Cần Thơ vượt lên đại dịch

36

 

Thành phố Cần Thơ bùng phát đại dịch nửa năm nay và về cuối đang phức tạp, nhưng với sự đoàn kết vượt lên, báo cáo của UBND thành phố đầu tháng 12/2021 cho biết nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, một số chỉ tiêu giảm sút nhưng không gây ra xáo trộn.

Cửa hàng nông sản mở ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của người dân và đảm bảo phòng chống dịch bệnh

Đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư

Trong 11 tháng năm 2021, cấp mới đăng ký kinh doanh 1.128 doanh nghiệp, đạt 70,5% kế hoạch, tổng vốn đăng ký 14.744 tỷ đồng, vượt 13,41% kế hoạch. So với cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký mới bằng 77,73% và số vốn đăng ký tăng 28,04%.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng đã phê duyệt, cấp mới 5 dự án FDI, vốn đăng ký thực hiện 1.316,8 triệu USD. Hiện thành phố có 85 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.043 triệu USD, ước vốn thực hiện 531,58 triệu USD, đạt 26% tổng vốn đăng ký.

Các dự án FDI cấp mới trong năm 2021: Dự án sản xuất điện mặt trời áp mái; Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II với 50% vốn Nhật Bản; Cty TNHH Cần Thơ PK Land hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng và thương mại, tư vấn về xây dựng; Dự án Nhà máy SURIMI, trong Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ; Cty TNHH phần mềm Hwarang.

Thu hút đầu tư trong nước vào địa bàn ngoài khu công nghiệp: Thành phố đã quyết định chủ trương đầu tư cho 1 dự án với vốn đầu tư 539 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 3 dự án với vốn đầu tư 3.196,16 tỷ đồng. Hiện thành phố có 102 dự án đang triển khai thực hiện, tổng vốn theo chủ trương được duyệt 134.531 tỷ đồng, tổng diện tích 3.305 ha.

Công trình xây dựng hoạt động trở lại

Hoạt động các khu chế xuất và công nghiệp: Trong 11 tháng thu hút 2 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,86 triệu USD; điều chỉnh 5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký tăng 9 triệu USD; tổng vốn đầu tư thu hút 11,86 triệu USD; thu hồi 2 dự án vốn đầu tư đăng ký giảm 7,504 triệu USD.

Thương mại – dịch vụ

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 11 tháng ước 1.699,66 triệu USD, đạt 85,19% kế hoạch, bằng 89,47% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước 457,35 triệu USD, đạt 93,34% kế hoạch, tăng 1,3% so với cùng kỳ.

Hàng hóa vận chuyển trong 11 tháng đạt 6,65 triệu tấn, giảm 22,7% so với cùng kỳ; hành khách vận chuyển 45,5 triệu lượt, giảm 22,37% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước 2.445,57 tỷ đồng, giảm 21,23% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 2,54% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 11 tháng ước 120.127,71 tỷ đồng, đạt 74,51% kế hoạch, bằng 94,38% so với cùng kỳ.

Lao động – xã hội

Trong 11 tháng, thành phố đã giải quyết việc làm cho 26.903 lao động, đạt 53,48% kế hoạch, giảm 44,57% so với cùng kỳ; tuyến mới và đào tạo 34.227 người, đạt 68,45% kế hoạch, giảm 28,24% so với cùng kỳ. Đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 12.059 lượt người, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho 4.304 lượt người; cung ứng lao động trong và ngoài nước cho 262 người; thực hiện thu thập thông tin người tìm việc của 374 người thông qua những người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp và người lao động để lại nhu cầu tìm việc.

Đến ngày 26/11/2021, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ 3.687 người sử dụng lao động, 455.743 lượt người, kinh phí trên 824 tỷ đồng. Chi hỗ trợ cho 3.687 người sử dụng lao động, 395.766 lượt người với tổng kinh phí trên 697 tỷ đồng, đạt 86,84% so với số lượng được duyệt. Công tác chăm lo cho người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn địa bàn thành phố tiếp tục được quan tâm.

Doanh nghiệp may hoạt động theo phương án thích ứng linh hoạt

Các quận, huyện lập danh sách đề nghị ngân sách thành phố hỗ trợ 573 F1, FO là trẻ em, với tổng số tiền hơn 580 triệu đồng, đến nay thành phố đã phê duyệt và chi hỗ trợ đạt 100%. Thành phố lập đoàn kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 và tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025, xác định hộ làm nông nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 2025 tại các quận, huyện.

Khó khăn, tồn tại và hướng khắc phục

Dịch COVID-19 ở thành phố vẫn diễn biến phức tạp; số ca mắc mới gia tăng; trong đó có nhiều ca bệnh được phát hiện qua sàng lọc tại các cơ sở y tế, tại các hẻm nhỏ, khu vực đông dân cư, công ty.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu nhiều chi phí. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Việc thành phố chuyển sang cấp độ 3 làm cho lĩnh vực thương mại dịch vụ bị ảnh hưởng, sức mua người dân giảm 30 – 40% và việc lưu chuyển hàng hóa giữa các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, Đời sống một bộ phận người dân, người lao động gặp nhiều khó khăn. Giải ngân vốn đầu tư công thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

UBND thành phố Cần Thơ

Nhân viên y tế sẵn sàng hỗ trợ người dân phòng chống dịch

 

đề ra nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trước mắt: “Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc giữ vững các biện pháp thực hiện “mục tiêu kép”, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2011 của Chính phủ, xem kiểm soát dịch COVID-19 là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, từng bước mở cửa các hoạt động phù hợp với diễn biến, cấp độ dịch bệnh”.

                                                                                                SÁU NGHỆ