Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố là TPHCM, TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Kết quả hoạt động khuyến công năm 2022 và 8 tháng năm 2023 qua báo cáo của các địa phương.
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT).
Năm 2022 hỗ trợ xây dựng 04 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới và mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ 220 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường. Kinh phí 54,58 tỷ đồng, đạt 87,62% kế hoạch, chiếm 68,95% kinh phí khuyến công toàn vùng. Đây là chương trình thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư xây dựng mô hình, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất với số vốn đầu tư hơn 151,97 tỷ đồng.
Kế hoạch năm 2023 hỗ trợ xây dựng 05 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới và mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ 218 cơ sở chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường; Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 09 cơ sở CNNT. Tổng kinh phí hỗ trợ là 59,47 tỷ đồng, chiếm 56,16% kinh phí khuyến công toàn vùng. Thực hiện 8 tháng đầu năm 2023, hỗ trợ được 59 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào dây chuyền sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và 04 cơ sở CNNT được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Kinh phí thực hiện 17,34 tỷ đồng, đạt 29,13% kế hoạch năm.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT
Năm 2022 hỗ trợ 593 gian hàng tiêu chuẩn cho 468 lượt cơ sở CNNT tham gia các hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ bình chọn 400 sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp cho 323 lượt cơ sở CNNT; 126 cơ sở CNNT được hỗ trợ in, dán nhãn logo chương trình bình chọn; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu cho 01 cơ sở CNNT và 15 cơ sở CNNT được hỗ trợ phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm CNNT;… với kinh phí khuyến công thực hiện chương trình là 9,98 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch, chiếm 13% kinh phí khuyến công toàn vùng.
kế hoạch năm 2023 hỗ trợ cho khoảng 985 gian hàng tiêu chuẩn cho 862 lượt cơ sở CNNT tham gia các hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp; hỗ trợ đăng ký và xây dựng thương hiệu 05 cơ sở CNNT; hỗ trợ đầu tư 09 phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm cơ sở CNNT. Tổng kinh phí hỗ trợ là 23,7 tỷ đồng, chiếm gần 22,38% kinh phí khuyến công vùng. Thực hiện 8 tháng đầu năm 2023 hỗ trợ được 201 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm; hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cho 48 lượt cơ sở CNNT; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu 02 cơ sở CNNT…; kinh phí thực hiện gần 2,7 tỷ đồng, đạt 20,7% kế hoạch năm.
Hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp
Năm 2022, các địa phương trong khu vực không thực hiện các nội dung
liên quan đến hoạt động hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp. Năm 2023 kế hoạch hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, thu hút đầu tư phát triển cho 01 cụm công nghiệp với kinh phí hỗ trợ là 500 triệu đồng, đến nay đơn vị được giao kế hoạch đang tích cực đôn đốc, phối hợp với các đơn vị có liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT
Năm 2022 đã tổ chức đào tạo nghề cho 127 lao động, trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo. Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1.228 cán bộ quản lý điều hành của các cơ sở CNNT. Tổ chức được 09 hội thảo, tập huấn chuyên đề cho 492 đại biểu tham dự, với kinh phí hỗ trợ 2,44 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch, chiếm 3,1% kinh phí khuyến công toàn vùng.
Kế hoạch năm 2023 tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho 160 lao động, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1.300 người. Tổ chức được 15 hội thảo, tập huấn chuyên đề cho 650 đại biểu tham dự. Tổng kinh phí 2,59 tỷ đồng, chiếm 2% kế hoạch kinh phí khuyến công toàn vùng. Trong 8 tháng đầu năm 2023 đã tổ chức đào tạo nghề cho 85 lao động; đào tạo khởi
sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho 816 cán bộ quản lý điều hành của các cơ sở CNNT. Tổ chức 01 hội thảo, tập huấn chuyên đề cho 71 đại biểu. Kinh phí 1,26 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch.
Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển CNNT, công tác truyền thông
Năm 2022, thực hiện 6,01 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch, chiếm 8% kinh phí thực hiện cả vùng. Ở Trung ương, hỗ trợ cho một số đơn vị truyền thông để tổ chức tuyên truyền về phát triển CNNT và hoạt động khuyến công (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Công Thương,
Báo Đại biểu Nhân dân, Tạp chí Làng nghề,…); xuất bản bản tin khuyến công mỗi tháng 1 số; sản xuất và phát sóng định kỳ Chương trình truyên thông qua truyền hình trên kênh VTV2, VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam. Ở địa phương xuất bản được trên 28.439 bản tin/ấn phẩm; xây dựng 323 chương trình truyền hình, truyền thanh và hình thức tuyên truyền khác. Hỗ trợ 03 cơ sở CNNT được tư vấn trong các hoạt động đầu tư, marketing, quản lý sản xuất – tài chính – kế toán – nhân lực.
Kế hoạch năm 2023 kinh phí 9,94 tỷ đồng, chiếm 9% kinh phí khuyến công vùng. Phối hợp với một số cơ quan truyền thông để tổ chức tuyên truyền về tình hình công thương và hoạt động khuyến công. Thực hiện 8 tháng năm 2023 giải ngân hơn 7,1 tỷ
đồng, đạt 72% so với kế hoạch; xuất bản được 5.298 bản tin/ấn phẩm; sản xuất
và phát sóng 182 chương trình truyền hình, truyền thanh.
Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công
Năm 2022 các địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến công; hội nghị, hội thảo chuyên đề; tổ chức các đoàn công tác, học tập kinh nghiệm trong nước, các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công,… Tổng kinh phí 4,93 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch.
Kế hoạch năm 2023, kinh phí 8,25 tỷ đồng, chiếm 10% so với kinh phí khuyến công vùng. Thực hiện 8 tháng năm 2023 đã giải ngân được 3,98 tỷ đồng, đạt 48% so với kế
hoạch.
Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp
Năm 2022, cả vùng có 18/20 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương
thực hiện hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, doanh thu 12,5 tỷ đồng với 419 dự án, tăng gấp 2 lần so với kế hoạch năm (6,4 tỷ đồng). Các địa phương có nguồn thu cao như: Đồng Nai 3,381 tỷ đồng; Long An 2,195 tỷ đồng; Đồng Tháp 1,859 tỷ đồng. Nội dung hoạt động tư vấn công nghiệp chủ yếu trong các lĩnh vực như: Tư vấn xây lắp điện, năng lượng (doanh thu trên 1,15 tỷ đồng); Tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây lắp (doanh thu trên 9,51 tỷ đồng); Tư vấn các dịch vụ khác (doanh thu 1,81 tỷ đồng).
Kế hoạch năm 2023, có 16/20 đơn vị đặt ra mục tiêu doanh thu 6,35 tỷ đồng, bằng 50,8% so với thực hiện năm 2022 với dự kiến 369 dự án. Thực hiện 8 tháng đầu năm 2023, đã tư vấn cho 190 dự án, doanh thu 4,163 tỷ đồng, đạt 65,54% kế hoạch năm, bằng 67,56% so với cùng kỳ năm 2022.
NGỌC DUYÊN (Theo TC AS&CS số in tháng 10/2023)