Trong 2 ngày 14 và 15/2024, mưa lớn kéo dài lên đến 103mm kết hợp lũ thượng nguồn đổ và trùng với kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch làm mực nước trên các sông, rạch tại TP Cần Thơ lên cao. Dẫn đến nhiều tuyến đường giao thông nội ô các quận trung tâm TP Cần Thơ bị ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân và các hoạt động mua bán, kinh doanh trên các tuyến phố.
Theo đài Khí tượng –Thủy văn Cần Thơ, mực nước đỉnh triều cao nhất sáng 15-10 trên sông Hậu tại Trạm Thuỷ văn Cần Thơ là 1,97m, vượt mức báo động II là 0,07m (cao hơn 0,7m so với sáng 14-10, thấp hơn 0,06m so với cùng thời kỳ năm 2023). Chiều 14-10, cơn mưa kéo dài từ khoảng hơn 16 giờ kéo dài 2 giờ giờ kết hợp với triều cường trên sông, rạch đã khiến nhiều tuyến đường ở khu trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ bị ngập sâu, có nơi ngập hơn nửa bánh xe. Làm nhiều phương tiện ô tô và mô tô chết máy.
Tình trạng trên, dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng như đường Trần Việt Châu, đường Cách mạng Tháng 8, đường 30 tháng 4, đường Võ Văn Kiệt, đường Trần Văn Hoài, đường Nguyễn Văn Cừ (quận Ninh Kiều), Nguyễn Văn Linh, Phạm Sơn Khai ( Khu dân cư Đại học Cần Thơ) đoạn qua cầu Quang Trung (quận Cái Răng) và các điểm giao lộ… Tình trạng này kéo dài nhiều giờ đồng hồ, khiến nhiều phương tiện chết máy phải dẫn bộ. Lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ, hướng dẫn giao thông tại các truyến đường ngập sâu, các điểm giao lộ…
Đến trưa 15/10, một số khu vực dân cư trũng thấp, đường phố còn 02m-0,3m. Đến 15 giờ cùng ngày 15/10, một cơn mưa tuy không lớn như chiều 14/10 nhưng kéo dài hơm 1 giờ, làm trầm trọng thêm cảnh ngập lụt ở các khu dân cư thấp trũng tại Cần Thơ.
Để thích nghi với biến đổi khi hậu, cũng như tăng cường sự chống chịu của đô thị trước tác động mua và triều cường. Thành phố Cần Thơ đã triển khai Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị được UBND Cần Thơ, Chính phủ phê duyệt năm 2016, mục tiêu kiểm soát ngập cho gần 2.700 ha vủng lõi gồm trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, bảo vệ hơn 420.000 dân.
Dự án có 3 hợp phần: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường, gồm xây 9 km kè sông Cần Thơ, sông Cái Sơn, Rạch Mương Khai, hệ thống âu thuyền, cống ngăn triều, hồ điều hòa, trạm bơm…; Phát triển hành lang đô thị kết nối giao thông, gồm công trình cầu Quang Trung và cầu – đường Trần Hoàng Na (nối quận Cái Răng – Ninh Kiều), đường ngang kết nối các trục dọc chính của TP Cần Thơ qua quận Bình Thủy; Tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm các hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tích hợp, đồng bộ…
Tổng mức đầu tư của dự án 7.843 tỷ đồng (hơn 340 triệu USD). Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới 250 triệu USD, vốn không hoàn lại từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế Thụy Sĩ 10 triệu USD và còn lại là vốn đối ứng hơn 84 triệu USD (tương đương 1.917 tỷ đồng).
Cơ bản các công trình thuộc dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, ngoại trừ các gói thầu CT3-PW-1.18 và CT3-PW-1.19, trong đó gói thầu CT3-PW-1.18 có chi phí thi công xây dựng: 190.976.322.569 đồng, chi phí GPMB (theo FS): 26.643.064.833 đồng sẽ ngày khởi công: 30/5/2023; sẽ hoàn thành vào 30/6/2024. Gói thầu CT3-PW-1.19, chi phí thi công xây dựng 281.620.352.437 đồng, chi phí GPMB (theo FS): 103.669.604.063 đồng, ấn định khởi công ngày 30/5/2023, hoàn thành vào 30/6/2024. Tuy nhiên, đến nay còn dang dở và đang được xin điều chỉnh thực hiện từ vốn ngân sách, thay cho vốn vay ODA của Ngâng hàng Thế giới (WB).
Tại buổi họp báo định kỳ Quí III-2024 do UBND thành phố Cần Thơ tổ chức vào sáng 15/10, phóng viên Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống đặt vấn đế, Cần Thơ đã chủ động quan tâm đến giải pháp chống ngập thông qua chương trình dự án vốn ODA, nhưng mưa lớn nhiều tuyến đường phố ở các quận trung tâm, đặc biệt là quận Ninh Kiều vẫn ngập sâu. Trong khi để chống ngập, đã thực hiện đồng bộ việc nâng cấp mặt đường, cải tạo thay mới hệ thống thoát nước đô thị, xây dựng Âu thuyền điều tiết triều cường và thiết lập trạm bơm khi nước sông dâng cao, đường phố ùn ứ nước mưa. Nhưng thực tế vẫn ngập nặng vào chiều 14-10.
Ông Bùi Thái Thượng, Giám đốc Ban quản lý ODA Cần Thơ cho biết, ngập sâu tại các tuyến phố ở trung tâm Cần Thơ, do mưa lớn kéo dài. Các âu thuyền vận hành đồng bộ, đồng thời kích hoạt cả 2 trạm bơm tự động nhưng không giải quyết được sự cố ngập như báo chí nêu. Thực trạng này không do hiệu quả chống ngập của dự án kém hiệu quả, bởi 35 tuyến đường thuộc quận Ninh Kiều được nâng cấp mặt đường và hệ thống thoát nước thoát, nước vẫn rút nhanh, không bị ngập sâu kéo dài. Tình trạng ngập, thường chỉ kéo dài sau mưa 15-30 phút. Còn 02 trạm bơm tự động, 15m3/giây, kích hoạt được 15 phút phải ngừng do không có nước về trạm. Theo nguyên lý, mực nước sông cao độ 1,5m. Hệ thống van điều tiết mới đóng, khi đó nước mặt đường và ở hệ thống cống thóat nước đô thị mới đổ dồn về trạm bơm, vào chiều 14/10, thời điểm mưa lớn, các cống vẫn mở, nên trạm bơm không có tác dụng (do không có nước để bơm).
Riêng việc dở dang các gói thầu CT3-PW-1.18 và CT3-PW-1.19, Ban ODA đang xin điều chỉnh nguồn vốn, trong đó đề xuất vốn bố trí đối ứng chưa sử dụng sử dụng nhanh cho việc chi trả hỗ trợ bồi thường, để khi có quyết định tiếp tục thực hiện sẽ thực hiện ngay, sớm hoàn thành các gói thầu CT3-PW-1.18 và CT3-PW-1.19, ông Thượng thông tin.
Bổ sung cho nguyên nhân ngập nặng do mưa ở thành phố Cần Thơ, ông Mai như Toàn- Giám đốc Sở Xây dựng Cần Thơ cho biết: Theo qui hoạch và thực hiện hệ thống thoát nước tại Cần Thơ trước đây đã có tính đến dự phòng với lượng mưa 90mm, nhưng mưa kéo dài vào chiều 14/10 lên đến 113mm dẫn đến khu vực vừa được cải tạo nâng cấp từ vốn vay ODA thì ổn, còn lại khu vực chưa được cải tạo thoát không kịp. Giải bài toán này, cần phải nâng cấp đồng bộ để đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ vùng lõi đô thị Cần Thơ vừa được đầu tư từ vốn ODA.
Âu thuyền Cái Khế tại đầu rạch Khai Luông, thuộc quận Ninh Kiều, gồm 3 van chính (mỗi van nặng 35 tấn, chiều ngang 20 m, cao 6 m) và một van 5 m (nặng 5 tấn),thuộc dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị vừa hoàn thành sau hai năm xây dựng.Với kinh phí 436 tỷ đồng, công trình được thiết kế như hệ thống khóa và xả điều tiết lượng nước vào mùa mưa. Khi cần chống ngập cho trung tâm thành phố, ba khoang cống sẽ đóng lại, ngăn nước từ sông Cần Thơ tràn vào.
Theo Ban quản lý dự án ODA TP Cần Thơ (chủ đầu tư) cho biết trước đây, các tuyến đường trung tâm TP Cần Thơ như: Lý Tự Trọng, Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo, 3 Tháng 2, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Cường, Đề Thám, khu vực hồ Xáng Thổi, hồ Búng Xáng… thường ngập gần 0,5 m mỗi khi triều cường đạt đỉnh, ảnh hưởng hàng nghìn hộ dân. Âu thuyền vận hành giúp trung tâm Cần Thơ thoát ngập dù triều cường đạt đỉnh 15-16 cm. Theo dự báo của đài Khí tượng –Thủy văn Cần Thơ , triều cường trên các sông, rạch TP Cần Thơ tiếp tục lên cao và vượt mức báo động III (2m) bắt đầu từ ngày 16-10 và tiếp tục duy trì ở mức trên báo động III đến hết ngày 22-10. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hằng ngày vào lúc sáng sớm 5-8 giờ và chiều tối lúc 17-20 giờ. Cần chú ý thời tiết xấu do ảnh hưởng của không khí lạnh gió mùa Đông Bắc tràn về, nên trong những ngày triều cường kết hợp với mưa lớn sẽ gây ngập úng trên diện rộng tại những khu vực trũng thấp, vùng nội ô ven sông của thành phố. |
Trường Ca – Theo cantho.gov.vn