện năng lượng tái tạo đủ để đáp ứng 51% nhu cầu của nước này. Điều này cho thấy việc sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu cacbon là một xu hướng mới đang được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam cho thách thức.

Theo Huawei, những dự án áp dụng giải pháp chuyển đổi năng lượng đã cho thấy tính hiệu quả trong thực tiễn. Tại Tây Ban Nha, Huawei đã giúp giảm 3,2 tấn carbon/năm với giải pháp tiếp cận năng lượng mặt trời thông minh; loại giảm 81% chi phí hoạt động (OPEX) cho doanh nghiệp khi giúp loại bỏ máy phát diện diesel tại Pakistan;…

Cùng với việc số hoá năng lượng, Huawei còn cho thấy xu hướng sử dụng pin Lithium trong lưu trữ điện năng, bắt đầu ứng dụng từ năm 2011 cho các dự án viễn thông tại Pakistan, Paraquay, Hà Lan, khu vực Mỹ Latinh, Nhật Bản, Trung Quốc,… và đạt gần 3GWh toàn cầu năm 2019, mang lại giá trị cao hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư, mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị sử dụng.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã thành công trong việc mở rộng đầu tư sang các dự án điện gió và điện mặt trời, nhưng nguồn năng lượng tái tạo vẫn rất tiềm năng chưa được khai thác hết.

 

Chia sẻ về vấn đề năng lượng tái tạo, ông Phạm Tiến Dũng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết đây là một mục tiêu được đẩy mạnh từ nhiều năng nay. Về mặt toàn diện, PVN đặt chiến lược phát triển điện khí và công nghiệp điện lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

“Quá trình này cũng bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ cho việc thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới/năng lượng sạch (Hydrogen…), bên cạnh đẩy mạnh dịch vụ dầu khí năng lượng mới, năng lượng tái tạo”, ông Dũng cho biết.

Trong khi đó, hướng tới kiến trúc năng lượng đa mô hình, Huawei dự kiến không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông mà còn cho các ngành công nghiệp khác như giám sát đường ống dẫn khí/dầu, kiểm soát động đất, quản lý lưu lượng trên đường cao tốc, bảo vệ môi trường/giám sát chất lượng nước, cảnh báo phòng chống cháy rừng…

“Thông qua những sáng tạo và không ngừng phát triển công nghệ, Huawei mong muốn sẽ mang các công nghệ kỹ thuật số giúp chuyển đổi năng lượng một cách an toàn và hiệu quả đến với mọi người”, ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam nhấn mạnh.

Nguồn Sức Khỏe Cộng Đồng