Site icon Hội chiếu sáng Việt Nam

Khái niệm ‘trung tâm thành phố’ đang được mở rộng?

Theo một số chuyên gia, sự xuất hiện của các dự án đại đô thị lớn tích hợp nhiều tiện ích hiện đại ở ngoại thành đã làm thay đổi khái niệm về “trung tâm tâm thành phố”.

Hạ tầng hoàn thiện cùng sự xuất hiện của những đại đô thị đang khiến khái niệm trung tâm thành phố ngày càng mở rộng. Dòng chảy di cư tới các “trung tâm mới” đang ngày một rõ nét khi điều nhiều người quan tâm hiện tại là nơi có không gian sống trong lành, tiện ích đầy đủ và cộng đồng văn minh.

Khái niệm mới về “vị trí”

12 năm trước, khi theo chồng về sinh sống tại khu vực Đại Mỗ (Hà Nội), chị Phan Bích Hường chỉ mong đến cuối tuần để về thăm bố mẹ đẻ trên phố Tây Sơn. Hàng chục năm sống giữa chốn sầm uất, chị quen với cảm giác “vài bước chân ra phố, muốn đi đâu, làm gì cũng tiện”. Vùng đất phía tây thủ đô cách nhà hơn 10 km, thời điểm ấy với chị khó trở nên quen thuộc bởi xa trung tâm, đi lại khó khăn và thiếu nhiều dịch vụ.

“Khi ấy, điều duy nhất mong muốn của tôi là cố buôn bán tích cóp tiền để có thể dời nhà về trung tâm”, chị Hường chia sẻ.

Đó cũng là tâm lý chung của rất nhiều người Hà Nội trước đây. KTS Hà Thục Linh, chuyên gia tại tập đoàn tư vấn kiến trúc của Pháp ở Việt Nam nhận định, khái niệm trung tâm thành phố trong nhiều năm được hiểu là 4 quận lõi: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình.

“Người Hà Nội trong nhiều năm đều đặt mục tiêu tiến sát khu vực này bất chấp môi trường sinh sống tại những nơi đây ngày càng chật hẹp, tất cả để đổi lại sự tiện lợi”, KTS Hà Thục Linh cho hay.

Theo bà Linh, định nghĩa này đã lỗi thời bởi yếu tố quan trọng nhất đã chuyển dịch. Đó là sự lột xác về cơ sở hạ tầng. Một loạt công trình tầm cỡ xuất hiện trong khoảng hơn chục năm qua đã xóa đi nhiều khoảng cách như đại lộ Thăng Long, cầu Vĩnh Tuy, Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, vành đai 3 trên cao, đường vành đai 2 Nhật Tân – Cầu Giấy, Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng…

“Vị trí bây giờ đã thay đổi ý nghĩa, bởi dù ở đâu, người dân cũng có thể di chuyển dễ dàng về trung tâm. Thậm chí, vị trí các cửa ngõ còn có lợi thế hơn cho việc di chuyển về các tỉnh khác”, nữ KTS nói.

Đơn cử như trường hợp của chị Hường, để đi từ quận Nam Từ Liêm về nhà bố mẹ, chị có thể chạy dọc đại lộ Thăng Long ra đường Trần Duy Hưng và các tuyến phố một cách nhanh chóng.

Cơ sở hạ tầng phát triển đã thay đổi ưu tiên chọn nhà của người dân, hướng tới những dự án đầy đủ tiện ích.

Exit mobile version