Site icon Hội chiếu sáng Việt Nam

Quy định pháp luật về quản lý chiếu sáng đô thị mới nhất hiện nay

Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị. Cụ thể hoạt động quản lý chiếu sáng gồm những nội dung nào?

Các văn bản pháp luật quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

1. Chiếu sáng đô thị là gì?

1.1 Khái niệm chiếu sáng đô thị

Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm: quy hoạch, đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.

Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.

Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là những hoạt động về đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy trì, bảo dưỡng, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị;

1.2 Các hoạt động trong chiếu sáng đô thị

Hoạt động chiếu sáng đô thị cần thực hiện các vấn đề như quy hoạch, đầu tư và phát triển; xây dựng hệ thống chiếu sáng; Quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng:

Quản lý chiếu sáng đô thị bao gồm:

2. Quy chuẩn theo quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

Hệ thống chiếu sáng đô thị phải được thiết kế đúng với quy định về quản lý chiếu sáng đô thị; tương ứng với từng loại tuyến đường nhất định. Bao gồm quy chuẩn chiếu sáng đường giao thông và quy chuẩn chiếu sáng đường hầm. Thiết kế sao cho đáp ứng quy chuẩn công trình chiếu sáng về độ chói, độ đồng đều. Đồng thời, đảm bảo tính dẫn hướng, tạo môi trường ánh sáng tốt cho người tham gia giao thông.

Chiếu sáng đô thị phải đảm bảo theo quy định về quản lý chiếu sáng

2.1 Quy chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Hệ thống chiếu sáng đường giao thông đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hiện nay. Vừa mang lại tính thẩm mỹ và đạt chuẩn quy định về quản lý chiếu sáng đô thị; Vừa góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông cho nhiều người. Tùy vào mục đích và điều kiện sử dụng, sẽ có quy chuẩn riêng cho chiếu sáng đường giao thông.

2.2 Quy chuẩn chiếu sáng đường hầm

Chiếu sáng đường hầm có đặc điểm rất đặc biệt là phải chiếu sáng liên tục cả ngày lẫn đêm. Đảm bảo an toàn và sự lưu thông của các phương tiện. Vậy chiếu sáng đường hầm cần lưu ý những gì?

Quy chuẩn chiếu sáng đường hầm

3. Quy hoạch theo quy định về quản lý chiếu sáng đô thị

Để quy hoạch chiếu sáng đô thị, chúng ta cần xem xét về đặc tính của các tuyến đường; đặc trưng hình học của mặt đường và cả nguồn cung cấp chiếu sáng. Đèn LED được ứng dụng rất nhiều trong công trình chiếu sáng đô thị.

3.1 Chiếu sáng LED trong phát triển đô thị

Hiện nay, công nghệ chiếu sáng LED với nhiều ưu điểm vượt trội. Đây là công nghệ chiếu sáng của thế kỷ 21 và được rất nhiều người lựa chọn.

3.2 Yêu cầu đối với quy hoạch chiếu sáng đô thị

4. Quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị

Quy chuẩn chiếu sáng đường cao tốc độ chói không nhỏ hơn 0.4

5. Quy trình vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếu sáng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho việc vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng. Để vận hành hệ thống chiếu sáng hợp lý, chúng ta cần tuân thủ quy trình sau đây:

6. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý chiếu sáng đô thị

6.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Quản lý thống nhất về chiếu sáng đô thị trên địa bàn của tỉnh. Phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho chính quyền đô thị về quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn.

– Ban hành hoặc phân cấp cho chính quyền đô thị ban hành các văn bản quy định cụ thể về quản lý chiếu sáng đô thị.

– Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Nhà nước và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị trên địa bàn do mình quản lý cho phù hợp.

– Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

6.2 Trách nhiệm của chính quyền đô thị

– Tổ chức thực hiện quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chiếu sáng đô thị theo phân cấp, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia tổ chức chiếu sáng tại đô thị; quy định về quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định này.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị phục vụ công tác quản lý chiếu sáng trên địa bàn.

 

Exit mobile version