Đà Nẵng: Dự án Bến cảng Liên Chiểu là cửa ngõ quốc tế kết nối liền liên vùng

93

Dự kiến ngày 14/12/2022 tới sẽ tiến hành khởi công dự án Bến cảng Liên Chiểu, hợp phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố và khu vực trong thời gian tới.

Theo Sở GTVT TP Đà Nẵng, ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 435/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Đến ngày 18/4/2022, UBND TP phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển Liên Chiểu và đường ven biển nối cảng Liên Chiểu trên tổng diện tích gần 470ha. Theo đồ án quy hoạch đã điều chỉnh, tổng diện tích khu cảng biển Liên Chiểu 450ha, với ranh giới vị trí như sau: phía bắc giáp đèo Hải Vân, phía nam giáp cửa sông Cu Đê, phía đông giáp vịnh Đà Nẵng và phía tây giáp đường tránh nam Hải Vân.

Khu vực xây dựng Bến cảng Liên Chiểu

Theo ông Lê Văn Lâm, Chánh văn phòng Ban ATGT TP Đà Nẵng cho rằng, Bến cảng Liên Chiểu rất cần thiết cho việc giải tỏa giao thông nội đô, qua đó giúp đưa cảng Tiên Sa sớm thành cảng du lịch. Khu bến Liên Chiểu có chức năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng và cả nước, tiềm năng cảng cửa ngõ quốc tế tại duyên hải miền Trung.

Ông Lê Thành Hưng Giám đốc  BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố đánh giá, khởi công dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ cảng Liên Chiểu – cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực duyên hải miền Trung nhằm tăng cường kết nối vùng và liên vùng, đây là đòn bẩy góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng và khu vực trong thời gian tới.

Được biết, Hệ thống giao thông đường bộ dùng chung của Bến cảng Liên Chiểu chạy dọc theo ranh giới quy hoạch, giáp chân núi và tuyến đường bờ hiện hữu, bảo đảm khả năng kết nối đến từng khu chức năng cảng, chỉ tiêu cấp đường đáp ứng ô-tô chuyên dụng, kết cấu mặt đường cấp cao A1. Giao thông đường biển, luồng hàng hải vào cảng biển Liên Chiểu được thiết lập mới có chiều dài hơn 7km, bề rộng 160-220m, cao trình đáy luồng từ 14,6-17,8m.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (thứ ba, bên trái sang) và Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh (thứ hai, bên trái sang) khảo sát vị trí xây dựng Bến cảng Liên Chiểu vào tháng 3-2021.

Về Giao thông đường sắt sẽ định hướng kết nối đường sắt từ ga Kim Liên vào đến trong cảng Liên Chiểu với chiều dài khoảng 1,5km, chạy dọc theo đường sau cảng vào khu bãi hàng hóa đường sắt. Và hạ tầng dùng chung gồm đê kè chắn sóng, luồng tàu và khu nước, đường giao thông kết nối cảng và hạ tầng kỹ thuật khác.

Ngày 22/6/2022, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu  Đà Nẵng – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, với quy mô đầu tư xây dựng: xây dựng đê chắn sóng, kè chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trước mặt trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chứa 6.000 – 8.000 TEUS cụ thể: kè chắn sóng và đê chắn sóng có chiều dài khoảng 1.170m (kè chắn sóng dài 573m, đê chắn sóng dài 597m). Luồng tàu dài khoảng 7,3km, chiều rộng luồng tàu 160m, cao độ đáy nạo vét -14,0m (hệ hải đồ), bố trí khu quay trở, hệ thống báo hiệu hàng hải.

 

Hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước và công trình phụ trợ đồng bộ đến cổng của khu vực bến cảng khởi động. Cùng với đó đường giao thông kết nối đến cổng cảng gồm 2 đoạn: đoạn 1 từ cổng cảng đến chân cầu vượt đường sắt dài 1,2km, quy mô 6 làn xe, bề rộng 30m; đoạn 2 bao gồm các nhánh thuộc phạm vi nút giao, nối tiếp với đoạn 1 và đường Nguyễn Văn Cừ (quốc lộ 1A), mỗi nhánh gồm 2 làn xe, bề rộng 8m. Đây là công trình giao thông, dự án nhóm A với tổng mức đầu tư 3.426,3 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025 là 2.994,59 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân

Cảng biển Liên Chiểu được quy hoạch làm cảng loại 1 và trong tương lai sẽ là cảng đặc biệt. Đặc biệt, sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động, Cảng biển Liên Chiểu sẽ có không gian khai thác cảng được tổ chức theo hướng mở, trong đó, điểm nhấn là các công trình kiến trúc văn phòng, nhà điều hành… kết hợp với các thiết bị khai thác, bốc xếp hàng hóa kích thước lớn, công nghệ hiện đại. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22-9-2021 năm 2021, cảng biển Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm Việt Nam.

                                                                            Đắc Bình (Theo UBND TP Đà Nẵng)