Gắn với vùng hữu ngạn sông Hồng và sông Nhuệ, huyện Thanh Trì nằm ở phía nam Thủ đô Hà Nội, vùng đất cổ có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời.
Đất này xưa còn có tên gọi là Tây Phù Liệt, là khu vực cát cứ của sứ quân Nguyễn Siêu, thế kỷ X. Thời Trần, nơi đây được gọi là Long Đàm (Đầm Rồng), đến thời thuộc Minh đổi thành Thanh Đàm (Đầm nước trong). Sang thời Lê Trung Hưng, vì kiêng tên húy của vua Lê Thế Tông là Lê Duy Đàm (1573-1599), Thanh Đàm được đổi thành Thanh Trì. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, đến năm 1961, 10 xã của Quận VII hợp nhất với 11 xã và một thị trấn của huyện Thanh Trì (Hà Đông cũ) thành lập nên huyện Thanh Trì, một trong bốn huyện ngoại thành Hà Nội.
Gia phả dòng họ Lưu xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì
Tương truyền, từ làng Thanh Quả, huyện Thanh Oai (nay là xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì), con cháu của Lưu Khả Công đi theo Sứ quân họ Nguyễn đóng tại Tây Phù Liệt. Bến Song của Sứ quân (nay là miếu Ba Xã). Sau khi Sứ quân thất thế, định cư trên bến gọi là thôn Đống Ba. Quan Huấn đạo bản huyện Nguyễn Đông Biện, tỉnh Thanh Hoá nói với Lưu Văn Diệm rằng: “Thanh trì, Đống Ba, Thanh Hoa nhạn tái”. Như vậy tên Đống Ba đã có từ lâu.
Thôn Đống Ba kề sát Kinh thành Thăng Long xưa, được bao quanh bởi sông Hồng và có nhiều hồ, đầm, tạo ra cho nơi đây đất đai màu mỡ với nhiều sản vật phong phú, tuy nhiên lúc bấy giờ thôn chưa có đê bên sông Hồng. Đến Triều Lê thì đê vỡ, đúng năm Quý Tỵ (năm sinh của Trí Thuỷ hoà thượng Lưu Đình Tính). Sau người dân lại đắp thêm một dải ở ngoài thôn gọi là đường Hộ nhất giải đều bị phá vỡ. Đền và chùa cùng nhà trong thôn đều bị trôi giạt, chỉ còn lại một khu đất phủ cát (nay là xóm Chùa, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì). Thời Gia Long, nơi đây cùng với làng Tự Khoát kiện nhau gay gắt về khu đất phủ cát này.
Đền và chùa trước kia nằm trên khu đất phủ cát này do Hoà thượng Trí Thuỷ đi tu lộc Phật dồi dào cùng anh là Lưu Đình Cẩn, em là Lưu Đình Quyến trước sau mua của bản xã khúc đê bỏ hoang cũ 60 trượng để làm nơi ở (chiều dài hiện còn 340 mét), 20 trượng để làm chùa, thổ điền 1 sào 5 miếng, một khu một mẫu – tiền đồng 43 quan. Sau lại mua nền Từ chỉ của thôn này trước đây giáp địa phận thôn Việt Yên, phía đông giáp chân đê tiếp liền tới mang cá, tây giáp ngòi Kim Ngưu, giá tiền 100 quan để làm sinh nghiệp cho con cháu, lại mua công điền ở xứ Tai đổng trong địa phận làng Việt Yên một dỗi 4 sào giá tiền đồng 40 quan để làm ruộng chùa.
Đến năm Nhâm Tý, triều Tự Đức, Lưu Văn Diệm (sinh năm 1846) mới 6 tuổi nhờ chú là Trí Điển thiền sư chăm nuôi, răn dạy. Ông đã đem trâu biếu ông Trần Tất Văn của bản xã cầu mong giữ lại cửa nhà và đồ vật nhưng tuần phủ đã thu tán gần hết. Ngôi chùa của Hoà thượng Trí Thuỷ dựng nên ở đầu quãng đê cũ cũng bị rỡ xuống năm dó.
Thiền sư Trí Điển dựng tạm ba gian nhà tranh làm nơi thờ cúng. Từ đó ruộng nương cỏ mọc hoang phế, thời này Phạm Duy Dương làm Lý trưởng, ba năm không hỏi đến tô thuế, năm sau lấy lại hai mẫu ruộng đó bán đi chia đều cho dân đinh, chỉ để lại ruộng ở xứ Đổng mả độ 5 sào, xứ Cao lãng và một đoạn đê cũ gần ao Đông Ba.
Thiền sư Trí Điển mất, Lưu Văn Diệm về với dân làng, chịu mọi đóng góp, không có nhà ở nhiều lần bị trộm cướp, về sau sinh kế trong nhà khá hơn, đã làm Lý trưởng gặp cơn binh lửa (đội phế binh), gia sản vì vậy không còn gì. Ngôi chùa bằng gianh ba gian bị hư hại, phải rước tôn tượng về nhà phụng sự cũng bị cháy theo. Lưu Văn Diệm có Thiền sư dạy chữ Hán đủ để dạy lại được người khác, mà xem ra vẫn không đảm đương được việc lớn.
Thiền sư xuất gia Trí Điển đắc đạo, đệ tử 10 người, rất đông người quy y, dân làng tín trọng như bậc thầy. Hồi đó anh ruột là Thuần Tĩnh, em là Thuần Bẩy kế tiếp nhau chết sớm. Ông đưa Lưu Văn Diệm, Lưu Văn Côn, Lưu Văn Diệu, Lưu Văn Uyển về chăm nuôi giáo dục. Đến khi ông mất Lưu Văn Côn cũng xuất gia trụ trì chùa Linh tiên, xã Bằng Liệt.
Mỗi ngôi làng nhỏ của Thanh Trì đều có một sản vật đặc trưng, một nghề truyền thống riêng mang một dấu ấn của làng quê thanh bình như: nghề Đan thúng ở Tự Khoát, ổi Việt Yên, đồng nát ở Tương Chúc, cá Đầm Đông Trạch… thật tự hào mảnh đấy dấu yêu.
Trên quê hương Thanh Trì hiện còn bảo lưu được nhiều lễ hội văn hóa cổ truyền độc đáo thể hiện tâm hồn, ý chí cao đẹp của Nhân dân, được hình thành trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển, tạo thành sức mạnh cố kết cộng đồng, xây dựng huyện phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Nam Phong