Site icon Hội chiếu sáng Việt Nam

Công nhân khốn khổ, quỹ an sinh “kết dư lớn”

 

 

Cho dù là sự so sánh chưa thoả đáng, nhưng thử nhìn ra các nước trong khu vực, cũng trải qua đại dịch như Việt Nam.

Tôi đã hỏi hai người bạn tôi là GS. Mela ở Malaysia và GS. Nawar ở  Jakarta (Indonesia) xem ở các thành phố lớn của Đông Nam Á có như vậy không? Câu trả lời là có người di chuyển ra khỏi thành phố về các vùng nông thôn, các đảo nhỏ để tránh dịch chứ không có cảnh làn sóng người lao động ào ạt di chuyển trên xa lộ như ở Việt Nam, bởi vì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của họ khá tốt, lương của họ đủ tích luỹ dự phòng cho những rủi ro (lương trung bình của công nhân tại Jakarta là 13.800.000 Rupiah tương đương với 23 triệu đồng Việt Nam, còn ở Kualalumpur là 3.200 ringgit tương đương với 18 triệu VND).

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong khi đó công nhân của ta thu nhập chỉ khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, nếu làm tăng ca tối đa đạt mức cao nhất ở TP. HCM là 8-9 triệu đồng (số này không có nhiều). Số tiền này đủ chi tằn tiện cho thuê nhà, tiền ăn, xăng xe, điện thoại, nếu gia đình nào có con nhỏ phải thuê người trông, hay sức khoẻ có vấn đề thì coi như vay nợ quanh năm. Việc đảm bảo cho họ có nhà ở, tiếp cận dịch vụ công, và lương xứng đáng sẽ đảm bảo họ có thể tích luỹ được 15-20% từ thu nhập hàng tháng.

Để có thể tích luỹ cho người lao động thì các thành phố lớn nơi tiếp nhận nhiều lao động như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phải thực hiện cho được bốn chính sách lớn:

Thứ nhất, là nhà ở. Hơn 90% công nhân vẫn phải thuê nhà trọ với chất lượng sống rất thấp. Ở TP.HCM số doanh nghiệp có nhà lưu trú cho công nhân rất ít, nếu công nhân được ở nhà lưu trú của doanh nghiệp như ở Bắc Ninh, Bắc Giang thì họ không phải mất tiền thuê nhà chiếm gần 25% thu nhập hàng tháng.

Thứ hai, là đảm bảo họ được tiếp cận các dịch vụ xã hội khác như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội ngang bằng với những người dân có hộ khẩu thường trú, hiện nay con em của công nhân không được gửi trong nhà trẻ công lập mà gửi trong nhóm trẻ gia đình, các cháu không được học trường công mà học trường dân lập, tư thục cho nên chí phí cao hơn

Thứ ba là phải cải tiến chế độ tiền lương thu nhập.

Đại dịch cho thấy một điều hệ thống an sinh xã hội của chúng ta hoạt động kém, không hiệu quả và có cơ chế hoạt động rất phức tạp. Đúng là chính quyền các cấp không có nhiều tiền, nhưng rõ ràng nếu huy động các nguồn lực mà nhà nước quản lý đúng thời điểm, đúng mức thì người lao động nhập cư sẽ nhận được nhiều hơn.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa

Thứ tư, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững hơn. Có thể ví các loại quỹ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quỹ nhân thọ, quỹ vì người nghèo như một tấm đệm hơi để người nhảy ra khỏi nhà cao tầng khi bị cháy không bị chết hay bị thương khi nhảy ra khỏi đám cháy. Các nước hàng xóm chúng ta như Malaysia, Thái lan đếu có khoản này đảm bảo để họ sống được với mức sống cơ bản là 10-12 USD/ người/ ngày. Người thất nghiệp nhận khoản tiền này không phải là ban ơn, không phải làm đơn qua xét duyệt mà nó nằm trong luật định, chính phủ cứ thế mà làm.

Đại dịch cho thấy một điều hệ thống an sinh xã hội của chúng ta hoạt động kém, không hiệu quả và có cơ chế hoạt động rất phức tạp. Đúng là chính quyền các cấp không có nhiều tiền, nhưng rõ ràng nếu huy động các nguồn lực mà nhà nước quản lý đúng thời điểm, đúng mức thì người lao động nhập cư sẽ nhận được nhiều hơn.

Hình ảnh người dân xếp hàng nhận gạo tại cây “ATM gạo” đầu tiên trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú. “Ông chủ ATM gạo” là doanh nhân Hoàng Tuấn Anh. Sau mô hình “ATM gạo”, “ATM khẩu trang”  trong đợt dịch lần thứ 4 này, Hoàng Tuấn Anh tiếp tục phát động mô hình “ATM Oxy” nhằm kịp thời hỗ trợ cho những bệnh nhân COVID-19 cách ly tại nhà trở nặng, phải cần đến máy thở. Ảnh: Trung Dũng

Ủy ban Xã hội – Quốc hội đánh giá các quỹ đều “có kết dư lớn”. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 kết dư hơn 89.100 tỷ đồng. Đến năm 2019 quỹ kết dư của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam còn 29.000 tỷ đồng. Quỹ Bảo hiểm Y tế kết dư 33.000 tỷ đồng. Quỹ Bảo hiểm xã hội kết dư gần 1 triệu tỷ đồng. Những đồng tiền này không phải là các tổ chức nắm quỹ làm ra mà do chính người lao động đóng góp hàng năm, vậy trong đợt dịch vừa qua những quỹ này đã chi trả ngược lại cho người đóng góp là bao nhiêu?

Đến đầu tháng 10.2021, được sự đồng ý của Quốc hội, Chính phủ trích ra 30.000 tỷ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Thật ra số tiền này không nhiều, chỉ như muối bỏ biển, và vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người không nhận được. Sau đại dịch, Nhà nước và chính phủ cần xem xét lại để có được một hệ thông an sinh xã hội bền vững, làm thế nào để cho 100% người lao động tự nguyên mua sự an sinh cho mình và người thân một cách lâu dài, làm thế nào để họ nhận thấy lợi ích và đặt  niềm tin vào quỹ, không rút non, ngược lại quĩ cũng đặt lợi ích của người lao động lên trên hết với tinh thần phụng sự chứ không phản ban phát.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa

Theo (Người đô thị)

Exit mobile version