Du xuân Bát Tràng

33

 

Bát Tràng nằm cách Hà Nội hơn 10 km về phía Đông Nam. Đây được coi làng gốm cổ và nổi tiếng nhất của Việt Nam với lịch sử được hình thành từ thế kỷ 14-15. Đến thăm làng gốm thời điểm đầu xuân Nhâm Dần 2022,  du khách đã thấy được sự đa dạng về các sản phẩm gốm sứ được trưng bày, sự trù phú của làng nghề và những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 Chợ gốm đầu xuân Nhâm Dần 2022.

Làng gốm sứ Bát Tràng gồm 2 thôn là thôn Bát Tràng và thôn Giao Cao thuộc vùng tả ngạn sông Hồng, nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hiện nay Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với người dân trong nước mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng với du khách nước ngoài khi đến thăm Hà Nội với nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo, chất lượng cao. Đến với làng gốm, ngoài việc ngắm nghía những sản phẩm gốm sứ nơi đây thì du khách còn được trải nghiệm nhiều điều thú vị liên quan đến công việc tạo hình sản phẩm gốm, mà  còn được thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Việt như bánh sắn, bánh do, bánh tẻ nóng… .

Hình ảnh: Những hình ảnh văn hóa xã hội cổ xưa được tạo tác qua bàn tay của những nghệ nhân gốm.

Hình ảnh: Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại chợ đồ gốm

Do ảnh hướng của dịch Covid kéo dài gây tác động tiệu cực đến nền kinh tế,xã hội, lượng du khách đến thăm quan và trải nghiệm tại Bát Tràng thời điểm đầu xuân Nhâm Dần-2022 có ít hơn hẳn mọi năm, tuy nhiên hoạt động buôn bán, giao thương vẫn diễn ra đều đặn tại nơi đây. Đến với làng gốm, chúng tôi không thể không choáng ngợp trước sự đa dạng về chủng loại, mặt hàng và khâm phục những nghệ nhân làng gốm trong việc tạo tác các sản phẩm. Những hình ảnh văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam từ xưa đến nay đã thực sự được phản chiếu qua bàn tay của những nghệ nhân gốm.

Hình ảnh: Lượng khách du lịch đầu xuân vắng hơn mọi năm nhưng việc giao thương buôn bán trong các cửa hàng vẫn diễn ra đều đặn.

Việc tạo ra các sản phẩm gốm đẹp và được đánh giá cao không chỉ đơn thuần chỉ là nặn đất và nung. Trước tiên, các nghệ nhân phải ngâm đất sét trong hệ thống bể chứa để loại bỏ một số tạp chất, sau đó dùng đất sét để tạo hình cho sản phẩm. Tiếp theo, sản phẩm được đem phơi, sấy trong lò sấy để tránh cong, vênh, nứt, vỡ rồi trang trí hoa văn. Người thợ vẽ trực tiếp lên sản phẩm các hoa văn họa tiết sao cho hài hòa với hình dáng gốm. Khi đã hoàn chỉnh, sản phẩm phải được làm sạch bụi bằng chổi lông rồi đem nung qua ở nhiệt độ thấp, sau đó tráng men… .

Sản phẩm gốm Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như đồ gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí. Các gian hàng được bày bán tại chợ gốm Bát Tràng cũng theo từng chủng loại chức năng như vậy để du khách có thể dễ dàng tìm kiếm thứ mình cần. Hiện nay, Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hình ảnh: Các gian hàng được bày bán theo các lĩnh vực cụ thể

Hình ảnh các em nhỏ được thực nghiệm tạo tác sản phẩm trên bàn nặn cổ truyền tại xưởng gốm.

Những tác phẩm nghệ thuật đẹp về gốm sứ được trưng bày tại đây

Để Bát Tràng có được vị thế như vậy là nhờ vào sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo mọi người, cùng với đó là những người đã và đang gìn giữ những ” bàn nặn” truyền thống của làng nghề. Hy vọng trong thời gian tới Bát Tràng ngày càng phát triển và trở thành điểm du lịch, giao lưu buôn bán gốm sứ không chỉ của Việt Nam mà còn trên trường quốc tế.

  Đức Bình